Một số giải pháp nhằm tăng cường triển khai thực hiện đề án 1956

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 100)

1. MỞ ĐẦU

4.5.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường triển khai thực hiện đề án 1956

4.5.2.1 Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề

- Thực hiện đầy đủ các chính sách quy định tại quyết đinh 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của thủ tướng chính phủ về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

-Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách cụ thể, đảm bảo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương. Xây dựng quy chế phối hợp giữa phòng lao động thương binh xã hội và các cơ quan có liên quan trong quản lý đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

-Nâng cao trách nhiệm cho cán bộ quản lý về đào tạo nghề và việc làm, thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, dứt khoát, nhất quán giữa cấp huyện và chính quyền cấp xã phù hợp với điều kiện và khả năng chuyên môn của từng ngành, từng cấp đảm bảo việc dạy nghề, học nghề thực hiện đúng các quy định của nhà nước.

Tranh thủ sự quan tâm của các Bộ, Ngành trung ương, thực hiện triển khai có hiệu quả dự ánTăng cường năng lực đào tạo nghề về mua sắm trang thiết bị dạy nghề, dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn, lao động nghèo, lao động là người tàn tật, lao động bị thu hồi đất canh tác. Quản lý, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề sử dụng có hiệu quả Dự án “Tăng cường năng lực công tác đào tạo nghề” về mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

-Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính của các cơ sở dạy nghề.

4.5.2.2.Nhóm giải pháp vềđào tạo nghề:

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về công tác

đào tạo nghề và tuyên truyền, tư vấn học nghề - tư vấn việc làm cho lao động nông thôn:

-Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của công tác đào tạo nghề với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương làm cho người lao động thấy được đào tạo nghề là động lực cải thiện cuộc sống của chính họ và phát triển đất nước, giá trị của trình độ nghề nghiệp trong nên kinh tế thị trường đối với vấn đề đảm bảo việc làm của người lao động; Tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia học nghề.

-Chỉ đạo hệ thống đài phát thanh của huyện, xã, các thôn xóm thường xuyên có chuyên mục sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về dạy nghề. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác đào tạo nghề.

b)Đẩy mạnh công tác xã hội hoá dạy nghề:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, doanh nghiệp và xã hội về dạy nghề; phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của dậy nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, về yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội bền vững; nhận thức đúng giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi, thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề. Mỗi năm tổ chức đào tạo ngắn hạn từ 20 -25 lớp, tập trung vào các ngành nghề: Kỹ thuật sửa chữa điện tử, cơ khí, tin học văn phòng, dịch vụ…

-Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

-Huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển dạy nghề. Tăng cường vai trò của cộng đồng, của các đoàn thể đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng dạy nghề.

c) Tăng cường năng lực đào tạo nghề của các cơ sởđào tạo nghề

- Giải pháp đối với giáo viên dạy nghề:

+Cần bổ sung giáo viên dạy nghề để đảm bảo tỷ lệ trung bình 1 giáo viên /15 học sinh. Tuy nhiên việc tuyển dụng giáo viên phải theo chuẩn quy định của thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19/9/2010 của bộ lao động thương binh xã hội về quy định chuẩn giáo viên dạy nghề.

+Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông tham gia dạy nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

+Có chính sách đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cử giáo viên tham gia các hội thi, hội giảng giáo viên dạy ngề các cấp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

+Hoàn thiện các chế độ,chính sách đối với đội ngũ giáo viên đặc biệt chế độ tiền lương: Chế độ tiền lương của chúng ta hiện nay chưa khuyến khích được giáo viên có năng lực chuyên môn cao do đó phải có chế độ tiền lương phù hợp để khuyến khích những người có năng lực tham gia đào tạo.

+Đổi mới phương pháp giảng dạy: Mỗi một giáo viên dạy nghề phải luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với từng ngành nghề, phù hợp với thực tiễn sản xuất. Các giáo viên dạy nghề thường dạy nghề mà mình đảm nhiệm qua năm này sang năm khác mà vẫn không thay đổi phương pháp giảng dạy. Vấn đề này là do giáo trình dạy nghề thường không thay đổi và cũng do tính lười thay đổi của đội ngũ giáo viên dạy nghề. Cùng một giáo án, cùng một phương pháp giảng hết lớp này đến lớp khác. Trong khi đó công nghệ thay đổi từng ngày, thực tiễn sản xuất thay đổi từng ngày và học viên cũng thay đổi dẫn đến việc phương pháp giảng dạy không còn phù hợp nữa. Các cơ sở dạy nghề phải luôn luôn có những giải pháp để tạo cho giáo viên luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn. Một số biện pháp như: thi hội giảng, thiết kế đồ dùng dạy học, tự kiểm điểm quá trình giảng dạy … cần được các cơ sở dạy nghề vận dụng liên tục để cho giáo viên dạy nghề luôn luôn tích cực hoạt động trong môi trường sáng tạo và tích cực.

-Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:

+Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Yên phong hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề. Trong những năm tới huyện Yên Phong phải tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề hiện có; khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm khuyến công, phòng kinh tế… có đủ điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

kiện tham gia dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và cơ cầu ngành nghề đào tạo cho các ngành kinh tế và phổ cập nghề cho thanh niên. Việc mở rộng quy mô dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương tránh chồng chéo, phân tán các nguồn lực làm giảm hiệu quả các cơ sở dạy nghề, đảm bảo yêu cầu nâng cao trình độ nghề cho người lao động với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo; liên thông giữa các trình độ đào tạo, linh hoạt, dễ tiếp cận và huy động được các lực lượng xã hội tham gia, đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi người.

+Tiếp tục tạo điều kiện xin vốn, đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề của huyện thành trường trung cấp nghề, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề đồng bộ theo chuẩn hiện đại và tương ứng với kỹ thuật, công nghệ phù hợp với các ngành nghề đào tạo tại địa phương tránh tình trạng đầu tư trang thiết bị không phù hợp gây lãng phí.

- Phát triển chương trình, giáo trình:

+ Căn cứ vào chương trình khung của Bộ lao động thương binh và xã hội các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình cho từng trình độ đào tạo để đảm bảo các mục tiêu dạy nghề và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

+Xây dựng chương trình, giáo trình cần cân đối giữa lý thuyết, thực hành và xây dựng chương trình theo mô – dun.

d)Tăng cường công tác giám sát, đánh giá, xây dựng hệ thống dữ liệu, điều tra cập nhật bổ sung số liệu cung- cầu lao động và nhu cầu học nghề:

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của huyện về dạy nghề gắn kết với cơ sở dữ liệu về lao động việc làm.

- Hằng năm thực hiện điều tra, cập nhật bổ sung số cung – cầu lao động và nhu cầu học nghề để nắm chắc diễn biến cung – cầu lao động và có những đính hướng đào tạo cho phù hợp.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động dạy nghề cho người lao động để các ban ngành, cơ sở dạy nghề cùng phối hợp giám sát.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

- Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án. Từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được; đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối hợp, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể.

e) Xây dựng các mô hình:

Bên cạnh việc tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề, các ban ngành, đoàn thể, địa phương cần phối hợp với các cơ sở dạy nghề xây dựng, phát triển các mô hình dạy nghề phù hợp với địa phương, giúp cho lao động nông thôn có được những nhận thức mới về kinh nghiệm, kỹ thuật lao động sản xuất, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho gia đình, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

f)Phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho các đối tượng là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông:

+Hiện nay trong xã hội Việt Nam, một nghịch lý rất dễ nhận thấy trong vấn đề đào tạo nghề đó là hiện tượng thừa thầy thiếu thợ. Tâm lý của người dân luôn luôn nghĩ rằng con cái mình phải học đại học. Trong khi đó, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường lại không xin được việc làm hoặc phải làm trái nghề. Một trong những giải pháp đặt ra đó là phải có định hướng nghề nghiệp tốt cho đối tượng đang đi học và giải quyết tâm lý của người dân về tâm lý trọng bằng cấp.

+Đối với hệ Trung học cơ sở: phân luồng khoảng 30% người học sang học nghề. Những người có khả năng học kém hoặc có những hoàn cảnh khó khăn không có khả năng học cao hơn nữa thì nên chọn phương án học nghề. Học nghề một thời gian có nghề để kiếm sống và hỗ trợ gia đình. Khi học nghề sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, những đối tượng này nhanh chóng tự lập trong cuộc sống và hoàn thiện tay nghề của mình một cách nhanh chóng. Việc học nghề trong giai đoạn này cũng đỡ tốn kém tiền của gia đình và xã hội mà vẫn đảm bảo được công ăn việc làm cho người học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

+ Đối với hệ trung học phổ thông: Phân luồng khoảng 60% người học sang học nghề, những người có khả năng học đại học kém hoặc những người có năng khiếu về những ngành nghề phù hợp thì nên chọn đi học nghề. Các đối tượng sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có kiến thức phổ thông tốt hơn các đối tượng trung học cơ sở, do đó khi các đối tượng này chuyển sang học nghề cũng nhanh hơn và nhanh chóng tự lập kiếm sống.

g) Nguồn kinh phí hỗ trợ:

-Cần xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, các tổ chức tham gia khảo sát, điều tra tư vấn học nghề - giới thiệu việc làm. Có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với các đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng mô hình học nghề và sau học nghề.

-Bổ sung thêm nguồn kinh phí đào tạo cho các cơ sở dạy nghề tránh tình trạng các cơ sở tuyển được lớp nhưng không đủ kinh phí đào tạo phải đợi nguồn năm tới. Mở rộng đối tượng hỗ trợ học nghề cho bộ đội xuất ngũ, phụ nữ học nghề.

-Hỗ trợ kinh phí cho các cở xây dựng chương trình, giáo trình, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất.

4.5.2.3 Liên kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh:

Việc liên kết giữa các cơ sở, trường dạy nghề với các đơn vị sản xuất ở các nước phát triển trên thế giới đã được áp dụng từ lâu và rất hiệu quả nhưng ở Việt Nam thì mới chỉ có một số trường ở các thành phố lớn. Đây là điều đang còn nhiều bất cập như hiện nay. Để có được sự hợp tác giữa các cơ sở, trường dạy nghề và doanh nghiệp chúng ta nên có những định hướng cụ thể như sau:

-Xây dựng cơ chế, chính sách: Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trở thành một chủ thể quan trọng trong đào tạo nghề. Có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với các cơ sở trong đào tạo và giải quyết việc làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

-Liên kết xây dựng chương trình, giáo trình:Các cơ sở dạy nghề, trường nghề nên có khung đào tạo chung hướng tới nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo giúp sinh viên cập nhật được xu hướng mới trong khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội. Để làm được điều này cần tổ chức các cuộc hội thảo giữa các đơn vị sản xuất với các cơ sở đào tạo.

-Liên kết thực tập tại doanh nghiệp: Các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp cần hợp tác làm tăng tính thực tế; cần phải làm rõ các nhiệm vụ mà sinh viên cần làm, doanh nghiệp có thể điều chỉnh nội dung thực tập sao cho phù hợp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc học cũng như như việc tiếp nhận kiến thức của sinh viên, như vậy sinh viên sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng giữa môi trường học tập và làm việc, đồng thời các bạn có thể phẩn nào nhận thức được thế mạnh của mình, doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận và lựa chọn nhân lực cho mình.

-Một số hoạt động mang tính chất hợp tác khác:

+Giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị sản xuất có thể tổ chức các cộc hội thảo trao đổi tìm hiểu nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp và năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề giúp các đơn vị chủ động gắn kết phối hợp đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía (thực hiện kế hoạch đào tạo công nhân theo địa chỉ ).

+Doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng với nhà trường, việc này càng làm cho các sinh viên có động lực phấn đấu và tạo mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị sản xuất và cơ sở đào tạo.

4.5.2.4 Giải pháp về công tác xuất khẩu lao động:

-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động.

-Tổ chức tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xuất khẩu lao động. Cung cấp cho người lao động các thông tin về thị trường lao động, quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm khi tham gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

xuất khẩu lao động. Đồng thời phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi tiêu cực, đặc biệt là các hoạt động lừa đảo dưới danh

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)