Thực trạng kiểm soát rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Bắc Á (Trang 45)

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN Việt Nam, đến nay mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm 4-5%/năm so với thời điểm cuối năm 2012. Bên cạnh ưu đãi về lãi suất, các TCTD còn triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp có cơ hội để ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc phòng ngừa rủi ro, kiểm soát nợ xấu để đảm bảo hoạt động bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi TCTD.

Bên cạnh đó các TCTD còn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng tín dụng chất lượng cao, hạn chế nợ xấu phát sinh. Biểu hiện rõ nhất là tăng trưởng tín dụng của các TCTD của cả nước đến tháng 6 đã đạt 4,5%. Tổng tài sản của các TCTD đạt 172.260 tỷ đồng, đặc biệt nguồn vốn huy động tăng 6,99%, vốn điều lệ cũng tăng trên 2,6% do các NHTMCP đã tìm được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và một số TCTD tìm kiếm nguồn lực tài chính trong nước.

Sự tăng trưởng của các chỉ số căn bản trong hoạt động kinh doanh trên đã hạn chế được nợ xấu phát sinh. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có điều kiện tập trung nâng chất lượng cho các khoản vay, trong đó, việc tập trung cho vay nhóm lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo định hướng của chính sách tiền tệ đã đặt ra và giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Cụ thể, tăng trưởng của riêng Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay, quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 7,6%, quý II tăng 8,1, quý III tăng 10,3%.

Từ việc các ngân hàng tập trung vào hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh cũng tạo thêm thanh khoản cho các TCTD, khi đó các ngân hàng có điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài việc sử dụng vốn huy động tập trung cho vay DN, nhiều ngân hàng đã quan tâm hơn đến đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và các loại giấy tờ có giá khác để dự trữ thanh khoản. Không chỉ ổn định thanh khoản mà các TCTD còn hướng dòng tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế cho vay lĩnh vực rủi ro cao.

38

Tính đến 18/9/2013, huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng tăng 11,74% so với cuối năm 2012, gần gấp đôi mức tăng dư nợ.

Trong nhiều năm trước, vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10, các ngân hàng bắt đầu đôn đáo, tìm mọi biện pháp chạy đua huy động vốn để đảm bảo thanh khoản.

Nguyên do đây là giai đoạn nước rút để chạy doanh thu, lợi nhuận so với kế hoạch đã đề ra trong năm, vì vậy, lượng tiền của các doanh nghiệp thường được rút ra khỏi ngân hàng, đầu tư vào nền kinh tế nhằm hiện thực hóa lợi nhuận. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2011, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng, nguy cơ đổ vỡ ngân hàng hiện hữu.

Nhưng, những tháng cuối năm 2012, tình hình thanh khoản đã có nhiều thay đổi sau khi 5 TCTD được tái cơ cấu trọn vẹn, diễn ra êm thấm. Kết quả là tiền gửi hệ thống ngân hàng vẫn tăng khoảng 16%, thanh khoản ngân hàng dồi dào, giải quyết được vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của hệ thống ngân hàng.

Trong năm 2012, sự căng thẳng về thanh khoản chỉ mang tính nhất thời, cục bộ chứ không còn diễn ra trên diện rộng như thời kỳ trước đó. Bên cạnh đó, những TCTD không còn dám “liều” cho vay với các điều kiện được hạ thấp để nhận về rủi ro tín dụng và mất cân đối giữa huy động và cho vay.

Tình hình thanh khoản được cải thiện tiếp tục kéo dài đến hết quý III/2013. Theo khảo sát của ĐTCK, tại thời điểm hiện nay, bước vào đầu quý VI/2013, các TCTD khá “trầm lặng” trong việc tung ra các chương trình khuyến mại tặng quà, thậm chí vượt trần lãi suất khi khách hàng gửi tiết kiệm. Chỉ có một vài ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tiện ích hơn dành cho khách hàng như TienPhong Bank, Maritime Bank… cũng chỉ cộng thêm lãi suất 0,1%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm online so với việc giao dịch trực tiếp tại quầy.

“Có nhiều ngân hàng thỏa thuận cộng thêm lãi suất cho khách với những món tiền lớn để giữ chân khách hàng cũ, nhưng đa số ngân hàng đều thuyết phục khách gửi kỳ hạn dài. Hơn thế, huy động nhiều mà cho vay không nổi nên ngân hàng cũng không quá ‘vồ vập’ trong việc huy động vốn so với trước đây.

39

Theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến 18/9/2013, mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng huy động vốn tăng 11,74%, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 11,63%, bằng ngoại tệ tăng 12,43%. Trong khi đó, tốc độ tăng dư nợ tín dụng khoảng 6% so với tháng 12/2012. Nếu như cuối năm 2012, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND trên thị trường 1 (dân cư và tổ chức) ở mức 93,7% thì đến ngày 18/9/2013 ở mức 92,21%. Thanh khoản của nhóm ngân hàng nước ngoài tương đối cân bằng, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND trên thị trường 1 ở mức 89%, nhưng vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ trên 100%.

Con số huy động gấp đôi cho vay cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện hơn rất nhiều. Doanh nghiệp không sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, không vay vốn thì ngân hàng đâu phải băn khoăn về thanh khoản.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Bắc Á (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)