Thành phần loài giun truyền qua đất ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 31)

Việc định loại các loại giun ký sinh trong cơ thể người được thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc xác định các đặc điểm của trứng giun thải ra ngoài qua phân của người bệnh. Kết quả phân tích 513 mẫu phân của người dân thuộc 2 điểm nghiên cứu tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa, chúng tôi đã thu được 3 loại trứng giun, tương ứng với 3 loài giun: giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc (Ancylostoma duolenale, chúng thuộc về ba giống, ba họ và ba bộ khác nhau (Bảng 2) .

Bảng 2. Thành phần loài giun truyền qua đất tại khu vực điều tra

Bộ Họ Giống Loài

Ascaroida Ascarididae Ascaris A. lumbricoides (giun đũa người) Trichinelloida Trichuridae Trichuris T. trichiura

(giun tóc) Strongyloida Ancylostomidae Ancylostoma A. duodenale

(giun móc)

Trứng của các loại giun có những đặc điểm về kích thước và hình thái, mầu sắc, khả năng tồn tại ở các điều kiện môi trường khác biệt nhau, cụ thể:

Trứng giun đũa hình bầu dục, hoặc hình tròn kích thước chiều dài 45- 75μm chiều ngang 35 - 50μm, vỏ dày ngoài cùng là lớp abumin trong suốt, xù xì. Ở trong phân trứng thường có màu vàng. Lớp vỏ xù xì này là một đặc điểm giúp ta xác định được trứng giun đũa khi xét nghiệm (Hình 7).

Hình 7. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides) phóng đại 10 x 10 (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Ở nhiệt độ 24-250C, sau 12-15 ngày trứng non phát triển đến giai đoạn có ấu trùng, giai đoạn trứng có khả năng nhiễm cho người. Nếu nhiệt độ thấp thời gian phát triển sẽ kéo dài (có khi tới vài tháng) và tỷ lệ trứng hư hỏng cao. Trứng giun đũa sẽ bị huỷ hoại ở nhiệt độ trên 600C, ở mức nhiệt độ thấp từ dưới 00C đến -120C trứng giun đũa có khả năng ngừng phát triển và chết.

Độ ẩm từ 80% trở lên là điều kiện thuận lợi cho trứng giun đũa phát triển. Hoá chất formol 6% không có khả năng diệt ngay được trứng giun đũa, thuốc tím rửa rau sống cũng không có khả năng làm trứng giun đũa bị chết. Trong tự nhiên trứng giun đũa thường bị huỷ diệt bởi ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh.

Trứng giun tóc có màu vàng đậm, vỏ dày hình bầu dục dạng nút ở 2 đầu (hình quả cau), thường có kích thước chiều dài 50μm chiều ngang 25μm (Hình 8). Trứng mới bài xuất ra khỏi cơ thể, phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng có khả năng gây nhiễm vào cơ thể vật chủ. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện nhiệt độ môi trường, thời gian phát triển của trứng có thể thay đổi. Nhiệt độ thuận lợi nhất để trứng giun tóc phát triển có ấu trùng gây nhiễm trong trứng là 25-300C. Với nhiệt độ này, thời gian cần thiết để phát triển từ 17-30 ngày, tỷ lệ trứng có ấu trùng lên tới 90%. Khi nhiệt độ vượt quá 500C trứng có thể bị chết. Do có lớp vỏ dày nên trứng giun tóc có sức đề kháng cao hơn trứng giun đũa. Ẩm độ cũng có tác động quan trọng tới sự phát triển của trứng giun tóc. Khi ẩm độ đạt mức tối đa, ở nhiệt độ 220C thì trứng vẫn có khả năng phát triển, nhưng cũng với ẩm độ trên khi nhiệt độ tăng lên 300C trứng thường bị hỏng sau 1 tháng. Vì vậy, bệnh giun tóc thường thay đổi tùy theo những vùng có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ khác nhau.

Hình 8. Trứng giun tóc (Trichuris trichiura)

phóng đại 10 x 10 (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Trứng giun tóc vẫn có khả năng phát triển nếu tiếp xúc với các acid loãng. Trứng giun tóc dễ bị hỏng bởi tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời, trong

điều kiện mặt trời chiếu sáng như nhau trứng giun đũa chết 100% thì trứng giun tóc chỉ chết 45%.

Trứng giun Móc (Ancylostoma duolenale):

Trứng giun móc hình bầu dục, vỏ mỏng kích thước chiều dài 60 μm chiều rộng 40 μm (Hình 9). Ngoài là lớp vỏ không có màu, nhẵn, trong trứng có chứa các nhân, gặp nhiệt độ thích hợp 20-250C và độ ẩm trứng giun móc sẽ nở ra ấu trùng trong 24 giờ. Ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng có kích thước 0,2- 0,3mm, đây là ấu trùng giai đoạn I. Chúng sống trong đất, lớn lên sau 3 ngày thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn II. Thực quản của ấu trùng giai đoạn I và II có ụ phình ở đáy, phân biệt với thực quản hình trụ ở ấu trùng giai đoạn III. Thời gian phát triển ấu trùng giai đoạn I đến III phải trải qua 5-7 ngày, ấu trùng ở giai đoạn III mới có khả năng xuyên qua da vào vật chủ để ký sinh.

Hình 9. Trứng giun móc (Ancylostoma duolenale)

phóng đại 10 x10 (Ảnh: Vũ Thị Trang)

Ấu trùng giun móc sẽ chết nếu môi trường khô và độ ẩm thấp, hoặc nhiệt độ tăng cao trên 500C. Ngoài ra ấu trùng cũng dễ chết khi gặp các hoá chất như nước xà phòng, cồn 700, thuốc tím hoặc bị ngập sâu trong nước.

Nhìn chung, mặc dù có những đặc điểm hình thái và sinh học khác nhau, trứng của cả 3 loại giun truyền qua đất có thể vào cơ thể người qua con

đường thực phẩm, thức ăn hoặc nở thành ấu trùng phát triển đến giai đoạn nhất định và xâm nhiễm qua da vào ký sinh trong vật chủ. Chúng có thể không phát triển hoặc bị chết trong những điều kiện môi trường bên ngoài không thuận lợi. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh môi trường và cơ thể cũng như thực hiện an toàn trong sử dụng và chế biến thực phẩm là điều kiện để ngăn chặn sự xâm nhiễm của các loại trứng giun truyền qua đất vào cơ thể con người.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng hai tỉnh lào cai và thanh hóa năm 2014 (Trang 31)