2. Đất phi nông nghiệp PNN +7,4 Di ện tích đất phi nông nghiệp PNN 387,
3.3 Công tác bồi thường, GPM Bở xã Sài Sơn từ năm 2006-
Hiện nay, theo chỉ thị của UBND huyện Quốc Oai, xã Sài Sơn cơ bản đã quy hoạch được các khu dự án xây dựng CEO, khu du lịch Tuần Châu….
Năm 2009 xã Sài Sơn đã bàn giao 25 ha đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng khu đô thị CEO. Xã có 5 thôn nhưng chủ yếu diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thôn Đa Phúc và Sài Khê là nằm trong quy hoạch của khu đô thị.
Thôn Đa Phúc: là 1 trong 5 thôn của xã Sài Sơn. Dân số chiếm 1/5 dân số toàn xã, là thôn có số dân đứng thứ 3 của xã. Cơ cấu lao động trẻ từ 18-35 tuổi chiếm 60%. Đây là thôn có kinh tế mạnh nhất xã, người dân làm nghề kinh doanh buôn bán nhiều, số người làm việc ổn định lâu năm trong các khu công nghiệp, các xí nghiệp. Là thôn có truyền thống học tập cao, có tỷ lệ người thoát ly làm công việc nhà nước chiếm 20%. Họ có đất nông nghiệp nhưng hầu như không làm, họ cho người khác thuê lại để giữđất. Có thể thấy thôn Đa Phúc có mức sống ổn định. Do đó khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị, thì đây là cơ hội để người dân tích lũy vốn riêng làm kinh tế.
Thôn Sài Khê: là thôn có số dân đứng thứ 2 sau thôn Thụy Khuê. Đây là nguồn nhân lực dồi dào để tham gia lao động trong các ngành nghề. Do trình độ của người dân không cao, nên số lao động trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất không nhiều. Mức thu nhập bình quân từ 2-2,5 triệu đồng/ 1 người / 1 tháng. Khi có sự bồi thường đất, họ sẽ được 1 số tiền để tìm cách phát triển kinh tế. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Bảng 3.2: Kết quả thu hồi đất xây dựng dự án CEO
STT Chỉ tiêu Đv tính Số lượng 1 Tổng số hộ bị thu hồi đất Hộ 206 2 Tổng diện tích ha 24,4 Đất nông nghiệp ha 23 Đất ở ha 0 Đất nuôi trồng thủy sản ha 1,2 Đất khác 0,2 3 Hộ có diện tích thu hồi nhiều nhất ha 0,19 4 Hộ có diện tích thu hồi ít nhât ha 0,083
5 Bình quân diện tích thu hồi/1 hộ ha 0,118
(Nguồn: Số liệu UBND xã Sài Sơn năm 2009)
Toàn xã có 206 hộ bị thu hồi đất chiếm 7.26% tổng số hộ năm 2009, với tổng diện tích đất bị thu hồi là 24.178 m2 (tương đương gần 25 ha) và chủ yếu là đất hạng A2, là đất đang sản xuất nông nghiệp của người dân. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân trong khu vực này.
Trước khi tiến hành thu hồi đất các cấp có thẩm quyền đã họp bàn với dân, đưa ra những chủ trương kế hoạch của nhà nước, của tỉnh, của huyện, kế hoạch bố trí việc làm mới, kế hoạch tái định canh, kế hoạch hỗ trợ đểổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, kế hoạch bồi thường đúng với quy định của nhà nước…cho người dân biết. Chính việc làm này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất và giải quyết bồi thường cho người.
Việc bồi thường cho nông dân được nhà nước quy định cụ thể tại điều 6 chương II trong quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ban hành theo Nghịđịnh số 40/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ như sau:
+ Thứ nhất, người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc bồi thường bằng tiền theo giá đất của mục đích sử dụng.
+ Thứ hai, trường hợp Nhà nước không thể bồi thường bằng cách giao đất thay thế hoặc người bị thu hồi đất không yêu cầu bồi thường bằng đất thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cùng hạng hoặc cùng loại đất bị thu hồi. Giá đất để tính bồi thường do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc TW ban hành theo khung giá đất do Chính phủ quy định.
Ngoài ra, tại khoản 1, điều 8, chương II của quy định trên có chỉ rõ: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hợp pháp mà bị Nhà nước thu hồi đất thì được Nhà nước bồi thường vềđất như sau:
+ Thứ nhất, nếu bị thu hồi đất là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thì được bồi thường bằng giá đất cùng loại theo đúng diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi.
+ Thứ hai, trường hợp đất bồi thường thuộc hạng đất thấp hơn hạng đất bị thu hồi nhưng vẫn thuộc hạng 1, 2, 3 thì phần chênh lệch này không được bồi thường.
+ Thứ ba, đất bồi thường thuộc hạng 4, 5, thì được bồi thường thêm giá chênh lệch về hạng đất đó. Giá trị chênh lệch về hạng đất được tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo khung giá Chính phủ quy định.
Diện tích đất của xã Sài Sơn được thu hồi đều nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Theo NĐ 197/CP của Chính phủ về hỗ trợ chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho các hộ nông dân bị thu hồi đất thì:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 900.000 đ/LĐ
- Hỗ trợ ổn định đời sống: 360.000 đ/nhân khẩu
Bảng 3.3 Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Sài Sơn năm 2009
Chỉ tiêu Số lượng Giá trị (VNĐ)
Bồi thường đất 136256 m2 4.469.196.800
Hỗ trợ chuyển đổi nghề 198 lao động 178.200.000 Hỗ trợ ổn định đời sống 390 nhân khẩu 140.400.000
Tổng 4.787.796.800
Bình quân 1 hộ 34.694.180
(Nguồn: Thống kê UBND xã Sài Sơn)
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã phần nào làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Các khu công nghiệp hình thành sau đó đã tăng thêm thu nhập cho người dân, ngoài ra họ được nhận một khoản bồi thường bình quân mỗi hộ là 34,694 triệu đồng, vì vậy họ có triền mua sắm vật dụng gia đình và xây dựng nhà cửa, giúp cho đời sống của nhân dân được thay đổi, một số hộ dân đã biết sử dụng số tiền đó để đầu tư vào ngành nghề mới; người dân tìm được việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp cao hơn. Cùng với đó cơ sở hạ tầng của địa phương ngày càng hiện đại hơn, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã và đã từng bước cải thiện được mức sống của người dân lên cao hơn.
Bên cạnh những tác động tích cực như trên thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở đô thị cũng để lại không ít những khó khăn và lo lắng cho người dân. Diện tích đất nông nghiệp bị mất khá lớn nên ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực; do khi nhận được tiền bồi thường người dân chỉ dùng tiền mua sắm đồ đạc tiện nghi trong gia đình và xây dựng nhà, không đầu tư cho việc chuyển nghề, không đầu tư vào việc sản xuất nên sau khi đã dùng hết số tiền được bồi thường thì cuộc sống của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 người dân gặp khó khăn khi không có việc làm, thu nhập giảm. Cùng với đó là sự chuyển đến của một lượng lớn số công nhân làm trong các nhà máy, xí nghiệp đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương và người dân sống trong huyện.