- Trình độ, năng lực chuyên môn của GV dạy ÂN trong những năm vừa qua chưa đáp ứng được các nhu cầu hoạt động chuyên môn như giảng dạy, biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa…
- Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho GV ÂN không được thực hiện thường xuyên.
- Cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học ÂN nói chung, hoạt động thực hành nói riêng.
- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập có lúc còn dễ dãi, thiếu chính xác, chưa động viên khích lệ HS tích cực vươn lên trong học tập.
- Số lượng GV ít nên không có GV dạy chuyên từng phân môn hẹp như: nhạc lý, kí - xướng âm, đàn organ, thanh nhạc, lí luận, chỉ huy…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Nhà trường, môn “Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc” đã góp tiếng nói quan trọng trong việc đào tạo nhiều thế hệ giáo viên tiểu học có phẩm chất, trí tuệ, năng lực và tay nghề vững vàng đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trước sự đòi hỏi chất lượng dạy học ngày càng cao và thực trạng về chất lượng GV ÂN, Ban Giám hiệu Trường ĐH Vinh đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ GV ÂN. Đồng thời tổ Nghệ thuật đã kiện toàn tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để Âm nhạc và Hội họa tìm thấy tiếng nói chung, đẩy mạnh các hoạt động dạy - học, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm, giữa các GV với nhau.
Tuy vậy, trước sự phát triển của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực, nhu cầu am hiểu nghệ thuật ngày càng cao, Giáo dục bậc tiểu học cũng đã đi vào nề nếp, quy cũ thì việc dạy học ÂN cho SV ngành GDTH mà chú trọng là mảng hoạt động thực hành cần phải có sự đổi mới về nội dung, quy trình dạy học.
Chương 3
NỘI DUNG, QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH GDTH
TRƯỜNG ĐH VINH 3.1. Xây dựng quy trình
3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN
Việc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
3.1.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học ÂN và tuân theo các nguyên tắc dạy học
Đề xuất nội dung và xây dựng quy trình phải dựa trên mục đích, nội dung dạy học ÂN và chương trình của ngành GDTH. Không thể có một quy trình được gọi là khoa học nếu không nhằm phục vụ mục đích, nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học. Các nguyên tắc dạy học là những yêu cầu bắt buộc mọi hoạt động dạy học phải tuân theo. Xây dựng quy trình đảm bảo nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quy trình phát huy hết khả năng trong toàn bộ hoạt động dạy học, đồng thời cũng thấy được và vai trò của quy trình tổ chức hoạt động thực hành trong toàn bộ quá trình dạy học ÂN ở trường ĐH Vinh. Mỗi cấp học có những đặc thù riêng về nội dung, chương trình, sách giáo khoa…hướng tới hoạt động nhận thức của HS, vì thế chúng tôi đã căn cứ vào mục đích, nội dung, chương trình, tài liệu học tập ÂN ở trường ĐH Vinh.
3.1.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS, điều kiện dạy học cụ thể và phù hợp với từng phân môn, đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo ở HS
Khi đề xuất nội dung và xây dụng quy trình phục vụ hoạt động học tập, hoạt động nhận thức phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý và nhận thức của các em, khai thác hết tiềm năng, mức độ tập trung, tư duy của HS trong quá trình học tập. Ở cấp học dưới, tuy các em đã được học ÂN nhưng chủ yếu là học lý
thuyết, truyền khẩu và chính thức ở cấp học này các em mới được thực hành về ÂN, bởi vậy, tâm lý các em là thích quan sát, chiêm ngưỡng, học hỏi những điều mới lạ, thú vị trong nghệ thuật tác động trực tiếp vào thị giác, thính giác.
ÂN có nhiều phân môn như: nhạc lý, kí - xướng âm, thanh nhạc, nhạc cụ, chỉ huy, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi ÂN…, ngoài những điểm chung của môn nghệ thuật, mỗi phân môn còn có những đặc điểm riêng nên trong quá trình đề xuất nội dung và xây dựng quy trình cũng có những nét đặc thù riêng. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH phải phản ánh được những nét đặc thù này, đồng thời phải khai thác được tính độc lập, sáng tạo của SV và phù hợp với đặc thù của từng phân môn. Hoạt động thực hành nhạc lý là những bài tập có tính mã hóa, đơn lẻ khác với hoạt động thực hành trong xướng âm là công việc giải mã nằm trong một chỉnh thể. Hoạt động thực hành trong chỉ huy thì đôi tay vẽ những đường cong lên xuống để khắc họa hình tượng tác phẩm, trong thực hành nhạc cụ thì đôi tay phải tác động lên phím đàn… Chính sự đa dạng về nội dung đã đặt ra yêu cầu xây dựng quy trình thực hành phải tính đến sự khác nhau linh hoạt này. Nếu yêu cầu này được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện các bước lên lớp, hình dung được sự khác nhau về bản chất giữa các nội dung thực hành và cách để thực hiện chúng.
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của HS là những quan điểm dạy học nhằm rèn luyện HS trở thành những người năng động, sáng tạo có tư duy tốt, có khả năng thích ứng cao với môi trường, xã hội…vì vậy, việc đề xuất nội dung, xây dựng quy trình phải góp phần vào quá trình đào tạo con người trong thời đại mới.
3.1.1.3. Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và tính linh hoạt khi xây dựng quy trình
Trong kết cấu của quy trình cần có sự thống nhất với nhau và thống nhất với quá trình sư phạm khi GV tổ chức hoạt động dạy học. Sự phù hợp này được thể hiện ở chỗ: các bước làm việc của quy trình là trình tự thực hiện các nội
dung của GV và HS, GV tiếp cận từ khâu chuẩn bị bài đến khâu tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS, cùng với đó, HS tiếp cận với các nội dung thực hành dưới sự tổ chức, chỉ đạo của GV, đồng thời chiếm lĩnh, hình thành tri thức mới. Tuy hoạt động của GV và HS khác nhau nhưng có sự thống nhất và liên quan mật thiết với nhau như sợi chỉ đỏ trong lôgic nhận thức của HS và quá trình sư phạm của GV. Xây dựng quy trình phải thể hiện được sự thống nhất của quy trình với toàn bộ hoạt động dạy học dựa trên các quan điểm dạy học hiện đại.
Chúng ta cần hiểu rằng, xây dựng quy trình không có nghĩa làm cho quá trình dạy học cứng nhắc, thiếu sự uyển chuyển linh hoạt mà quy trình chỉ phản ánh quy luật nhận thức tiếp cận nội dung thực hành của HS và tiến trình lên lớp của GV. Ngoài ra, quy trình còn tạo cơ hội để GV thể hiện được sự sáng tạo trong công việc của mình, một sự sáng tạo có kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS, thể hiện về trình độ, kiến thức khoa học, sự tâm huyết và tài năng sư phạm của GV.
3.1.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các nội dung, quy trình đề xuất phải có khả thi, áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tính khả thi của quy trình trong giảng dạy thực tế là một tiêu chí bắt buộc đối với yêu cầu xây dựng và chỉ có sức ứng dụng cao thì mới thể hiện được tính đúng đắn và khoa học của quy trình. Vì thế, quy trình cần được vận hành trong thực tế dạy học môn ÂN trên nhiều khóa ở trường Đại học Vinh để thấy được sự đúng đắn của nó.
3.1.2. Quy trình chung cho việc tổ chức hoạt động thực hành ÂN
Từ cơ sở lý luận, nội dung chương trình và thực tiễn đổi mới dạy học ở Đại học, chúng tôi đề xuất nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV trong dạy học ÂN ở trường ĐH Vinh như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung hoạt động thực hành
Trước hết GV cần phải xác định rõ mục tiêu của bài học, loại kiến thức, kỹ năng thực hành mà SV cần chiếm lĩnh qua các hoạt động học tập và nội dung thực hành. Các kiến thức ÂN cần cung cấp cho SV gồm: kiến thức về Nhạc lý cơ bản, kiến thức về Ký - xướng âm, kiến thức về Ca hát, kiến thức về Nghe nhạc, kiến thức về Chỉ huy hát tập thể, kiến thức về Vận động theo nhạc, kiến thức về Trò chơi âm nhạc, kiến thức về thực hành Đàn organ. Các kỹ năng thực hành bao gồm: kỹ năng làm các bài tập dạng tự luận, kỹ năng làm các bài tập dạng đọc, kỹ năng làm các bài tập dạng hát, kỹ năng làm các bài tập dạng nghe, kỹ năng làm các bài tập dạng đánh tay, kỹ năng làm các bài tập dạng vận động, kỹ năng làm các bài tập dạng thực hành nhạc cụ. Trên cơ sở đó GV xác định nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành sao cho phù hợp với mục tiêu của bài học. Chẳng hạn đối với bài học về Nhạc lý như: Âm thanh và cách ghi chép nhạc; Phách - Nhịp; Cung - Quãng - Dấu hóa; Điệu thức - Gam - Giọng, GV cần giới thiệu: 7 âm thanh cơ bản, 5 ký hiệu trường độ thường dùng, các bài hát nhịp 3, nhip 2…; Đối với bài học về Ký - Xướng âm, GV cần giới thiệu: Cao độ, trường độ; cách ghi, đọc tiết tấu, đọc giai điệu…; Đối với bài dạy Hát, GV cần giới thiệu: Kỹ thuật hát, học bài hát… để SV thực hành và liên hệ thực tế.
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung bài học và quy trình đã lựa chọn, GV có thể dự kiến các hoạt động cần tổ chức cho SV, các câu hỏi, các bài tập mà các em cần hoàn thành trong từng nội dung, từng hoạt động, dự kiến cách tổ chức, cách tiến hành, hướng dẫn các em thao tác để rèn kỹ năng một cách chủ động, sáng tạo. Trên cơ sở đó, GV chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện phục vụ bài học.
Bước 2: Tổ chức hướng dẫn SV thực hiện các nội dung thực hành
Đây là bước trọng tâm của quy trình tổ chức hoạt động thực hành theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV trong quá trình dạy học ÂN. GV có thể tổ chức, hướng dẫn SV thực hiện theo trình tự sau:
- Giới thiệu nội dung của bài học và từng nội dung thực hành. Công việc này nhằm hướng sự chú ý tập trung của SV vào đối tượng học tập. Ví dụ, để
giúp SV thực hành về “phách” (trong bài Phách - Nhịp), GV có thể giới thiệu: Để hiểu thế nào là phách trong ÂN, chúng ta cùng hát với đàn bài “Bạn ơi lắng nghe” và lắc lư nhẹ nhàng nào! (Tiết 4, học hát Bạn ơi lắng nghe - Dân ca Ba na) [ÂN4]. GV có thể giới thiệu về các yếu tố: thời gian của phách, điểm rơi của phách… Thông qua lời giới thiệu và hát cùng với đàn, SV cảm nhận và xác định được khái niệm của phách.
- Giao nhiệm vụ và định hướng cho SV các nội dung, cách thức tiến hành thông qua sự hướng dẫn của GV.
- Tổ chức cho SV hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ hoặc cả lớp nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập.
Khi hướng dẫn SV thực hành phải chú ý đến sự khác nhau về nội dung của các bài. Ví dụ, bài: Cung - Quãng - Dấu hóa, phải chú ý đến việc đọc âm thanh cao tấp, to nhỏ; bài: Phách - Nhịp, phải chú ý cách vỗ tay hoặc gõ bằng nhạc cụ đồng thời hướng dẫn các em rút ra nội dung trọng tâm và kỹ năng cần khắc sâu.
- Tổ chức cho SV báo cáo kết quả sau quá trình hoạt động: Kết thúc thời gian thực hành, GV yêu cầu đại diện nhóm hoặc từng SV trình bày kết quả làm việc của mình. Ví dụ: bài Cung - Quãng - Dấu hóa, cho một số SV đọc độ cao quãng 2 trưởng, 2 thứ, 3 trưởng, 3 thứ, 4 đúng, 5 đúng, 8 đúng,… bài Phách - Nhịp, cho một nhóm gõ phách, một nhóm gõ nhịp…
Bước 3: Nhận xét quá trình hoạt động thực hành của SV và rút ra kết luận cho bài học
Trên cơ sở thực tế của hoạt động thực hành nói riêng, cả tiết học nói chung, GV phải đưa ra những lời nhận xét, đánh giá kết quả học tập của SV, mức độ hoàn thành so với yêu cầu, rút ra những kinh nghiệm gì và có thể đánh giá bằng điểm số.
Kết luận: GV khái quát lại bài học, nhấn mạnh những nội dung chính và quy trình hoạt động thực hành để SV khắc sâu và có phương pháp tự học. Đồng thời cần lưu ý đến mục tiêu giáo dục qua từng nội dung mà SV vừa tiếp cận để
có thể vận dụng trong thực tế cuộc sống.
* Điều kiện để thực hiện nội dung, quy trình
Để tiến hành dạy tiết ÂN nói chung, tổ chức các hoạt động thực hành ÂN nói riêng, phòng học cần phải được trang bị cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho việc dạy và học. Tùy theo nội dung, đặc thù từng phân môn để có phương án đề xuất xếp phòng cũng như mua sắm trang thiết bị. Đối với phân môn lý thuyết học cả lớp, cơ sở vật chất là bảng kẻ nhạc, nhạc cụ, giá nhạc; với phân môn múa, vận động…phòng học cần có thêm gương to, đầu máy Video; phòng học đàn phải được trang bị nhiều nhạc cụ…Ngoài ra còn có những đồ dùng, đạo cụ dạy học của GV: như thanh mẫu, thanh phách, thước chỉ nhạc, gõ phách; đồ dùng học tập của SV gồm: tài liệu, vật dụng, giấy kẻ nhạc, các bản vẽ mô phỏng bàn phím đàn organ…
3.1.3. Quy trình cụ thể
Như trên đã trình bày, môn Âm nhạc và Phương pháp dạy học âm nhạc
gồm nhiều phân môn, chúng tôi đã tìm hiểu từng phân môn, từng bài để xác định nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành cho SV, cụ thể như sau:
3.1.3.1. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành nhạc lý
a) Bài 1: Âm thanh và cách ghi chép nhạc
GV có thể tiến hành dạy học kết hợp thực hành các nội dung theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung hoạt động thực hành
Mục tiêu:
- Giúp SV đọc thành thạo trường độ 5 loại hình nốt: tròn, trắng, đen, đơn , kép. - Biết cách ghi nốt nhạc lên khuông và đọc thành thạo 7 âm cơ bản.
Nội dung hoạt động thực hành:
- Đọc, gõ theo trường độ các hình nốt
- Hát thể hiện ý nghĩa của dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi
Bước 2: Tổ chức hướng dẫn SV thực hiện các nội dung thực hành
* Hoạt động 1: Đọc, gõ trường độ các hình nốt:
(minh họa bằng đoạn thẳng hơn kém nhau hai lần)
+ GV mở đàn organ đếm phách và hát mẫu bằng âm la: Hát nốt tròn trong 4
phách, nốt trắng trong 2 phách, nốt đen trong 1 phách, hai nốt đơn trong 1 phách và bốn nốt kép trong 1 phách. (thực hiện 2 lần)
+ SV luyện tập: lần lượt hát nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt đơn, nốt kép. GV sửa sai cho từng SV.
+ Củng cố: Hát, đọc, gõ cả 5 loại trường độ nối tiếp nhau ở nhịp độ chậm và liên hệ bài hát tiểu học.
* Hoạt động 2: Hát thể hiện hiệu quả dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi: