Kinh nghiệm thực hiện đào tạo nghềcholaođộ ngnông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 33)

1. MỞ ĐẦU

2.2.2Kinh nghiệm thực hiện đào tạo nghềcholaođộ ngnông thôn ở Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm đào tạo nghề tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, trung du phía bắc, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp.Với địa thế là một tỉnh có đường quốc lộ nối liền sân bay nội bài với cửa khẩu tân thanh Lạng Sơn giáp với đường biển Quảng Ninh, Hải Phòng Bắc Giang có nhiều lợi thế phát triển kinh tế xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang nắm được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nên đã bắt tay vào việc xây dựng đề án cho người lao động nông thôn. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự vào cuộc của toàn xã hội, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những thành công nhất định:

Quy mô dạy nghề tăng nhanh: Ngoài các trung tâm dạy nghề công lập trong những năm qua Sở Lao động - Thương binh xã hội phối hợp với sở giáo dục xây dựng đề án thành lập trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn trình Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ra quyết định thành lập, trình UBND tỉnh thành lập thêm 01 trung tâm dạy nghề tư thục. Cấp giấy phép dạy nghề cho 01 trường trung cấp tư thục, 14 cơ sở kinh doanh, quy mô tuyển sinh đã tăng từ 25.235 người năm 2010 lên 28.160 năm 2013...

Trong 3 năm 2011- 2013 toàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 81.960 người, đạt 100,24% kế hoạch; đạt 58,38% so với mục tiêu cả giai đoạn.

Cơ cấu nghề đào tạo, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên do có sự thay đổi trong cách thức đào tạo: Ngoài việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học các cơ sở dậy nghề đã chú ý đến việc giáo dục vệ sinh, an toàn lao động, ý thức tác phong công nghiệp, kiến thức về sự khởi nghiệp , kiến thức về quản lý doanh nghiệp. Các cơ sở dạy nghề còn phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, thực hành tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp cử công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Sự thay đổi trong cách thức đào tạo làm cho hiệu quả đào tạo được nâng lên rõ rệt: Trên 90% sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng, trên 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề, trên 70% học sinh tốt nghiệp sơ cấp nghề có việc làm sau đào tạo. Phần lớn số lao động sau đào tạo có việc làm góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

Công tác dạy nghề được triển khai rộng rãi: Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã đưa nhiệm vụ dạy nghề vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mỗi địa phương đã bố chí người chuyên trách về công tác đào tạo nghề, công tác thanh tra kiểm tra được chỉ đạo. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị được quan tâm. Sở Lao động - thương binh và xã hội kết hợp với ban tuyên giáo tỉnh ủy, báo Bắc Giang, Đài phát thanh truyền hình Bắc Giang tuyên truyền sâu rộng chính sách đào tạo nghề. UBND tỉnh chỉ đạo các cấp hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân...triển khai công tác dạy nghề, các cơ sở dạy nghề phối hợp với UBND các xã, phường thị trấn tham gia công tác đào tạo nghề.

Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng thường xuyên được nâng cao chất lượng, hệ thống thông tin thị trường được xây dựng, nội dung, chương trình được xây dựng xát thực tế.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bắc Giang đạt hiệu quả cao đã góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. (Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang, năm 2013)

2.2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, trung du, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư phân bố rộng, lao động tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ dân trí thấp nên khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nông dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy đạo nghề cho lao động nông thôn trở nên bức thiết.

Thực hiện Quyết đinh 1956/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ban chỉ đạo đề án giao cho UBND các huyện thị xã lựa chọn các xã điểm xây dựng nông thôn mới tổ chức mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm, tăng năng suất, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập. Năm 2010 tỉnh Phú Thọ phối hợp với Tổng cục dạy nghề thí điểm mô hình nuôi lợn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

thương phẩm, trồng nấm. Năm 2012 tỉnh tổ chức 28 mô hình đào tạo 16 nghề cho 896 lao động.

-Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp, các ngành, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 của thủ tướng chính phủ đã thu được những kết quả ban đầu: Tính đến hết năm 2012 số lao động nông thôn được học nghề (trong 3 năm) là 14.114 người. Số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 11.425 người đạt 80,9%. Đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho 09 cơ sở dạy nghề. Đội ngũ quản lý, giáo viên dạy nghề đước tăng cường về số lượng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ban đầu đáp ứng được yêu cầu. Đa số lao động nông thôn sau đào tạo nghề đã áp dụng được kiến thức, kỹ năng vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

-Bên cạnh những thành công đã đạt được trong công tác đào tạo nghề còn một số những bất cập:

+Việc đào tạo chưa gắn với nhu cầu, chưa phù hợp tâm lý người lao động; cơ cấu dạy nghề cho lao động nông thôn ở các ngành nghề, lĩnh vực ở địa phương chưa thực sự phù hợp, trình độ lao động qua đào tạo còn hạn chế, năng suất lao động thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đặc biệt ở một số ngành nghề phi nông ngiệp sau khi đào tạo rất khó tìm được việc làm.

+Cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề còn thiếu, đặc biệt các cơ sở dạy nghề mới thành lập. Đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu, nội dung, chương trình đào tạo chưa thực sự sát với thực tế.

-Để đạt được kết quả trong công tác đào tạo nghề trong thời gian tới Tỉnh Phú Thọ giao cho sở Lao động thương binh và xã hội tiến hành khảo sát nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, tăng cường đổi mới phương pháp chỉ đạo. Trên cơ sở số liệu khảo sát tỉnh Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn giúp người lao động chọn đúng nghề, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa; chú trọng công tác rà soát, lựa chọn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

ngành nghề đào tạo phù hợp sát với thực tế. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng hệ thống các cơ sở dạy nghề. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. , gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch, không mở các lớp dạy nghề khi không được dự báo nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được cho người lao động sau khi học nghề. (Nguồn:KimChi, năm 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 Phần 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điu kin t nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa giới

Yên phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng châu thổ Sông Hồng.Huyện Yên phong nằm trong khoảng vĩ độ từ 21,8,45 đến 21,14,30 độ vĩ bắc; và trong khoảng kinh độ từ 105,54,30 đến 106,4,15 độ kinh Đông. Phía Tây lấy sông Cà Lồ làm giới hạn, phía Bắc lấy sông Cầu làm giới hạn, Yên phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, Phía nam giáp huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội, huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

Huyện Yên phong lấy thị trấn Chờ làm trung tâm huyện lị, cách thành phố Bắc Ninh 13 km về phía Đông; các thủ đô Hà Nội 25 Km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A con đường huyết mạch của cả nước 8Km về phía Nam và cách sân bay Quốc Tế Nội bài, cửa khẩu hàng hải lớn nhất nước 14 kilômét về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 114 Km về phía Nam, quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với khu công nghiệp và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông, cùng với đường 179, đường 16 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Phía Bắc có sông Cầu là con sông lớn, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông xuống Hải Dương, Hải Phòng khiến cho kinh tế thương mại dịch vụ Yên Phong có tiềm lực phát triển mạnh mẽ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

Yên phong còn là vùng quê du lịch hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng, lễ hội dân gian phong phú và đặc sắc.

3.1.1.2 Địa hình

Yên phong có hai đặc điểm địa hình lớn nhất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất: Nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, nhưng do ảnh hưởng của kiến tạo địa chất ở kỷ NEOGEN, diễn ra các vận động cán cân, tác động đến toàn bộ miền Bắc Việt Nam , để lại dạng địa hình đồi núi thấp, Yên phong là địa bàn chuyển tiếp với các quả đồi thấp thuộc dãy Thất Diệu Sơn. Địa hình Yên Phong tương đối bằng phẳng. Đội cao trung bình trong toàn huyện so với mặt nước biển là 4,5 mét. Cánh đồng cao nhất thuộc xã Yên phụ so với mặt nước biển cao 7 mét. Cánh đồng thấp nhất thuộc thôn Đại Chu xã Long Châu cao 2,5 mét so với mặt nước biển.

Thứ hai: Địa hình Yên Phong được bao bọc và chia cắt bởi ba con sông: Sông Cầu bao phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê bao bọc phía Nam và phía Đông. Do có hệ thống đê bao, nên địa hình Yên Phong chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng ngoài đê đất hằng năm vẫn được phù xa bồi lắng nên rất màu mỡ. Vùng nội đồng hàng năm bị nước úng rửa trôi ra sông nên độ dinh dưỡng của đất ngày càng nghèo đi. Do có bốn bề bao bọc bởi sông nước nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa của nhân dân Yên Phong từ trước đến nay và cả mai sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Biu đồ 3.1 Bn đồđịa gii hành chính huyn Yên Phong, tnh Bc Ninh

Nguồn: UBND huyện yên phong, năm 2013. 3.1.1.5 Khí hậu thuỷ văn

Các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió bão, lượng mưa, sự bốc hơi nước và số giờ nắng trong năm của Yên Phong nằm trong vùng khí hậu Sông Hồng, có tính chất nhiệt đới, chia hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa lạnh từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

-Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm của Yên Phong là 2304. Nhiệt độ trung bình mùa nóng từ 240đến290; Nhiệt độ trung bình mùa lạnh từ 160 đến 210.

-Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình trong năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

-Gió, bão: Mùa lạnh thường có giá rét và sương muối ; tốc độ gió trung bình 10m/giây. Mùa nóng thường có gió đông Nam kéo theo mưa; tốc độ gió trung bình từ 20 đến 25 m/giây. Hàng năm bão có ảnh hưởng đến Yên Phong nhưng rất nhẹ.

-Lượng mưa: Mỗi năm có lượng mưa trung bình 1512mm. Tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7: 348,3mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

trong năm là tháng12: 28,1mm. Sự bốc hơi: Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm ở Yên Phong là 950mm.(Nguồn: UBND huyện Yên Phong, năm 2013)

3.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1.Tình hình phân bổđất đai

Theo số liệu thống kê đất đai thì tổng diện tích đất toàn huyện Yên phong cho đến năm 2013 là 9.686,15 ha bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Cơ cấu diện tích đất được phân bổ chi tiết qua các năm như sau:

Bảng 3.1 Tình hình phân bổđất đai tại huyện yên phong trong ba năm Nội dung

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DT CC DT CC DT CC

1.Tổng diện tích 9686,15 100 9686,15 100 9686,15 100

2. Đất nông nghiệp 6120,16 63,18 6098,72 62,96 6056,08 62,52

- Đất sản xuất nông nghiệp 5720,91 59,05 5699,74 58,84 5659,87 58,42 -Đất nuôi trồng thủy sản 399,25 4,13 398,98 4,12 396,21 4,1

3.Đất phi nông nghiệp 3531,68 36,46 3553,12 36,68 3595,76 37,12

- Đất ở 920,50 9,503 921,41 9,512 934,57 9,643 +Đất ở nông thôn 837,25 8,644 838,16 8,653 851,27 8,784 +Đất ở đô thị 83,25 0,859 83,25 0,859 83,30 0,859 - Đất chuyên dùng 1919,30 19,814 1937,20 19,998 1964,63 20,28 -Đất tôn giáo tín ngưỡng 22,33 0,231 22,33 0,231 23,16 0,24 - Đất nghĩa trang 98,65 1,018 98,29 1,015 98,29 1,015 - Đất mặt nước chuyên dùng 570.69 5,892 573.68 5,922 574,90 5,94 - Đất phi nông nghiệp khác 0,21 0,002 0,21 0,002 0,21 0,002

4.Đất chưa sử dụng 34,31 0,36 34,31 0,36 34,31 0,36

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Phong, năm 2014

Dựa vào bảng phân bổ đất đai cho ta thấy diện tích đất nông nghiệp tại huyện Yên Phong chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy có thể khẳng định yên phong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

là một huyện có tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với lợi thế về hệ thống giao thông thì diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp thay vào đó diện tích đất chuyên dùng ngày càng tăng điều đó cho thấy huyện Yên Phong đang từng bước phát triển công nghiệp và xây dựng.

3.1.2.2.Tình hình dân số và lao động

Yên Phong là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Bắc Ninh gồm 13 xã, 1 thị trấn với quy mô dân số năm 2013 là 143.617 người, chủ yếu là dân số ở độ tuổi từ 15-55 tuổi chiếm 60,81% dân số toàn huyện. Điều này được thể hiện qua bảng 3.2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2. Cơ cấu dân số và lao động huyện Yên Phong Nội Dung

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL

(người) (%) CC (ngSL ười) (%) CC (ngSL ười) (%) CC

1.Số hộ 30.758 - 31.471 - 33.248 - 2. Số khẩu 134.216 - 139.194 - 143.617 - 3.Cơ cấu theo độ tuổi 134.216 100 139.194 100 143.617 100 - Dưới 15 tuổi 33.871 25,25 35.045 25,18 36.489 25,41 - Từ 15 – 24 tuổi 25.290 18,85 26.245 18,85 26.194 18,24 - Từ 25-34 tuổi 23.355 17,40 24.724 17,76 26.401 18,38 - Từ 35 -44 tuổi 18.261 13,61 18.370 13,20 18.578 12,94 - Từ 45-54 tuổi 15.755 11,74 16.117 15,58 16.158 11,25 - Từ 55-59 5.532 4,00 6.078 4,37 6.506 4,53 - Từ 60 trở lên 12.152 9,05 12.615 9,06 13.282 9,25 3. Theo giới tính 134.216 100 139.194 100 143.617 100 - Nam 67.104 49,98 68.941 49,53 70.846 49,33 - Nữ 67.112 50,02 70.253 50,47 72.771 50,67

Nguồn: Trung tâm dân số - kế hoạch hoá gia đình, năm 2013

Bảng 3.2 cho thấy dân số và lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 33)