Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của việc xây dụng nội dung, quy trình

Một phần của tài liệu Nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường Đại học Vinh (Trang 98)

trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN cho sinh viên ngành GDTH trường ĐH Vinh

3.2.1. khái quát về thăm dò

3.2.1.1. Mục tiêu: Nhằm thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của việc xây dựng

nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH

3.2.1.2. Nội dung: Nội dung, quy trình hoạt động thực hành: nhạc lý, ký – xướng

âm, hát, nghe nhạc và phân tích tác phẩm, chỉ huy hát tập thể, Vận động theo nhạc, trò chơi ÂN, đàn organ.

3.2.1.3. Cách thức: Dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket)

3.2.1.4. Đối tượng: Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 60 sinh viên K52,

3.2.1.5. Tổ chức thăm dò: Chúng tôi tiếp cận tập thể SV, trao đổi về nội dung, mục đích thăm dò và đề nghị SV hợp tác một cách trung thực, đúng mực, chính xác, khoa học và phát phiếu thăm dò, sau đó tổng hợp số liệu.

3.2.2. kết quả thăm dò

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của các nội dung, quy trình được đề xuất

TT Tên nội dung, quy trình

Tính cần thiết % Tính khả thi % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Nội dung, quy trình hoạt động

thực hành nhạc lý 100 - - 96,6 3,4 2 Nội dung, quy trình hoạt động

thực hành kí - xướng âm 97,5 2,5 92,2 7,8 3 Nội dung, quy trình hoạt động

thực hành hát 98,2 1,8 94,6 5,4

4

Nội dung, quy trình hoạt động thực hành nghe nhạc và phân

tích tác phẩm

84,7 15,3 85,2 14,8

5 Nội dung, quy trình hoạt động

thực hành chỉ huy 96,4 3,6 91,5 8,5 6 Nội dung, quy trình hoạt động

thực hành vận động theo nhạc 79,3 20,7 75,6 24,4 7 Nội dung, quy trình tổ chức trò

chơi 74,5 25,5 70,7 29,3

8 Nội dung, quy trình hoạt động

thực hành đàn organ 100 - - 98,2 1,8

(Nguồn từ phiếu khảo sát 60 SV K52 Khoa GDTH ĐH Vinh, tháng 12/2013) Qua kết quả thăm dò chúng tôi nhận thấy đa số các em SV đều cho rằng tất cả các nội dung, quy trình được đề xuất là rất cần thiết, bổ ích và mang tính khả thi.

Trong 8 nội dung, quy trình đó thì có: nội dung, quy trình hoạt động thực hành nhạc lý; nội dung, quy trình hoạt động thực hành ký – xướng âm; nội dung, quy trình hoạt động thực hành hát; nội dung, quy trình hoạt động thực hành đàn organ được đánh giá là quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học môn ÂN ở trường ĐH Vinh. Cả 4 nội dung kể trên, mức độ đánh giá về tính cần thiết là trên 97% và tính khả thi đều trên 92%; riêng nội dung, quy trình hoạt động thực hành nhạc lý và đàn organ đạt 100% ở mức độ đánh giá về tính cần thiết. Các nội dung, quy trình còn lại mang tính bổ trợ, góp phần và nâng cao toàn diện về chất lượng dạy học môn ÂN cho SV.

3.5. Tiểu kết chương 3

Các nội dung, quy trình hoạt động thực hành âm nhạc cho ngành SV GDTH ĐH Vinh được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức hoạt động thực hành âm nhạc trong nhà trường. Tất cả các nội dung, quy trình nêu trên đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Nội dung, quy trình này là tiền đề, là cơ sở cho nội dung, quy trình kia và ngược lại. Những nội dung, quy trình đưa ra xuất phát từ thực trạng sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong tổ chức hoạt động thực hành nói riêng và trong công tác dạy học âm nhạc nói chung. Qua kết quả khảo nghiệm chúng tôi thấy những nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành âm nhạc được xây dựng là hoàn toàn khả thi và có hiệu quả cao hơn so với việc tổ chức hoạt động thực hành trước đây đã sử dụng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng: ÂN có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm, nhận thức và mọi hoạt động trong đời sống con người.

Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tính chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ, người ta cũng thường đánh trống khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên. Trong công cuộc bảo vệ đất nước, ông cha ta cũng đã coi âm nhạc là sức mạnh tinh thần cho đồng đội: Tiếng hát át tiếng bom!. Người ta

cũng cho rằng âm nhạc còn được áp dụng để chữa trị một số căn bệnh…

Trong hệ thống Giáo dục quốc dân từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở…Âm nhạc là một trong những phương tiện quan trọng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho HS, nó làm cân bằng trạng thái tâm lý của các đối tượng tham gia hoạt động giáo dục.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra. Nghiên cứu lý luận cho thấy: Việc đề xuất các nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH ĐH Vinh là rất cần thiết vì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ÂN nói riêng, giáo dục toàn diện trong nhà trường nói chung.

1.2. Từ việc nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động thực hành ÂN tại K52 GDTH ĐH Vinh cho thấy: Chất lượng dạy học ÂN nói chung, hoạt động thực hành ÂN nói riêng trong thời gian vừa qua đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập: Nhận thức của GV bộ môn và SV về vị trí, vai trò của môn ÂN trong giáo dục toàn diện chưa thực sự phù hợp. Việc soạn thảo đề cương chi tiết và thực hiện lịch trình giảng dạy chưa đầy đủ, trình độ, năng lực và nghiệp vụ của GV ÂN chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn của Tổ, Khoa có phần lỏng lẻo. Công tác bồi dưỡng GV ÂN không được thực hiện. Tự nâng cao trình độ, cập nhật thông tin, áp dụng

công nghệ, Semina còn yếu. Công tác đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động thực hành đã được đề cập song hiệu quả chưa cao. CSVC, thiết bị và phương tiện dạy học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra đánh giá chưa thực sự động viên, khích lệ tinh thần học tập của SV.

1.3. Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng, chúng tôi đề ra một số nội dụng, quy trình tổ chức hoạt động thực hành nhằm nâng cao chất lượng dạy học ÂN như sau:

- Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Nhạc lý - Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Kí-xướng âm

- Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Hát,

- Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Nghe nhạc, - Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành chỉ huy

- Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Vận động theo nhạc - Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Trò chơi ÂN

- Nhóm nội dung, quy trình hoạt động thực hành Đàn organ

1.4. Kết quả thăm dò cho thấy quy trình mà chúng tôi đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Nếu được đem vào sử dụng chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thực hành ÂN nói riêng, dạy học ÂN nói chung ở khoa GD trường ĐH Vinh.

1.5. Như vậy, mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã được giải quyết, giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Đề tài đã hoàn thành.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần có những cơ chế mới, phù hợp với tình hình GD ÂN hiện nay như: - Quản lý chặt chẽ việc đào tạo và chất lượng đào tạo chuyên ngành sư phạm

ÂN của các trường nghệ thuật trong cả nước. Tránh hiện tượng đào tạo GV ÂN một cách tràn lan như những năm trước đây.

- Tăng cường việc tập huấn về đổi mới PPDH ÂN để GV kịp thời nắm bắt những vấn đề mới, tiên tiến nhất; đồng thời để GV có cơ hội học hỏi, trao đổi

kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

- Có chính sách thu hút những người có phẩm chất đạo đức, tài năng ÂN vào nghề sư phạm và có những chính sách động viên cả về tinh thần, vật chất để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp GD.

2.2. Đối với Trường ĐH Vinh và khao Giáo dục

- Triển khai, phổ biến kịp thời những chủ trương chính sách của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học cũng như việc đổi mới phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả dạy học.

- Cử GV ÂN tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề do Bộ tổ chức theo chuyên môn Âm nhạc và chuyên ngành Tiểu học.

- Cho GV ÂN được tham gia vào hoạt động khoa học cấp Bộ, cấp Trường, cấp Khoa, để vừa khuyến khích GV làm công tác nghiên cứu, hướng dẫn luận văn cho SV đồng thời nâng cao trình độ lý luận trong dạy học.

- Chú trọng đến việc đầu tư mua sắm CSVC, thiết bị và đồ dùng dạy học nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn ÂN.

- Hàng năm tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về chất lượng dạy học của GV và trang thiết bị dạy học ÂN.

2.3. Đối với giáo viên môn Âm nhạc

- Phải thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tay nghề vững vàng.

- Thường xuyên cập nhật thông tin, áp dụng công nghệ trong biên soạn giáo trình, bài giảng.

- Có ý thức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, xây dựng các quy trình hoạt động thực hành, đổi mới PPDH nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo.

- Phải tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tác, dàn dựng, biểu diễn nghệ thuật, tránh sa vào nói suông, xa rời thực tế trong nghệ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn Hóa TW, (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X

của Đảng. Nxb Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2000), Quyết định của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về ban hành điều lệ trường Tiểu học và Trung học, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường CĐSP Nhạc - Họa TW, (nay là trường ĐHSP Nghệ thuật TW), (2005), Hội thảo khoa học về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Âm nhạc ở các trường sư phạm, phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học,

Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc,

Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu

học, Nxb Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 –

2020, Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW (2011),

Kỷ yếu hội thảo khoa học ca khúc cho Nhà trường phổ thông hiện nay, thực trạng và giải pháp.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2001), Nghệ thuật 1, Nxb Giáo dục. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2002), Nghệ thuật 2, Nxb Giáo dục. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2003), Nghệ thuật 3, Nxb Giáo dục. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2004), Âm nhạc 4, Nxb Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2005), Âm nhạc 5, Nxb Giáo dục.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

17. Chu Thị Thủy An, (2008), Quy trình rèn luyện kỹ năng viết chữ đẹp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường Đại học sư phạm.

18. Chu Thị Thủy An, (2009), Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa

Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.

19. Phan Trần Bảng, (2001), Phương pháp giảng dạy Âm nhạc, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

20. Thái Khắc Cung, (2010), Dự báo nhu cầu giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc và Mỹ thuật ở tỉnh Nghệ An đến 2010, (Luận văn Th.s khoa học Giáo dục, Đại học

Vinh).

21. Mai Thị Cúc, (2010), Một số biên pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa,

(Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh).

22. Đoàn Tiến Dũng, (2009), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn

Âm nhạc ở các trường THCS thành phố Thanh Hóa, (Luận văn Th.s khoa học

giáo dục, Đại học Vinh).

23. Lê Thế Đạt, (2010), Quy trình sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy

học lịch sử ở tiểu học, Luận văn Th.s, Đại học Vinh.

24. Vũ Cao Đàm, (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học kỹ thuật Hà Nội.

25. Phạm Thị Hoàng Hiền, Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạy động dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học thành phố Thanh Hóa,

tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Th.s, Đại học Vinh).

26. Phạm Minh Hùng, (2010), Một số vấn đề hiện nay của giáo dục tiểu học,

Chuyên đề Cao học, Đại học Vinh.

học, chuyên đề Cao học, Đại học Vinh.

28. Nguyễn Thị Hường, (2001), Quy trình tổ chức cho học sinh quan sát kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên xã hội ở trường tiểu học, Tạp

chí GD, Số 7/2001, tr 40-42.

29. Nguyễn Thị Hường, (2003), Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử ở trường tiểu học, Tạp chí GD, Số 7/2003, tr 25-27.

30. Phan Quốc Lâm, (2007), Nội dung, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên kỳ 4 của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh,

Tạp chí GD, Số đặc biệt, 12/ 2007, tr 2-3.

31. Phan Quốc Lâm, (2007), Nội dung, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên kỳ 7 của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh Tạp chí GD, Số đặc biệt, 12/ 2007, tr 4-5.

32. Phan Quốc Lâm, (2008), Nội dung, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh, Tạp chí GD, Số 204, Kỳ 2, 12/ 2008, tr 43.

33. Hoàng Long, (chủ biên), (2006), Hỏi đáp về dạy học Âm nhạc lớp 4, 5, Nxb

Giáo dục.

34. Hoàng Long - Hoàng Lân, (2002), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Tập I,

II, III, Nxb Giáo dục. Đại học Sư phạm.

35. Hoàng Long - Hoàng Lân, Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Đại học sư

phạm 2004.

36. Hoàng Long - Hoàng Lân, (2005), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Giáo dục.

37. Lê Anh Tuấn (chủ biên), (2010), Giáo trình Âm nhạc tập 1, Nxb Đại học Sư

phạm.

38. Âu Thị Ánh Tuyết, (2008), Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tự phát

39. Nguyễn Thị Hồng Thư, Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Âm

nhạc - Mỹ thuật ở trường DDHSP Nghệ thuật TW giai đoạn 2010-2015. (Luận

văn Th.s khoa học giáo dục - ĐH Vinh).

40. Mai Ngọc Trâm, Một số biên pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy

môn Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non, (Luận văn Th.s khoa học giáo dục - ĐH Hồng Đức).

41. Chương trình Tiểu học, (2002), Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường Đại học Vinh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)