0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số nghiên cứu sử dụng Thang đo SERVPERF tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 28 -28 )

Nguyễn Việt & Nguyễn Khánh Duy (2005) thuộc Tiểu ban dự án giáo dục-Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM vào tháng 6 năm 2004 đã tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên năm cuối với cỡ mẫu 1.086 phiếu điều tra cho tất cả các chuyên ngành. Bảng câu hỏi có 64 biến quan sát liên quan đến sự hài lòng thuộc năm thành phần đo lường chất lượng dịch vụ. Qua phân tích nhân tố, 64 biến quan sát được nhóm lại thành 11 thành phần có độ tin cậy chấp nhận được (Cronbach’s alpha> 0.6). Biến phụ thuộc là sự hài lòng được nhóm từ 4 khía cạnh cụ thể: (i) Chất lượng chung về đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh; (ii) Sự tự tin của sinh viên trong tìm kiếm việc làm với kiến thức chuyên môn đã được đào tạo từ Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh; (iii) Chất lượng đời sống văn hóa xã hội của sinh viên; (iv) Sự hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị nói chung. Kết quả phân tích hồi quy có R²=0,585; các biến X1, X2, X3, X4, X8, X9, X10 có quan hệ dương có ý nghĩa với sự hài lòng của sinh viên. Có khác biệt về hài lòng giữa sinh viên các khoa .

Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn (2005) nghiên cứu chất lượng dịch vụ lắp đặt đồng hồ nước tại Tp.Hồ Chí Minh áp dụng Thang đo SERVPERF gồm các thành phần là: Tin cậy (REL), Đáp ứng (RES), Năng lực phục vụ (ASS), Cảm thông (EMP), Phương tiện hữu hình (TAN) và đưa

thêm vào thành phần Giá cả (PRI). Kích thước mẫu nghiên cứu là 150. Qua trình phân tích nhân tố, Thang đo SERVPERF được sắp xếp lại thành ba thành phần: Năng lực phục vụ (RES), Phương tiện hữu hình (TAN), Tái lập mặt đường (ASS). Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội có R² điều chỉnh là 0,65; cả 4 biến độc lập: RES, TAN, ASS, PRI (giá) đều có quan hệ dương với sự hài lòng.

Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng mô hình SERVPERF nghiên cứu chất lượng đào tạo của Đại học An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần nguyên thủy của thang đo SERVPERF đã được sắp xếp lại thành 5 thành phần : Giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất (phương tiện hữu hình), tin cậy, cảm thông. Kết quả phân tích hồi quy có R²=0,532; cả 5 thành phần này đều quan hệ dương với sự hài lòng của sinh viên. Có khác biệt về hài lòng giữa sinh viên khác khoa và sinh viên các năm học.

Đoàn Ngọc Phả (2008) nghiên cứu chất lượng của Chương trình tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở An Giang sử dụng mô hình SERVPERF. Kết quả phân tích được 03 nhân tố mới là: Sự đáp ứng, Sự đảm bảo, và Sự tận tình. Phân tích hồi quy cho kết quả R²=0,26; cả 03 nhân tố đều có quan hệ dương với sự hài lòng của học viên.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 28 -28 )

×