Đánh giá hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cholao

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 65)

1. MỞ ĐẦU

4.2.1Đánh giá hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cholao

Hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề và giải quyết việc làm được xác định là hoạt động đầu tiên trong các hoạt động của đề án 1956. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm rất quan trọng trong việc triển khai thành công các chính sách của Đảng, nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bảng 4.4 Công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền

Nội dung Người thực hiện

1.Tổ chức hội nghị quán triệt đề án 1956, đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thông huyện nhà giai đoạn 2011-2015

-UBND huyện kết hợp với các xã, các tổ

chức chính trị, các hội tổ chức hội nghị phổ

biến quán triệt nội dung của đề án.

2. Hình thức triển khai

- Xây dựng, biên soạn tài liệu tuyên truyền

-Phòng LĐ-TB&XH kết hợp với đơn vị dạy nghề biên soạn tài liệu tuyên truyền.

- Đài phát thanh -Đài phát thanh của huyện, xã tổ chức phát thanh tuyên truyền về công tác đào tạo nghề

và giải quyết việc làm.

- Hình thức khác Tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu, tờ

rơi, tư vấn trực tiếp.

3. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội của huyện trong hoạt động tuyên truyền

-Phòng lao động thương binh xã hội kết hợp với Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội sinh vật cảnh… tổ chức phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề

và giải quyết việc làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Mục đích của hoạt động tuyên truyền: Để phổ biến kịp thời thông tin thị trường lao động và chính sách của Nhà nước về việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động tới mọi đối tượng có nhu cầu trong xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của lao động nông thôn nhằm lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và tạo sự đồng thuận trong dạy nghề gắn với giải quyết việc làm.

Xác định đây là một việc làm thường xuyên, liên tục, có tác dụng định hướng cho người lao động. Trong những năm qua UBND huyện chỉ đạo Phòng lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp triển khai tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu bộ luật lao động; các hệ thống thông tin đại chúng như: Đài phát thanh huyện, hệ thống loa đài của xã, thôn, pa nô, áp phíc, băng zôn qua đường, tờ rơi; thông qua các hội nghị của của các tổ chức xã hội có sự tham gia của các lực lượng như: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các cơ sở đào tạo nghề… đã đạt được một số kết quả nhất định. Bảng 4.5Tổng hợp kết quả hoạt động tuyên truyền tư vấn, giới thiệu việc làm Nội dung ĐVT Chia ra các năm 2011 2012 2013 1.Hình thức tuyên truyền

-Hệ thống đài phát thanh của huyện. Lần 40 42 42

-Pa nô, áp phíc Chiếc 27 29 33

- Tờ rơi Tờ 650 680 735

- Các tổ chức chính trị xã hội: +Số lớp được tuyên truyền +Tuyên truyền qua các hội nghị

Lớp Lần 20 4 24 4 26 6

2.Nội dung tuyên truyền

- Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm và đào tạo nghề

Người 600 540 402 -Tư vấn học nghề và giải quyết việc làm Người 600 540 402

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm tại huyện Yên Phong trong 3 năm đạt được những kết quả sau :

- Hình thức tuyên truyền: Công tác tuyên truyền được triển khai rất đa dạng và rộng rãi qua hệ thống truyền thanh năm 2011 là 40 lần thì đến năm 2013 là 42 lần (tăng 2 lần so với năm 2011); qua pa nô, áp phích năm 2011 là 27 cho đến năm 2013 tăng lên 33 (tăng 6 chiếc); qua tờ rơi năm 2011 là 650 tờ đến năm 2013 tăng lên 735 tờ (tăng 85 tờ); qua các tổ chức chính trị năm 2011 tuyên truyền được 20lớp đến năm 2013 truyên truyền được 26 lớp tăng 6 lớp; qua hội nghị năm 2011 tuyền truyền được 4 lần đến năm 2013 tuyên truyền được 6 lần (tăng 2 lần). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nội dung tuyên truyền: Đã tiến hành tuyên truyền các quy định của Bộ luật lao động về lao động, việc làm, xuất khẩu lao động. Tuyên truyền phổ biến thông tin của các dự án " Đổi mới phát triển nghề", " Đào tạo nghề cho lao động nông thôn", " Hỗ trợ cho người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng", " Hỗ trợ phát triển thị trường lao động”. Hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài, lập hồ sơ cấp phép lao động cho người nước ngoài. Tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động. Tuyên truyền vai trò của học nghề đối với giải quyết việc làm, tư vấn học nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Bảng 4.6 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác truyên truyền dạy nghề và tư vấn giới thiệu việc làm ĐVT: % Nội dung Đ ã đào tạo (N=30) Chưa đào tạo (N=30) Cán bộ quản lý (N=12) Người sử dụng lao động (N=5) 1.Sự tiếp cận của người lao động đối với chương trình dạy nghề và giới thiệu việc làm 100 100 - -

-Hệ thống loa đài, báo trí 23,3 10 - - -Bạn bè, hàng xóm, người thân 10 6,7 - - -Cán bộ các đơn vị dạy nghề 40 46,6 - - -Các tổ chức, hội, đoàn thể 6,7 10 - - -Cán bộ địa phương 20 26,7 - - 2.Hình thức tuyên truyền 100 100 100 100 -Đa dạng 86,7 73,3 83,3 80 -Chưa đa dạng 13,3 26,7 16,7 20

3.Nội dung tuyên truyền 100 100 100 100

-Đa dạng 90 66,7 75 60

-Chưa đa dạng 10 32,3 25 40

4.Mức độ thường xuyên 100 100 100 100

-Thường xuyên 73,3 63,3 83,3 80

-Chưa thường xuyên 26,7 36,7 16,7 20

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014.

Trên cơ sở số liệu điều tra cho thấy công tác tuyên truyền đào tạo nghề và tư vấn giới thiệu việc làm được triển khai rộng rãi trên các hệ thống thông tin với nội dung đa dạng.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền triển khai còn hạn chế. Cụ thể: Số lần tuyên truyền còn ít nó biểu hiện qua số lần tuyên truyền, số lớp truyên truyền,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

số tơ rơi, pa nô, áp phíc. Số người lao động còn thiếu thông tin về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được phản ánh qua bảng 4.6. Tỷ lệ người lao động đánh giá các hình thức chưa đa dạng còn cao.

Qua ý kiến đánh giá của người lao động, của cán bộ đào tạo, người sử dụng lao động chúng ta thu được các ý kiến sát thực, quý báu từ đó giúp ban chỉ đạo đề án đào tạo nghề huyện có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về công tác tuyên truyền để có hướng điều chỉnh cho hợp lý.

4.2.2 Đánh giá công tác điu tra kho sát, d báo nhu cu dy ngh - vic làm.

Dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong để tạo việc làm có nhu cầu lớn, mỗi năm có khoảng hàng trăm người cần được học nghề, hàng nghìn người cần được tập huấn bồi dưỡng kiến thức. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay việc dạy nghề cho nông dân là dạy cái gì, dạy như thế nào. Để đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước khi thực hiện chương trình đào tạo nghề, thiết nghĩ cần tổ chức điều tra phỏng vấn, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của nông dân trên địa bàn huyện, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên trong những năm qua huyện Yên Phong chưa có kế hoạch cũng như thực hiện một cuộc điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo nghề - việc làm cho lao động nông thôn của các cơ quan quản lý hay các cơ sở dạy nghề, dẫn đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn mang nặng hình thức.

Qua trao đổi với cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề ở các cơ sở dạy nghề, việc xác định nhu cầu học nghề chủ yếu là dựa vào chỉ tiêu phân bổ đào tạo hàng năm và dựa vào số cán bộ quản lý phụ trách mảng dạy nghề của xã. Các cơ sở dạy nghề thông báo có chỉ tiêu đào tạo các loại nghề đến địa phương đăng ký với cơ sở. Các lớp học được mở tại xã, thôn….Do đó công việc đào tạo nghề đạt hiệu quả chưa cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Để đánh giá về sự cần thiết của công tác điều tra, dự báo nhu cầu học nghề - việc làm được khách quan. Đề tài tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các học viên đã tham gia đào tạo nghề, lao động chưa tham gia đào tạo nghề, người quản lý, người sử dụng lao động.

Bảng 4.7 tổng hợp ý kiến về sự cần thiết của hoạt động điều tra khảo sát nhu cầu học nghề - việc làm. ĐVT % Nội dung Lao động qua đào tạo (N= 30) Lao động chưa qua đào tạo (N=30) Người sử dụng lao động (N=5) Người quản lý (N=12) Sự cần thiết 100 100 100 100 -Rất cần thiết 36,7 30 60 66,7 -Cần thiết 56,7 60 40 33,3 -Chưa cần thiết 6,6 10 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014.

Hộp 4.1 khó khăn trong việc khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông thôn.

Kinh phí phân bổ hàng năm cho chương trình dạy nghề chủ yếu được tập trung cho các lớp đào tạo. Chưa bố trí kinh phí cho việc tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông thôn.

Với việc điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề và việc làm đối với đội ngũ quản lý chỉ có 66,7% ý kiến cho là rất cần thiết điều này cho thấy nhiều cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề vẫn còn xem nhẹ vấn đề này. Trong thực tế việc dự báo nhu cầu đào tạo nghề và việc làm là một việc làm hết sức quan trọng có vai trò quyết định tới công tác xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Việc dự báo nhu cầu dạy nghề và việc làm sẽ giúp cho các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đào tạo nghề cho từng giai đoạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 65)