Để xác định tầm quan trọng của các biến khi chúng được sử dụng cùng với những biến khác trong mô hình ta dùng hệ số tương quan từng phần và tương quan riêng (Part and partial correlations)9.
Hệ số tương quan từng phần (Part corelation coefficient) chính là tương quan giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập Xk khi ảnh hưởng tuyến tính của các biến độc lập khác đối với biến độc lập Xk bị loại (các biến độc lập không có tương quan với nhau).
Hệ số tương quan riêng phần (Partial corelation coefficient) là tương quan giữa biến độc lập Xk và biến phụ thuộc Y khi ảnh hưởng tuyến tính của các biến độc lập khác đối với cả biến phụ thuộc Y và biến độc lập Xk bị loại bỏ.
9
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - tập 1, NXB Hồng Đức
Kết quả tương quan riêng phần của các biến trong mô hình như sau (xem thêm bảng 3 phụ lục 5)
Bảng 4.11: Hệ số tương quan riêng phần và từng phần của các biến trong mô hình
Biến độc lập Hệ số tương quan Riêng phần Từng phần Giá trị chức năng của cơ sở vật chất (FVE) .641 .338 Giá trị chức năng của tính chuyên nghiệp của
nhân viên (FVP) .627 .326
Giá trị chức năng của chất lượng dịch vụ (FVS) .696 .393 Giá trị chức năng của giá dịch vụ (FVPr) .753 .463
Giá trị cảm xúc (EM) .613 .314
Giá trị xã hội (SM) .691 .386
Dựa vào kết quả trên ta thấy các biến trong mô hình có vai trò quan trọng tương đối đồng đều, không quá cách biệt. Biến giá trị chức năng của giá dịch vụ (FVPr) có vai trò quan trọng nhất trong mô hình (0.753). Tiếp theo là biến giá trị chức năng của chất lượng dịch vụ (FVS) và giá trị xã hội (SM) có vai trò quan trọng gần như nhau (0.696 và 0.691). Biến giá trị chức năng của cơ sở vật chất (FVE) được xếp thứ 4 (0.641). Thứ 5 là biến giá trị chức năng của tính chuyên nghiệp của nhân viên (FVP) (0.627). Và cuối cùng, biến giá trị cảm xúc (EM) có vai trò ít quan trọng nhất (0.613) trong mô hình.