Phương pháp điều tra KAP

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 29)

Phương pháp điều tra KAP để đánh giá nhận thức thái độ và hành vi (Knowlege-Attiude-Practice) về bệnh giun sán trong cộng đồng dân cư khu vực điều tra. Tiến hành qua phỏng vấn người dân trên 15 tuổi một cách ngẫu nhiên trong hộ gia đình dựa theo bộ câu hỏi đã thiết kế sẫn trong phiếu điều tra (Phụ lục 1).

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.4.1. Các chỉ số dùng trong phân tích số liệu

+ Xác định tỷ lệ nhiễm giun:

Tỷ lệ nhiễm giun chung =

Tỷ lệ nhiễm giun đũa (%) = (hoặc tóc hoặc móc)

Tỷ lệ đơn nhiễm (%) =

Tỷ lệ nhiễm 2 loại giun (%) =

Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun (%) =

+ Xác định cường độ nhiễm giun:

Cường độ nhiễm giun (EPG) = số trứng giun/ 1g phân Cường độ nhiễm giun trung bình:

∑ (EPG) Số trứng TB/g phân = Tổng số người được XN T ng s ng i XN d ngổ ố ườ ươ tính x 100 T ng s ng i ổ ố ườ được XN T ng s ng i nhiêm giun uaổ ố ườ ̃ đ ̃

(ho c toc ho c mocặ ́ ặ ́ ) x 100

T ng s ng i ổ ố ườ được XN

T ng s ng i nhiêm 1 loaiổ ố ườ ̃ ̣

giun

x 100 T ng s ng i nhiêm ổ ố ườ ̃ 2 loaị

giun

x 100 T ng s ng i nhiêm ổ ố ườ ̃ 3 loaị

giun

Bảng 1. Đánh giá sơ bộ cường độ nhiễm giun (theo WHO 2000)

Loại giun Mức độ nhiễm (EPG)

Nhẹ Trung bình Nặng

Giun đũa 1-4.999 5.000-49.999 ≥ 50.000

Giun tóc 1-999 1.000-9.999 ≥ 10.000

Giun móc 1-1.999 2.000-3.999 ≥ 4.000

+ Xác định tỷ suất chênh OR (Odds Ratio): Tỷ suất chênh phản ánh mức độ tương quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh:

OR = ad/bc

Nhiễm giun

Có Không

Nguy cơ KhôngCó ac bd (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Xử lý số liệu

Số liệu được tính toán và xử lý trên phần mềm Microsoft Excell trên Window 2007 để xác định các giá trị trung bình, vẽ đồ thị và kiểm định mức ý nghĩa của các giá trị.

Chương 3.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất

3.1.1. Thành phần loài giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu

Việc định loại các loại giun ký sinh trong cơ thể người được thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc xác định các đặc điểm của trứng giun thải ra ngoài qua phân của người bệnh. Kết quả phân tích 513 mẫu phân của người dân thuộc 2 điểm nghiên cứu tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa, chúng tôi đã thu được 3 loại trứng giun, tương ứng với 3 loài giun: giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc (Ancylostoma duolenale, chúng thuộc về ba giống, ba họ và ba bộ khác nhau (Bảng 2) .

Bảng 2. Thành phần loài giun truyền qua đất tại khu vực điều tra

Bộ Họ Giống Loài

Ascaroida Ascarididae Ascaris A. lumbricoides (giun đũa người) Trichinelloida Trichuridae Trichuris T. trichiura

(giun tóc) Strongyloida Ancylostomidae Ancylostoma A. duodenale

(giun móc)

Trứng của các loại giun có những đặc điểm về kích thước và hình thái, mầu sắc, khả năng tồn tại ở các điều kiện môi trường khác biệt nhau, cụ thể:

Trứng giun đũa hình bầu dục, hoặc hình tròn kích thước chiều dài 45- 75μm chiều ngang 35 - 50μm, vỏ dày ngoài cùng là lớp abumin trong suốt, xù xì. Ở trong phân trứng thường có màu vàng. Lớp vỏ xù xì này là một đặc điểm giúp ta xác định được trứng giun đũa khi xét nghiệm (Hình 7).

Hình 7. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides) phóng đại 10 x 10 (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Ở nhiệt độ 24-250C, sau 12-15 ngày trứng non phát triển đến giai đoạn có ấu trùng, giai đoạn trứng có khả năng nhiễm cho người. Nếu nhiệt độ thấp thời gian phát triển sẽ kéo dài (có khi tới vài tháng) và tỷ lệ trứng hư hỏng cao. Trứng giun đũa sẽ bị huỷ hoại ở nhiệt độ trên 600C, ở mức nhiệt độ thấp từ dưới 00C đến -120C trứng giun đũa có khả năng ngừng phát triển và chết.

Độ ẩm từ 80% trở lên là điều kiện thuận lợi cho trứng giun đũa phát triển. Hoá chất formol 6% không có khả năng diệt ngay được trứng giun đũa, thuốc tím rửa rau sống cũng không có khả năng làm trứng giun đũa bị chết. Trong tự nhiên trứng giun đũa thường bị huỷ diệt bởi ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh.

Trứng giun tóc có màu vàng đậm, vỏ dày hình bầu dục dạng nút ở 2 đầu (hình quả cau), thường có kích thước chiều dài 50μm chiều ngang 25μm (Hình 8). Trứng mới bài xuất ra khỏi cơ thể, phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng có khả năng gây nhiễm vào cơ thể vật chủ. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện nhiệt độ môi trường, thời gian phát triển của trứng có thể thay đổi. Nhiệt độ thuận lợi nhất để trứng giun tóc phát triển có ấu trùng gây nhiễm trong trứng là 25-300C. Với nhiệt độ này, thời gian cần thiết để phát triển từ 17-30 ngày, tỷ lệ trứng có ấu trùng lên tới 90%. Khi nhiệt độ vượt quá 500C trứng có thể bị chết. Do có lớp vỏ dày nên trứng giun tóc có sức đề kháng cao hơn trứng giun đũa. Ẩm độ cũng có tác động quan trọng tới sự phát triển của trứng giun tóc. Khi ẩm độ đạt mức tối đa, ở nhiệt độ 220C thì trứng vẫn có khả năng phát triển, nhưng cũng với ẩm độ trên khi nhiệt độ tăng lên 300C trứng thường bị hỏng sau 1 tháng. Vì vậy, bệnh giun tóc thường thay đổi tùy theo những vùng có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ khác nhau.

Hình 8. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura)

phóng đại 10 x 10 (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Trứng giun tóc vẫn có khả năng phát triển nếu tiếp xúc với các acid loãng. Trứng giun tóc dễ bị hỏng bởi tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời, trong

điều kiện mặt trời chiếu sáng như nhau trứng giun đũa chết 100% thì trứng giun tóc chỉ chết 45%.

Trứng giun Móc (Ancylostoma duolenale):

Trứng giun móc hình bầu dục, vỏ mỏng kích thước chiều dài 60 μm chiều rộng 40 μm (Hình 9). Ngoài là lớp vỏ không có màu, nhẵn, trong trứng có chứa các nhân, gặp nhiệt độ thích hợp 20-250C và độ ẩm trứng giun móc sẽ nở ra ấu trùng trong 24 giờ. Ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng có kích thước 0,2- 0,3mm, đây là ấu trùng giai đoạn I. Chúng sống trong đất, lớn lên sau 3 ngày thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn II. Thực quản của ấu trùng giai đoạn I và II có ụ phình ở đáy, phân biệt với thực quản hình trụ ở ấu trùng giai đoạn III. Thời gian phát triển ấu trùng giai đoạn I đến III phải trải qua 5-7 ngày, ấu trùng ở giai đoạn III mới có khả năng xuyên qua da vào vật chủ để ký sinh.

Hình 9. Trứng giun móc (Ancylostoma duolenale)

phóng đại 10 x10 (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Ấu trùng giun móc sẽ chết nếu môi trường khô và độ ẩm thấp, hoặc nhiệt độ tăng cao trên 500C. Ngoài ra ấu trùng cũng dễ chết khi gặp các hoá chất như nước xà phòng, cồn 700, thuốc tím hoặc bị ngập sâu trong nước.

Nhìn chung, mặc dù có những đặc điểm hình thái và sinh học khác nhau, trứng của cả 3 loại giun truyền qua đất có thể vào cơ thể người qua con

đường thực phẩm, thức ăn hoặc nở thành ấu trùng phát triển đến giai đoạn nhất định và xâm nhiễm qua da vào ký sinh trong vật chủ. Chúng có thể không phát triển hoặc bị chết trong những điều kiện môi trường bên ngoài không thuận lợi. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh môi trường và cơ thể cũng như thực hiện an toàn trong sử dụng và chế biến thực phẩm là điều kiện để ngăn chặn sự xâm nhiễm của các loại trứng giun truyền qua đất vào cơ thể con người.

3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại khu vực nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấy phân xét nghiệm mức độ nhiễm giun truyền qua đất được chúng tôi tiến hành tại của cộng đồng dân cư tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa và xã Nàn Sán huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. Để rút gọn và tiện lợi chúng tôi gọi tắt là cộng đồng dân cư Thanh Hóa và Lào Cai. Kết quả phân tích tỷ lệ nhiễm các loại giun trong khu vực nghiên được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun chung tại khu vực nghiên cứu STT Chỉ số nhiễm Số dương tính (người) Tỷ lệ (%) 1 Giun đũa 69 13,5 2 Giun tóc 136 26,5 3 Giun móc 155 30,2 4 Đơn nhiễm 163 31,8 5 Hai nhiễm 67 13,1 6 Ba nhiễm 21 4,1 7 Nhiễm chung 251 48,9 Số xét nghiệm 513 100

Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun ở cộng đồng khu vực điều tra là khá cao, tổng số có 513 người tham gia xét nghiệm tại hai tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa, tỷ lệ nhiễm giun chung là 251 người, chiếm 48,9%. Ba loại giun đã được phát hiện bằng xét nghiệm Kato-Katz là giun đũa, giun tóc, giun móc. Đa phần người dân bị nhiễm 1 loại giun (31,8%), tuy vậy cũng có tỷ lệ không nhỏ nhiễm 2 loại giun (13,1%). Ngoài ra cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc ở cộng đồng là cao nhất (30,2%), tiếp đến là tỷ lệ nhiễm giun tóc (26,5%) tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ bằng một nửa so với giun móc (13,5%) (Hình 10).

Hình 10. Tỷ lệ% mắc các loại giun ở khu vực nghiên cứu

Kết quả thu được về tỷ lệ nhiễm giun tại hai điểm nghiên cứu cao hơn so với kết quả nghiên cứu nhiễm giun ở một số tỉnh, tuy vậy tỷ lệ nhiễm giun móc cũng gần tương tự như một số địa phương khác. Chẳng hạn tại Tây Ninh năm 2012 trên đối tượng người lớn, tỷ lệ nhiễm giun móc là 30,7% [11]. Tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nghiên cứu trên đối tượng người lớn của Lê Đức Vinh và cs (2006) thu được tỷ lệ nhiễm giun móc là 34,4% [12].

3.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun ở xã nghiên cứu thuộc Lào Cai và Thanh Hóa

Chúng tôi tiến hành phân tích mức độ nhiễm ở 2 xã nằm trong khu vực nghiên cứu, xã Nga Giáp (Thanh Hóa) và xã Nàn Sán (Lào Cai), kết quả được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm giun ở xã nghiên cứu thuộc Lào Cai và Thanh Hóa

Loại nhiễm Xã Nàn Sán (Lào Cai) Xã Nga Giáp (Thanh Hóa) Số dương tính (người) Tỷ lệ (%) Số dương tính (người) Tỷ lệ (%) Giun đũa 61 23,2 8 3,2 Giun tóc 102 38,8 34 13,6 Giun móc 78 29,8 77 30,8 Đơn nhiễm 78 29,8 85 34,0 Hai nhiễm 50 19,0 17 6,8 Ba nhiễm 21 8,0 0 0 Nhiễm chung 149 56,7 112 44,8 Số xét nghiệm 263 100 250 100

Tại Nga Giáp (Thanh Hóa) trong số 250 người xét nghiệm phân có 112 người nhiễm giun chiếm tỷ lệ 44,8%. Có 8 người nhiễm giun đũa chiếm 3,2%, 34 người nhiễm giun tóc chiếm 13,6%, 77 người nhiễm giun móc chiếm 30,8%. Đơn nhiễm là 85 trường hợp, nhiễm đôi là 17 trường hợp và 4 trường hợp nhiễm ba loại giun.

Trong số 263 người xét nghiệm phân tại Nàn Sán (Lào Cai) có 149 người nhiễm giun chiếm tỷ lệ 56,7%, trong đó có 61 người nhiễm giun đũa chiếm 23,2%, 102 người nhiễm giun tóc chiếm 38,8%, 78 người nhiễm giun

móc chiếm 29,7%. Đơn nhiễm là 78 trường hợp, nhiễm hai loại giun là 50 trường hợp và 21 trường hợp nhiễm phối hợp ba loại giun.

Như vậy có thể thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở Nàn Sán cao hơn Nga Giáp, (56,7% và 44,8%). Xét theo từng loại giun, chúng tôi thấy mặc dù tỷ lệ nhiễm giun móc là tương tự nhau (29,8 và 30,8%) nhưng tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở Nàn Sán cũng cao hơn đáng kể so với tỷ lệ nhiễm 2 loại giun này ở Nga Giáp (23,2% và 38,8% ở Nàn Sán, 3,2% và 13,6% ở Nga Giáp). Theo mức độ nhiễm kết hợp, đơn nhiễm ở Nàn Sán thấp hơn nhưng hai nhiễm và ba nhiễm lại cao hơn ở Nga Giáp (Hình 11).

Hình 11. Sự khác biệt tỷ lệ % nhiễm các loại GTQĐ tại hai xã nghiên cứu

3.1.4. Nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm tuổi

Chúng tôi sắp xếp kết quả xét nghiệm phân của người dân tham gia nghiên cứu theo 3 nhóm tuổi để đánh giá mức độ nhiễm giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu: nhóm 15-29 tuổi tạm gọi là nhóm tuổi “thanh niên”; nhóm 30- 59 tuổi hay nhóm tuổi “trung niên” và nhóm ≥ 60 tuổi, nhóm người

“cao tuổi”. Kết quả phân tích số lượng và tỷ lệ % nhiễm giun được chúng tôi thống kê trong bảng 5.

Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo nhóm tuổi tại khu vực nghiên cứu

Nhóm tuổi Số XN Giun đũaSL (%) SLGiun tóc(%) Giun mócSL (%)

15-29 165 33 20,1 63 38,2 52 31,5

30-59 236 24 10,1 50 21,2 61 25,8

≥60 112 12 10,7 23 20,5 42 37,5

Tổng 513 69 13,4 136 26,5 155 30,2

Hình 12. Sự khác biệt tỷ lệ % nhiễm các loại GTQĐ ở các nhóm tuổi khác nhau

Nhóm 15-29 tuổi có tỷ nhiễm giun đũa là 20,1% cao gấp 2 lần so với ở nhóm 30-59 tuổi (10,1%) và nhóm ≥60 tuổi (10,7%). Xu hướng tương tự cũng thấy ở tỷ lệ nhiễm giun tóc, nhóm 15-29 tuổi nhiễm giun tóc là 38,2%, trong khi ở nhóm 30-59 tuổi là 21,2% và ở nhóm ≥60 tuổi là 20,5%. Tuy nhiên, thứ tự có sự thay đổi ở tỷ lệ nhiễm giun móc, nhóm 15-29 tuổi mặc dù có tỷ lệ nhiễm (31,5%) cao hơn ở nhóm 30-59 tuổi (25,8%) nhưng lại thấp

hơn ở nhóm ≥60 tuổi (37,5%). Như vậy ngoại trừ tỷ lệ nhiễm giun móc, nhìn chung nhóm 15-29 tuổi là nhóm có tỷ lệ nhiễm GTQĐ cao hơn các nhóm tuổi khác (Hình 12).

Khi phân tích mức độ nhiễm GTQĐ theo nhóm tuổi ở mỗi tỉnh chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 6 cho thấy có những điểm khác biệt thể hiện:

- Mức độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc ở các nhóm tuổi ở Thanh Hóa đều thấp hơn so với ở Lào Cai, ngoại trừ trường hợp ở nhóm 30- 59 tuổi tỷ lệ nhiễm giun móc cao hơn (29,6%) so với ở Lào Cai (19%).

- Không phát hiện thấy nhiễm giun tóc ở nhóm 15-29 tuổi ở Thanh Hóa, nhưng lại có tới 40,6% bị nhiễm ở lứa tuổi này ở Lào Cai.

- Tỷ lệ nhiễm gium móc ở nhóm ≥60 tuổi ở Lào Cai (50%) cao hơn tới 1,7 lần so với ở nhóm tuổi này ở Thanh Hóa (34%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 6. Tỷ lệ nhiễm giun ở các nhóm tuổi khác nhau ở Thanh Hóa và Lào Cai

Nhóm

tuổi Số XN

Giun đũa Giun tóc Giun móc

SL (%) SL (%) SL (%) Thanh Hóa 15-29 10 1 10,0 0 0 2 20 30-59 152 3 2,0 21 13,8 45 29,6 ≥60 88 4 4,5 13 14,8 30 34,0 250 8 3,2 34 13,6 77 30,8 Lào cai 15-29 155 32 20,6 63 40,6 50 32,3 30-59 84 21 25,0 29 34,5 16 19,0 ≥60 24 8 33,3 10 41,7 12 50,0 263 61 23,2 102 38,8 78 29,7

3.1.5. Nhiễm giun truyền qua đất theo giới tính

Theo giới tính, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất được chúng tôi thống kê trong bảng 7. Trong tổng số 513 người tham gia, có 205 nam và 308 nữ,

khu vực nghiên cứu Giới tính XNSố G. đũa G. tóc G. móc Nhiễm giun chung SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Nam 205 29 14,2 50 24,4 62 30, 2 97 47,3 Nữ 308 40 13,0 86 27,9 93 30, 1 154 50,0 Tổng 513 69 13,5 136 26,5 155 30, 2 251 48,9

chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nam giới tại khu vực nghiên cứu là 14,2%, giun tóc 24,4%, giun móc 30,2%, tỷ lệ này đối với nữ giới tương ứng là 13,0%, 27,9% và 30,1%. Tỷ lệ nhiễm giun tính chung là 47% ở nam và 50% ở nữ giới. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, mức độ nhiễm giun truyền qua đất ở nam và nữ ở khu vực nghiên cứu là tương đương, không có sự phân biệt giới về tỷ lệ nhiễm các bệnh GTQĐ.

3.1.6. Cường độ nhiễm các loại giun

Cường độ nhiễm giun được đánh giá bằng số lượng trung bình trứng giun trong 1g phân xét nghiệm. Sau khi phân tích các mẫu phân bằng kỹ thuật Kato-Katz, chúng tôi xác định cường độ nhiễm các loại giun trong khu vực nghiên cứu dựa trên tiêu chí của WHO (2002) (bảng 1 trong phần phương pháp nghiên cứu). Kết quả đánh giá mức độ nhiễm được trình bày trong bảng 8, trong số 513 mẫu phân xét nghiệm, có 360 mẫu dương tính với các loại giun (69 mẫu giun đũa, 136 mẫu giun tóc và 155 mẫu giun móc).

Bảng 8. Cường độ nhiễm các loại giun ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 29)