Các yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 44)

Để có được biện pháp phòng chống giun truyền qua đất hiệu quả chúng tôi đã tiến hành điều tra và xác định các yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất tại cộng đồng dân cư. Các yếu tố được chúng tôi tập trung khảo sát đó là việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, tình trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh, mức độ sử dụng thuốc tẩy giun, thu nhập và nghề nghiệp liên quan đến nhiễm giun. Chúng tôi sử dụng tỷ suất chênh (OR) để đánh giá mức độ nguy cơ của

các yếu tố. Mức độ nguy cơ của yếu tố tỷ lệ thuận với giá trị của tỷ suất chênh. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 11.

Bảng 11. Kết quả khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm GTQĐ tại khu vực nghiên cứu

Loại hố xí Nhiễm giun Tổng OR P

Có Không

Mối liên quan giữa việc ăn rau sống với nhiễm giun

Có ăn rau sống 125 125 250

2,62 0,002

Không ăn 31 79 110

Tình trạng sử dụng hố xí và nhiễm giun tại hai tỉnh

Hố xí không hợp vệ sinh

239 108 347

19,2 0,001

Hợp vệ sinh 17 148 165

Mối liên quan giữa được tẩy giun với nhiễm giun

Không tẩy giun 178 94 272

3,93 0,005

Có tẩy giun 78 162 140

Mối liên quan điều kiện thu nhập với nhiễm giun

Thu nhập thấp 185 144 329

2,42 0,01

Thu nhập TB và cao 52 98 150

Mối liên quan nghề nghiệp với nhiễm giun

Nông dân 208 144 352

1,97 0,01

Trước hết là kết quả khảo sát mối liên hệ giữa việc ăn rau sống với mức độ nhiễm giun. Chúng tôi thấy trong số 360 người được phỏng vấn có 250 người ăn rau sống, và 110 người không ăn rau sống. Trong số những người ăn rau sống có 125 người bị nhiễm giun và 125 người khác không bị nhiễm giun. Trong số những người không ăn rau sống có 31 người bị nhiễn giun và 79 người không bị nhiễm giun. Tỷ suất chênh (OR) thu được qua tính toán là:

OR = ad / bc = 125x79/125x31 = 2,62

Với giá trị của tỷ suất chênh cho thấy người ăn rau sống có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,62 lần người không sử dụng rau sống.

Một cách tính toán tương tự chúng tôi thấy người sử dụng hố xí không hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 19,2 lần người sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Những người không sử dụng thuốc tẩy giun có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 3,93 lần người có tẩy giun định kỳ. Ngoài ra trong kết quả khảo sát chúng tôi còn thấy người có thu nhập thấp có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,4 lần người có thu nhập cao và những người làm nghề nông có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 1,97 lần so với người làm các nghề khác (Bảng 11).

Kết quả điều tra KAP một phần nào cho thấy được nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất cao ở khu vực nghiên cứu cũng như những nguyên nhân là những nguy cơ đưa đến sự nhiễm giun cao trong cộng đồng dân cư trong khu vực nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phòng chống giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên một số kết luận được rút ra như sau:

1. Thành phần loài giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu gồm 3 loài giun: Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichiuris trichiura),

Giun móc (Ancylostoma duodenale) chúng thuộc về ba giống, ba họ, và ba bộ khác nhau.

2. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất chung trong khu vực nghiên cứu là 48,9 %. Tỷ lê nhiễm giun móc là cao nhất (30,2%), tiếp đến là tỷ lệ nhiễm giun tóc (26,5%) tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ bằng một nửa so với giun móc (13,5%). Đa phần người dân bị nhiễm 1 loại giun (31,8%), tuy vậy cũng có tỷ lệ không ít tỷ lệ nhiễm 2 loại giun (13,1%). Ngoài ra cũng cho thấy tỷ lê nhiễm giun móc ở cộng đồng là cao nhất (30,2%).

3. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở Nàn Sán (Lào Cai) (56,7%) cao hơn Nga Giáp (Thanh Hóa) (44,8%). Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất khác biệt theo nhóm tuổi nhưng không khác biệt theo giới tính ở cộng đồng người trưởng thành trong khu vực nghiên cứu.

4. Phần lớn các trường hợp nhiễm giun có cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ, ở mức nhiễm này, giun đũa có 58,6%, giun tóc 83,6%, và giun móc 86,5%. Nhiễm ở mức trung bình với giun đũa có 35,7%, giun tóc có 16,4 %, và giun móc 8,3%. Nhiễm ở mức độ nặng với giun đũa là 5,7%, giun móc là 5,1 %.

5. Kết quả khảo sát nguy cơ nhiễm giun trong cộng đồng ở khu vực nghiên cứu: Người ăn rau sống có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,62 lần người không sử dụng ra sống. Sử dụng hố xí không hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 19,2 lần người sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Những người không sử dụng thuốc tẩy giun có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 3,93 lần người có tẩy

giun định kỳ. Những người có thu nhập thấp có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,4 lần người có thu nhập cao và những người là làm nghề nông có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 1,97 lần so với người làm các nghề khác.

Đề nghị

- Triển khai nghiên cứu sâu hơn về nhóm giun móc, nhóm có tỷ lệ cao nhất trong số các giun truyền qua đất và nguy hiểm nhất liên quan đến thiếu máu thiếu sắt trong cơ thể người bị nhiễm.

- Cần tiếp tục nghiên cứu để có được các giải pháp đề xuất phù hợp cho việc phòng chống giun truyền qua đất trong cộng đồng với những đặc tính thành phần dân tộc, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Thái Trần Bái (2009), Động vật học không xương sống. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2. Đỗ Trung Dũng và cs (2010), “Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số điểm của Lào, Campuchia và Việt Nam”, Công trình khoa học báo cáo tại hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 38, tập II, năm 2011,tr 64-75

3. Nhữ Thị Hoa và cs (2008), “Hiệu quả điều trị giun móc của Albendazole 400mg đơn liều tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 7/2006-9/2006”, Tạp chí y học Thành phố Hồ chí Minh, 12(2),tr.92- 97

4. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương tình (2014) “Tình hình nhiễm các bệnh giun đường ruột ở trẻ từ 12-60 tháng tuổi tại tỉnh miền núi Lai Châu”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6/2014, tr 47-54.

5. Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Thanh Dương và cs (2014),"Tình hình nhiễm giun sán đường ruột tại 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình và Bắc Giang năm 2013'', Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, chuyên đề hội nghị Khoa học-Đào tạo chuyên ngành Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 41, tr 11-20

6. Cao Bá Lợi và Cs (2009), “Liên quan giữa tình trạng nhiễm giun móc-giun mỏ và thiếu máu do thiếu Ferritin ở nữ công nhân các nông trường chè tỉnh Phú Thọ 2007-2009, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, số 4/2009, tr.38-46

7. Hoàng Thị Kim và CS (2005), “Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh GTQĐ ở Việt Nam”, Hội thảo quốc gia phòng chống các bệnh giun năm 1998 -2000 và đến năm 2005.

8. Tạ Thị Tĩnh, Vũ Hồng Hạnh (2004), “Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu của HSTH với các bệnh giun ở một xã miền núi tỉnh Thanh Hoá”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Sốt rét Ký sinh trùng-CTTƯ, tập II/2004, tr. 126 -132.

9. Nguyễn Đức Thủy, Dẫn liệu về thực trạng nhiễm giun truyền qua đất trên học sinh tiểu học tại huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên, 2012, Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học tại chức năm 2012

10. Hán Đình Trọng, Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2009) “Đánh giá thực trạng nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại Mường Khương, Lào Cai”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, số 4/2009, tr.47-50

11. Trần Thị Huệ Vân và Cs (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ) và yếu tố liên quan của người dân trong độ tuổi 15-65 tại xã Bến Củi, huyện dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh, năm 2012”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, số 2/2015, tr.3-10

12. Lê Đức Vinh và Cs (2007), “ Điều tra tình hình nhiễm giun móc và giun lươn bằng phương pháp cấy phân cải tiến tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 7/2006-12/2006”, Tạp chí y học Thành phố Hồ chí Minh, 11(2),tr.39-47

13. Bộ môn Ký sinh trùng- Đại học Y Hà Nội (2007), Ký sinh trùng y học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 16-21.

14. Hội nghị công tác phòng chống sốt rét và giun sán năm 2011, triển khai kế hoạch năm 2012 - Viện Sốt rét KST-CTTƯ tháng 2/2012.

15. WHO (1998), Hình thể và kỹ thuật xét nghiệm giúp chẩn đoán ký sinh trùng đường ruột’ bản dịch- Nxb Y học Hà Nộị.

16.WHO (2000), Hướng dẫn công tác phòng chống bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun, bản dịch- Nxb Y học Hà Nộị.

17. Tài liệu tập huấn phòng chống các bệnh giun truyền qua đất trong học đường, năm 2013.

Tài liệu tiếng Anh

18. Boonjaraspinyo S. Et al. (2013), “ Across-sectional study on intestinal parasitic infections rural communities, northeast Thai Land”, Korean J. Parasitol., 51(6), pp 727-734.

19. Jereon H, J. Ensink.,Tariq Mahmood and Anders Dalsgaard (2007),“ Wastewater-irrigated vegetable: market handling versus irrigation water quality”, Tropical Medicine and internatinal health, Vol12,(2).pp.2-7

20. Romano N., Lim Y. A. L., Chong K. L., Sek C. C., Jaffar S. (2012), “Association between anaemia, iron deficiency anaemia, neglected parasitic infections and socioeconomic factors in rural children of West Malaysia”.

21. Tinsley. R. C. & L. H. Chappell (2000),“Parasite adaptation to Environmental constraints”, Environmental health.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w