Kỹ thuật làm tiêu bản phân Kato-Katz

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 25)

Chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm Kato – Katz theo tài liệu hướng dẫn của WHO (1996). Đây là phương pháp để định lượng trứng giun trong phân bằng cách đong phân vào hố đong làm bằng plastic hay bìa carton. Hố đong phân dày 1,5mm chứa được 41,7mg phân (Hình 1).

Hình 1. Hố đong phân bằng Plastic

(Ảnh: Vũ Thị Trang)

Dùng que tre lấy 100mg phân (bằng khoảng hạt ngô) đặt trên giấy báo hoặc giấy thấm. Đặt lưới lọc bằng thép không gỉ hay plastic có kích thước mắt lưới 250μm lên trên (mục đích là lọc phân), dùng panh và que tre ấn nhẹ để phân đùn lên trên lưới (Hình 2).

Hình 2. Lọc phân qua lưới sắt

Sau đó gạt phân vào tấm đong đã đặt trên lam kính, dùng que gạt ngang tấm đong (Hình 3).

Hình 3. Que tre gạt phân trên tấm đong

(Ảnh: Vũ Thị Trang)

Nhấc tấm đong ra khỏi lam kính, ta được một lượng phân cần thiết để trên tiêu bản (Hình 4).

Hình 4. Tấm đong (trái) và lượng phân trên lam kính sau khi đã nhấc bỏ tấm đong (phải) (Ảnh: Nguyễn Đức Thủy)

Bước tiếp theo, đặt mẩu giấy Cellophane có kích thước 25x35mm lên mẫu phân. Giấy Cellophane đã được ngâm 24 giờ trong dung dịch hỗn hợp gồm

xanh methylen 3%, 100ml glyxerin và 100ml nước cất. Dùng nút cao su ấn nhẹ để dàn phân đều trên lam kính (Hình 5).

Hình 5. Thao tác đặt giấy Cellophane trên tiêu bản phân (trái)

và dàn phân bằng nút cao su (phải) (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Hình 6. Tiêu bản phân sau khi đã hoàn thành

(Ảnh: Vũ Thị Trang)

Để tiêu bản khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 phút. Soi tiêu bản dưới kính hiển vi ở vật kính có độ phóng đại x40 và x100 để định loại tên loài giun ký sinh với sự hỗ trợ của các tài liệu chuyên môn định loại.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 25)