Kinh nghiệm thực tiễn đào tạo nghề ở các nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 30)

1. MỞ ĐẦU

2.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn đào tạo nghề ở các nước

2.2.1.1 Kinh nghiệm Nhật Bản

Trong những năm gần đây Nhật Bản đã có những thành tựu rực rỡ về công nghiệp và kinh tế gây sự chú ý trên thế giới. Sở dĩ Nhật Bản có được nhưng thành công như vậy là nhờ sự quan tâm đến sự đào tạo nguồn nhân lực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

chất lượng cao. Ngay từ thời Minh Trị, chính quyền Minh Trị đã quan tâm xây dựng từng bước hệ thống giáo dục đại học bắt đầu từ các trường đại học hoàng gia công lập lần lượt được thành lập từ năm 1877 trên cả nước và cho thành lập đại học tư thục từ các trường dạy nghề khi bước vào thế kỷ 20 với mục đích nhanh chóng sản sinh ra một lớp công nhân có tay nghề thích hợp và cần thiết cho phát triển với một tinh thần trách nhiệm trong thái độ lao động triệt để mà chúng ta đã thấy qua những thành công của họ.

Từ năm 1958 giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề đã được đưa vào cả những trường phổ thông trung học lẫn trường cấp 2. Một trong những chính sách được chính phủ Nhật Bản áp dụng là việc đưa các môn kỹ thuật thành môn bắt buộc tại tất cả các trường cấp 2 và môn giáo dục hướng nghiệp dạy nghề trước đây được chuyển sang các trường phổ thông trung học như là một môn học tự chọn. Mục tiêu chủ yếu đào tạo các môn kỹ thuật ở trường cấp hai là nhằm giúp học sinh nắm kỹ năng cơ bản thông qua kinh nghiệm sáng tạo/ sản xuất, am hiểu công nghệ hiện đại giúp học sinh hiểu mối quan hệ mật thiết giữa công nghệ và cuộc sống, nuôi dưỡng mối quan tâm phát triển công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Ở các trường phổ thông trung học, học sinh theo học chương trình hướng nghiệp dạy nghề kỹ thuật bắt buộc phải học môn cơ sở như “cơ sở kỹ thuật”, “toán kỹ thuật”, đồng thời môn học về các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc được đưa vào các khóa học cho tất cả học sinh các cấp phổ cập.

Cuối những năm 1980 bộ giáo dục đưa môn học lý thuyết máy tính mới vào chương trình giáo dục kỹ thuật tại trường cấp 2 (không phải cấp 1 như ở Việt Nam). Đối với trung học phổ thông tất cả các sinh viên học nghề đều phải học môn công nghệ thông tin có liên quan đến chuyên ngành của họ.

Hiện nay tại Nhật Bản mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một trung tâm đào tạo chưa kể loại trường chuyên tu/chuyên môn dạy nghề của tư nhân chiếm 80% - 90% trong tổng số trường dạy nghề trên cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Ngoài việc xây dựng các chương trình học nghề Nhật Bản còn chú trọng đến việc đào tạo mới giáo viên giảng dạy, các phương pháp đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ cho đào tạo kỹ thuật.

Trên cơ sở đó cho ta thấy đào tạo nghề tại Nhật Bản thành công nhờ có hệ thống giáo dục tốt. Đào tạo nghề tại Nhật bản gắn liền với các doanh nghiệp, chú trọng đào tạo kiến thức thực hành nghề, nâng cao tính tự học, thái độ làm việc giúp học viên sau khi đào tạo có tính kỷ luật và tay nghề cao, có việc làm ổn định. Với chính sách đào tạo nghề hợp lý Nhật Bản đã đào tạo cho đất nước đội ngũ công nhân lành nghề góp phần tạo nên nền kinh tế phát triển thần kỳ. (Nguồn:Lê Hồng Thọ- số 13-tháng 3/2008).

2.2.1.2. Kinh nghiệm NA UY a) Mô hình đào tạo:

Mô hình chung đào tạo nghề ở Na Uy là “ 2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cương và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như “ mô hình 1+ 3” ( 1 năm học tại trường và 3 học nghề ), mô hình “ 0 + 4” ( cả 4 năm học đều học nghề ).v.v…

Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có được sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tượng liên quan. Đặc biệt là có sự hợp tác chặt chẽ của ba bên như Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phương. Các đối tác liên quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lượng đào tạo của mô hình dạy nghề này. Thêm vào đó, trong tình hình thị trường lao động tương đối khan hiếm, các giới chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến việc thực tập sinh.

b).Nguyên tắc đào tạo:

ở Na Uy, những người lựa chọn con đường học nghề sẽ kí hợp đồng với một công ty mà công ty này phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

là doanh nghiệp đào tạo. Trong khoảng thời gian 2 năm thực hành về một nghề cụ thể, Doanh nghiệp cần phải đảm bảo nguyên tắc: Năm một các công nhân lành nghề sẽ hướng dẫn về kĩ thuật. Năm 2 giảm bớt hướng dẫn, tăng cường việc tự học. Học viên sẽ được hưởng lương học việc trong cả 2 năm. Sau khi kết thúc việc học, học viên được trao chứng chỉ và bắt đầu có thể tìm kiếm việc làm.

Các mô hình khác cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc của mô hình đào tạo “ 2+2”.

Nội dung chương trình đào tạo nghề: Nội dung chương trình đào tạo nghề do các tổ chức 3 bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội dung đào tạo được soạn thảo dựa trên nguyên tắc: Xây dựng kiến thức cơ bản về việc đọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kĩ năng thực tiễn.

Các tổ chức ba bên cấp khu vực – Ban đào tạo – chịu trách nhiệm xác định quy mô đào tạo nghề, kinh phí của chính phủ cấp cho đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, giám sát và tổ chức cuộc thi cấp chứng chỉ đào tạo nghề.v.v…

Nội dung của các chương trình đào tạo nghề của Na Uy đều nhằm mục tiêu chung là cung cấp được kiến thức đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành để người học có thể ứng dụng những kinh nghiệm thực tiễn vào cuộc sống. (Nguồn: Thanh loan, năm 2011).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 30)