Khái quát đề án

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 56)

1. MỞ ĐẦU

4.1.1Khái quát đề án

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh Ủy Bắc Ninh, sự chỉ đạo của Huyện Ủy Yên phong. UBND huyện Yên Phong xây dựng đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015. Đề án đã được thông qua theo quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2011. Nội dung cơ bản của đề án bao gồm:

4.1.1.1 Mục tiêu của đề án

- Nâng tỷ lệ lao động của huyện qua đào tạo lên 60%.

- Nâng trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề vào năm 2015. - Mỗi năm trung tâm dạy nghề huyện tổ chức dạy nghề từ 20 đến 25 lớp – mỗi lớp tối đa 35 người.

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 2.000 – 2.500 lao động; giai đoạn 2011 – 2015 là 1.000 lao động.

- Giành quỹ đất để thu hút các trường đại học vào đầu tư tại Yên Phong.

4.1.1.2 Phương hướng

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các, cấp ngành về phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Gắn công tác phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm với thực hiện nhiệm vụ công tác của các cấp, các ngành.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm như: Chương trình giáo dục, chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo. Triển khai thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp ở các khu công nghiệp, đô thị.

- Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao số lượng và chất lựợng đào tạo. Chú trọng nâng cao chất lượng, đội ngũ giáo viên cả dạy văn hoá và dạy nghề. Thực hiện tốt công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

tác phân luồng học sinh vào học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường nghề.

- Chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực Nhà nước thu hồi đất. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

- Nắm chắc các đầu mối về phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương, các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động có những thông tin đầy đủ về cung – cầu lao động.

4.1.1.3 Các giải pháp để thực hiện a) Nhóm giải pháp đào tạo nghề:

- Đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho các đối tượng có độ tuổi từ 35 đến 50, tập chung vào các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, cơ khí, dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi. Gắn công tác đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng nghề trong và ngoài tỉnh để tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề tại chỗ cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân, người lao động về vị trí vai trò của công tác đào tạo nghề với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Gắn công tác đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Lồng ghép các chương trình đào tạo, hướng nghiệp nghề với các hội đoàn thể như: Hội nông dân, hội phụ nữ…

-Làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề.

b) Nhóm giải pháp về giáo dục- đào tạo:

-Tập trung tổ chức nhiều lớp tập huấn về bộ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động cho chủ sử dụng lao động và người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

-Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề. Phân luồng, hướng nghiệp cho các đối tượng là học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở.

c) Nhóm giải pháp về kinh tế:

-Đầu tư có chiều sâu để luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất. Khuyến khích các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, duy trì phát triển làng nghề, vay vốn hỗ trợ việc làm nhằm phá vỡ thế độc canh giải quyết việc làm tại chỗ cho các lao động nhàn dỗi.

-Duy trì và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, đưa nghề mới vào địa phương, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập chung, cụm công nghiệp, các làng nghề gắn sản xuất kinh doanh với giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường.

-Ưu tiên cho vay vốn chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động.

4.1.1.4 Tổ chức thực hiện

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956/QĐ – TTg huyện Yên Phong do đồng chí Chủ Tịch UBND huyện làm trưởng Ban chi đạo, các thành viên gồm lãnh đạo đại diện các cơ quan ban, ngành của Huyện: Trưởng phòng LĐ – TB&XH là phó trưởng Ban chỉ đạo, trung tâm dạy nghề, phòng nội vụ, phòng tài chính – kế hoạch, phòng công thương, phòng giáo dục, hội nông dân, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo; chỉ đạo các ngành liên quan, các xã thị trấn thực hiện đề án. Nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban như sau:

- Phòng LĐ-TB&XH huyện: Phòng LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với Phòng TC-KH, trung tâm dạy nghề, phòng NN&PTNT tổng hợp nội dung, nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án trình UBND huyện, UBND tỉnh. Chủ trì các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Hàng năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động, kiểm tra giám sát, báo cáo tình hình thực hiện đề án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng NN&PTNT: Phòng NN&PTNT chủ trì phối hợp với phòng LĐ- TB&XH trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Triển khai chính sách do Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện theo quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ.

- Phòng TC –KH: Phối hợp với phòng LĐ-TB&XH lập dự toán hàng năm trình HĐND-UBND huyện, hướng dẫn các chính sách tài chính, các nội dung về kinh phí thực hiện, giám sát tình hình thực hiện đề án.

- Phòng GD-ĐT và các trường THPT,TTGDTX: Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết mở các lớp học theo mô hình văn hoá nghề.

- Phòng GD NHCSXH huyện: Thực hiện chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn huyện. Thực hiện chính sách tín dụng học nghề đối với lao động nông thôn, hỗ trợ lãi xuất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề làm việc ổn định tại nông thôn.

- Trung tâm dạy nghề: Củng cố, nâng cao năng lực đào tạo nghề. Tập trung vào đào tạo các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, cơ khí, trồng trọt, chăn nuôi. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hàng tháng trên lĩnh vực dạy nghề cho UBND huyện.

- Các ban ngành đoàn thể liên quan: Tham gia hoạt động tuyên truyền, tư vấn miễn phí về dạy nghề, tham gia dạy nghề và giám sát quá trình thực hiện đề án.

- Các xã thị trấn: Phối hợp với phòng LĐ-TB&XH thực hiện kế hoạch dạy nghề, tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề trên địa bàn xã. Phối hợp với các các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng hưởng chính sách tại địa phương, đảm bảo chính sách ở địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Trên đây là khái quát đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011- 2015 của huyện Yên Phong.

4.1.2 Kết qu thc hin đề án đào to ngh cho lao động nông thôn trên địa bàn huyn Yên Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 56)