2. Đất phi nông nghiệp PNN +7,4 Di ện tích đất phi nông nghiệp PNN 387,
3.6.3 An ninh lương thực
Tiêu chí để thể hiện khả năng thích ứng của họ với những thay đổi hoàn cảnh mới được xác định thông qua độ dài thời gian để người nông dân bị thu hồi đất tìm được việc làm mới. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề thì những công việc như buôn bán và dịch vụ thường tìm được việc làm ngay, có 92 người trong tổng số 226 người thay đổi việc làm tìm được việc ngay, chiếm 40% tổng số người điều tra. Đối với những việc đòi hỏi tay nghề và trình độ học vấn cao như làm công nhân, thợ cơ khí... thời gian tìm việc thường sau 3 tháng, xuất phát từ các nguyên nhân như: các doanh nghiệp tuyển dụng theo kế hoạch từng đợt, những người tham gia tuyển dụng cần có thời gian để nâng cao trình độ chuyên môn, số lượng đầu việc ít trong khi số người tuyển dụng nhiều... Có 55 người trong tổng số 168 người thay đổi việc làm tìm được việc sau 3 tháng, chiếm 32,74% tổng số người điều tra
Trước khi thu hồi đất cho công nghiệp hóa, chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân của nhà nước đã mang lại sựđảm bảo về lương thực cho các hộ nông dân. Với năng suất lúa trung bình khoảng 2 tạ/sào/vụ, một hộ nông dân có diện tích trung bình từ 4-5 sào, mỗi năm cho thu nhập từ trồng lúa khoảng 1,7- 2 tấn thóc. Đây cũng là nguồn đảm bảo an toàn lương thực cho người dân. Ngoài trồng lúa các hộ còn trồng các loại cây hoa màu khác và chăn nuôi quy mô gia đình, các nghề phụ khác cũng phát triển để phụ thêm với thu nhập từ trồng lúa. Trước thu hồi đất các hộ tự chủ về lương thực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Bảng 3.12: Mức độ tự chủ lương thực của các hộ điều tra giai đoạn 2009-2014
Chỉ số Tổng số Đa Phúc Sài Khê
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Phải mua gạo 14 35 8 40 6 30
Sản xuất đủ gạo 26 65 12 60 14 70
Sau khi thu hồi đất, theo kết quảđiều tra cho thấy, ở các xã bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp ở các xã, đặc biệt là đất trồng cây lương thực như lúa, ngô, khoai giảm đi rất nhiều. Ở một số thôn, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn khoảng 30%. Trong khi dân số ngày càng tăng, việc giảm đất nông nghiệp sẽ dẫn đến mất an toàn lương thực. 35% số hộđược điều tra phản ánh là không tự chủđược lương thực, họ phải mua gạo thường xuyên.
Việc không tự chủ được lương thực ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và khả năng tích lũy để tái đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong các vùng công nghiệp hóa.