Lấy phân xét nghiệm mức độ nhiễm giun truyền qua đất được chúng tôi tiến hành tại của cộng đồng dân cư tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa và xã Nàn Sán huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. Để rút gọn và tiện lợi chúng tôi gọi tắt là cộng đồng dân cư Thanh Hóa và Lào Cai. Kết quả phân tích tỷ lệ nhiễm các loại giun trong khu vực nghiên được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun chung tại khu vực nghiên cứu STT Chỉ số nhiễm Số dương tính (người) Tỷ lệ (%) 1 Giun đũa 69 13,5 2 Giun tóc 136 26,5 3 Giun móc 155 30,2 4 Đơn nhiễm 163 31,8 5 Hai nhiễm 67 13,1 6 Ba nhiễm 21 4,1 7 Nhiễm chung 251 48,9 Số xét nghiệm 513 100
Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun ở cộng đồng khu vực điều tra là khá cao, tổng số có 513 người tham gia xét nghiệm tại hai tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa, tỷ lệ nhiễm giun chung là 251 người, chiếm 48,9%. Ba loại giun đã được phát hiện bằng xét nghiệm Kato-Katz là giun đũa, giun tóc, giun móc. Đa phần người dân bị nhiễm 1 loại giun (31,8%), tuy vậy cũng có tỷ lệ không nhỏ nhiễm 2 loại giun (13,1%). Ngoài ra cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc ở cộng đồng là cao nhất (30,2%), tiếp đến là tỷ lệ nhiễm giun tóc (26,5%) tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ bằng một nửa so với giun móc (13,5%) (Hình 10).
Hình 10. Tỷ lệ% mắc các loại giun ở khu vực nghiên cứu
Kết quả thu được về tỷ lệ nhiễm giun tại hai điểm nghiên cứu cao hơn so với kết quả nghiên cứu nhiễm giun ở một số tỉnh, tuy vậy tỷ lệ nhiễm giun móc cũng gần tương tự như một số địa phương khác. Chẳng hạn tại Tây Ninh năm 2012 trên đối tượng người lớn, tỷ lệ nhiễm giun móc là 30,7% [11]. Tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nghiên cứu trên đối tượng người lớn của Lê Đức Vinh và cs (2006) thu được tỷ lệ nhiễm giun móc là 34,4% [12].
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun ở xã nghiên cứu thuộc Lào Cai và Thanh Hóa
Chúng tôi tiến hành phân tích mức độ nhiễm ở 2 xã nằm trong khu vực nghiên cứu, xã Nga Giáp (Thanh Hóa) và xã Nàn Sán (Lào Cai), kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm giun ở xã nghiên cứu thuộc Lào Cai và Thanh Hóa
Loại nhiễm Xã Nàn Sán (Lào Cai) Xã Nga Giáp (Thanh Hóa) Số dương tính (người) Tỷ lệ (%) Số dương tính (người) Tỷ lệ (%) Giun đũa 61 23,2 8 3,2 Giun tóc 102 38,8 34 13,6 Giun móc 78 29,8 77 30,8 Đơn nhiễm 78 29,8 85 34,0 Hai nhiễm 50 19,0 17 6,8 Ba nhiễm 21 8,0 0 0 Nhiễm chung 149 56,7 112 44,8 Số xét nghiệm 263 100 250 100
Tại Nga Giáp (Thanh Hóa) trong số 250 người xét nghiệm phân có 112 người nhiễm giun chiếm tỷ lệ 44,8%. Có 8 người nhiễm giun đũa chiếm 3,2%, 34 người nhiễm giun tóc chiếm 13,6%, 77 người nhiễm giun móc chiếm 30,8%. Đơn nhiễm là 85 trường hợp, nhiễm đôi là 17 trường hợp và 4 trường hợp nhiễm ba loại giun.
Trong số 263 người xét nghiệm phân tại Nàn Sán (Lào Cai) có 149 người nhiễm giun chiếm tỷ lệ 56,7%, trong đó có 61 người nhiễm giun đũa chiếm 23,2%, 102 người nhiễm giun tóc chiếm 38,8%, 78 người nhiễm giun
móc chiếm 29,7%. Đơn nhiễm là 78 trường hợp, nhiễm hai loại giun là 50 trường hợp và 21 trường hợp nhiễm phối hợp ba loại giun.
Như vậy có thể thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở Nàn Sán cao hơn Nga Giáp, (56,7% và 44,8%). Xét theo từng loại giun, chúng tôi thấy mặc dù tỷ lệ nhiễm giun móc là tương tự nhau (29,8 và 30,8%) nhưng tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở Nàn Sán cũng cao hơn đáng kể so với tỷ lệ nhiễm 2 loại giun này ở Nga Giáp (23,2% và 38,8% ở Nàn Sán, 3,2% và 13,6% ở Nga Giáp). Theo mức độ nhiễm kết hợp, đơn nhiễm ở Nàn Sán thấp hơn nhưng hai nhiễm và ba nhiễm lại cao hơn ở Nga Giáp (Hình 11).
Hình 11. Sự khác biệt tỷ lệ % nhiễm các loại GTQĐ tại hai xã nghiên cứu
3.1.4. Nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm tuổi
Chúng tôi sắp xếp kết quả xét nghiệm phân của người dân tham gia nghiên cứu theo 3 nhóm tuổi để đánh giá mức độ nhiễm giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu: nhóm 15-29 tuổi tạm gọi là nhóm tuổi “thanh niên”; nhóm 30- 59 tuổi hay nhóm tuổi “trung niên” và nhóm ≥ 60 tuổi, nhóm người
“cao tuổi”. Kết quả phân tích số lượng và tỷ lệ % nhiễm giun được chúng tôi thống kê trong bảng 5.
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo nhóm tuổi tại khu vực nghiên cứu
Nhóm tuổi Số XN Giun đũaSL (%) SLGiun tóc(%) Giun mócSL (%)
15-29 165 33 20,1 63 38,2 52 31,5
30-59 236 24 10,1 50 21,2 61 25,8
≥60 112 12 10,7 23 20,5 42 37,5
Tổng 513 69 13,4 136 26,5 155 30,2
Hình 12. Sự khác biệt tỷ lệ % nhiễm các loại GTQĐ ở các nhóm tuổi khác nhau
Nhóm 15-29 tuổi có tỷ nhiễm giun đũa là 20,1% cao gấp 2 lần so với ở nhóm 30-59 tuổi (10,1%) và nhóm ≥60 tuổi (10,7%). Xu hướng tương tự cũng thấy ở tỷ lệ nhiễm giun tóc, nhóm 15-29 tuổi nhiễm giun tóc là 38,2%, trong khi ở nhóm 30-59 tuổi là 21,2% và ở nhóm ≥60 tuổi là 20,5%. Tuy nhiên, thứ tự có sự thay đổi ở tỷ lệ nhiễm giun móc, nhóm 15-29 tuổi mặc dù có tỷ lệ nhiễm (31,5%) cao hơn ở nhóm 30-59 tuổi (25,8%) nhưng lại thấp
hơn ở nhóm ≥60 tuổi (37,5%). Như vậy ngoại trừ tỷ lệ nhiễm giun móc, nhìn chung nhóm 15-29 tuổi là nhóm có tỷ lệ nhiễm GTQĐ cao hơn các nhóm tuổi khác (Hình 12).
Khi phân tích mức độ nhiễm GTQĐ theo nhóm tuổi ở mỗi tỉnh chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 6 cho thấy có những điểm khác biệt thể hiện:
- Mức độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc ở các nhóm tuổi ở Thanh Hóa đều thấp hơn so với ở Lào Cai, ngoại trừ trường hợp ở nhóm 30- 59 tuổi tỷ lệ nhiễm giun móc cao hơn (29,6%) so với ở Lào Cai (19%).
- Không phát hiện thấy nhiễm giun tóc ở nhóm 15-29 tuổi ở Thanh Hóa, nhưng lại có tới 40,6% bị nhiễm ở lứa tuổi này ở Lào Cai.
- Tỷ lệ nhiễm gium móc ở nhóm ≥60 tuổi ở Lào Cai (50%) cao hơn tới 1,7 lần so với ở nhóm tuổi này ở Thanh Hóa (34%).
Bảng 6. Tỷ lệ nhiễm giun ở các nhóm tuổi khác nhau ở Thanh Hóa và Lào Cai
Nhóm
tuổi Số XN
Giun đũa Giun tóc Giun móc
SL (%) SL (%) SL (%) Thanh Hóa 15-29 10 1 10,0 0 0 2 20 30-59 152 3 2,0 21 13,8 45 29,6 ≥60 88 4 4,5 13 14,8 30 34,0 ∑ 250 8 3,2 34 13,6 77 30,8 Lào cai 15-29 155 32 20,6 63 40,6 50 32,3 30-59 84 21 25,0 29 34,5 16 19,0 ≥60 24 8 33,3 10 41,7 12 50,0 ∑ 263 61 23,2 102 38,8 78 29,7
3.1.5. Nhiễm giun truyền qua đất theo giới tính
Theo giới tính, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất được chúng tôi thống kê trong bảng 7. Trong tổng số 513 người tham gia, có 205 nam và 308 nữ,
khu vực nghiên cứu Giới tính XNSố G. đũa G. tóc G. móc Nhiễm giun chung SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Nam 205 29 14,2 50 24,4 62 30, 2 97 47,3 Nữ 308 40 13,0 86 27,9 93 30, 1 154 50,0 Tổng 513 69 13,5 136 26,5 155 30, 2 251 48,9
chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nam giới tại khu vực nghiên cứu là 14,2%, giun tóc 24,4%, giun móc 30,2%, tỷ lệ này đối với nữ giới tương ứng là 13,0%, 27,9% và 30,1%. Tỷ lệ nhiễm giun tính chung là 47% ở nam và 50% ở nữ giới. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, mức độ nhiễm giun truyền qua đất ở nam và nữ ở khu vực nghiên cứu là tương đương, không có sự phân biệt giới về tỷ lệ nhiễm các bệnh GTQĐ.
3.1.6. Cường độ nhiễm các loại giun
Cường độ nhiễm giun được đánh giá bằng số lượng trung bình trứng giun trong 1g phân xét nghiệm. Sau khi phân tích các mẫu phân bằng kỹ thuật Kato-Katz, chúng tôi xác định cường độ nhiễm các loại giun trong khu vực nghiên cứu dựa trên tiêu chí của WHO (2002) (bảng 1 trong phần phương pháp nghiên cứu). Kết quả đánh giá mức độ nhiễm được trình bày trong bảng 8, trong số 513 mẫu phân xét nghiệm, có 360 mẫu dương tính với các loại giun (69 mẫu giun đũa, 136 mẫu giun tóc và 155 mẫu giun móc).
Bảng 8. Cường độ nhiễm các loại giun ở khu vực nghiên cứu
Tỉnh giun Loại
Số dương tính
Cường độ nhiễm giun
Nhẹ T.bình Nặng SL % SL % SL % SL % Lào Cai n=263 G. đũa 61 23,2 33 54,1 24 39, 3 4 6,6 G. tóc 102 38,8 82 80,4 20 19, 6 0 0,0 G. móc 78 29,7 67 85,5 7 9,0 4 5,1 Thanh Hóa n=250 G. đũa 9 3,6 8 88,9 1 11,1 0 0,0 G. tóc 38 13,6 35 92,1 3 7,9 0 0,0 G. móc 77 30,8 68 87,2 6 7,7 4 5,1 Chung n=513 G. đũa 69 13,4 41 58,6 25 35, 7 4 5,7 G. tóc 136 26,5 117 83,6 23 16, 4 0 0,0 G. móc 155 30,2 135 86,5 13 8,3 8 5,1 Nhìn chung phần lớn các trường hợp nhiễm giun ở mức độ nhẹ, ở mức này nhiễm giun đũa có 58,6%, giun tóc 83,6%, và giun móc 86,5%. Nhiễm ở mức trung bình với giun đũa có 35,7%, giun tóc có 16,4 %, và giun mỏ 8,3%. Nhiễm ở mức độ nặng với giun đũa là 5,7%, giun móc là 5,1 % (Bảng 8).
Tỷ lệ % nhiễm giun móc mức độ nhẹ và mức độ nặng ở hai địa phương là tương đương nhau, 85,5% - 87,2% (nhiễm mức độ nhẹ), 5,1% (nhiễm mức độ nặng), còn tỷ lệ % nhiễm ở mức độ trung bình thì ở xã Nàn Sán (Lào Cai) lại cao hơn ở xã Nga Giáp (Thanh Hóa) (9,0% so với 7,7%). Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở Lào Cai ở mức độ nhẹ đều thấp hơn ở Thanh Hóa, nhưng tỷ lệ nhiễm mức trung bình 2 loại giun này lại cao hơn. Đặc biệt
có tới 6,6% nhiễm giun đũa ở mức độ nặng ở Lào Cai, trong khi ở mức độ này không có ở Thanh Hóa.
Như vậy qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở Lào Cai và Thanh Hóa khá cao, trong đó tỷ lệ nhiễm ở Lào Cai cao hơn so với ở Thanh Hóa.
3.2 Kết quả phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành (KAP)
3.2.1 Thông tin chung
Về thành phần dân tộc: 100% người tham gia nghiên cứu tại Thanh Hóa là người Kinh. Tại Lào Cai, ngoài số người kinh chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,4%), số còn lại chủ yếu là người dân tộc Nùng (42,2%), H’mông (35,0%), Tày (0,8%) và người Dao. Sự khác biệt về thành phần dân tộc giữa 2 địa phương nghiên cứu là khá rõ ràng.
Bảng 9. Thành phần dân tộc của người tham gia nghiên cứu Dân tộc Tỉnh Kinh Tày H’ Môn g Dao Nùng Khác Tổng Lào Cai SL 1 2 92 1 111 56 263 Tỷ lệ (%) 0,4 0,8 35,0 0,4 42,2 21,3 100 Thanh Hóa SL 250 250 Tỷ lệ (%) 100 100
Về nghề nghiệp: Kết quả phỏng vấn về nghề nghiệp của người tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 9 cho thấy, trong tổng số 513 người được điều tra, phần lớn là nông dân (69,4%) và học sinh (22,2%), tỷ lệ nhỏ còn lại (8,4%) thuộc về những người công nhân, người làm rừng, cán bộ và sinh viên.
Bảng 10. Nghề nghiệp của người được phỏng vấn
STT Nghề nhiệp Lào Cai Thanh Hóa Chung
SL (%) SL (%) SL % 1 Nông dân 142 54,0 214 85,6 356 69,4 2 Công nhân 1 0,4 13 5,2 14 2,7 3 Làm rừng 2 0,8 2 0,4 4 Cán bộ 3 1,1 20 8,0 23 4,5 5 Sinh viên 2 0,8 2 0,8 4 0,8 6 Học sinh 113 43,0 1 0,4 114 22,2 Tổng 263 100 250 100 513 100
Sau khi phỏng vấn người dân về thói quen sinh hoạt cũng như hiểu biết về bệnh giun truyền qua đất, nhất là tác hại và con đường lây truyền của bệnh nhiễm giun truyền qua đất, chúng tôi nhận thấy số đông người được phỏng vấn chưa có hiểu biết sâu về tác hại của bệnh và họ hầu như còn chưa biết cách phòng chống lây nhiễm bệnh. Đây cũng là điều cần lưu ý đối với các giải pháp phòng chống giun truyền qua đất trong cộng đồng.
3.2.2 Các yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất
Để có được biện pháp phòng chống giun truyền qua đất hiệu quả chúng tôi đã tiến hành điều tra và xác định các yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất tại cộng đồng dân cư. Các yếu tố được chúng tôi tập trung khảo sát đó là việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, tình trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh, mức độ sử dụng thuốc tẩy giun, thu nhập và nghề nghiệp liên quan đến nhiễm giun. Chúng tôi sử dụng tỷ suất chênh (OR) để đánh giá mức độ nguy cơ của
các yếu tố. Mức độ nguy cơ của yếu tố tỷ lệ thuận với giá trị của tỷ suất chênh. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 11.
Bảng 11. Kết quả khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm GTQĐ tại khu vực nghiên cứu
Loại hố xí Nhiễm giun Tổng OR P
Có Không
Mối liên quan giữa việc ăn rau sống với nhiễm giun
Có ăn rau sống 125 125 250
2,62 0,002
Không ăn 31 79 110
Tình trạng sử dụng hố xí và nhiễm giun tại hai tỉnh
Hố xí không hợp vệ sinh
239 108 347
19,2 0,001
Hợp vệ sinh 17 148 165
Mối liên quan giữa được tẩy giun với nhiễm giun
Không tẩy giun 178 94 272
3,93 0,005
Có tẩy giun 78 162 140
Mối liên quan điều kiện thu nhập với nhiễm giun
Thu nhập thấp 185 144 329
2,42 0,01
Thu nhập TB và cao 52 98 150
Mối liên quan nghề nghiệp với nhiễm giun
Nông dân 208 144 352
1,97 0,01
Trước hết là kết quả khảo sát mối liên hệ giữa việc ăn rau sống với mức độ nhiễm giun. Chúng tôi thấy trong số 360 người được phỏng vấn có 250 người ăn rau sống, và 110 người không ăn rau sống. Trong số những người ăn rau sống có 125 người bị nhiễm giun và 125 người khác không bị nhiễm giun. Trong số những người không ăn rau sống có 31 người bị nhiễn giun và 79 người không bị nhiễm giun. Tỷ suất chênh (OR) thu được qua tính toán là:
OR = ad / bc = 125x79/125x31 = 2,62
Với giá trị của tỷ suất chênh cho thấy người ăn rau sống có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,62 lần người không sử dụng rau sống.
Một cách tính toán tương tự chúng tôi thấy người sử dụng hố xí không hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 19,2 lần người sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Những người không sử dụng thuốc tẩy giun có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 3,93 lần người có tẩy giun định kỳ. Ngoài ra trong kết quả khảo sát chúng tôi còn thấy người có thu nhập thấp có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,4 lần người có thu nhập cao và những người làm nghề nông có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 1,97 lần so với người làm các nghề khác (Bảng 11).
Kết quả điều tra KAP một phần nào cho thấy được nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất cao ở khu vực nghiên cứu cũng như những nguyên nhân là những nguy cơ đưa đến sự nhiễm giun cao trong cộng đồng dân cư trong khu vực nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phòng chống giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên một số kết luận được rút ra như sau:
1. Thành phần loài giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu gồm 3 loài giun: Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichiuris trichiura),
Giun móc (Ancylostoma duodenale) chúng thuộc về ba giống, ba họ, và ba bộ khác nhau.
2. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất chung trong khu vực nghiên cứu là 48,9 %. Tỷ lê nhiễm giun móc là cao nhất (30,2%), tiếp đến là tỷ lệ nhiễm giun tóc (26,5%) tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ bằng một nửa so với giun móc (13,5%). Đa phần người dân bị nhiễm 1 loại giun (31,8%), tuy vậy cũng có tỷ lệ không ít tỷ lệ nhiễm 2 loại giun (13,1%). Ngoài ra cũng cho thấy tỷ lê nhiễm giun móc ở cộng đồng là cao nhất (30,2%).