Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng tới người dân HàN ộ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị CEO đến môi trường xã sài sơn, huyện quốc oai, TP hà nội (Trang 28)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 phát triển mà nó đã trở thành xu thế mạnh mẽở tất cả quốc gia không kể giàu nghèo, nước phát triển hay nước đang phát triển, ở châu Âu hay châu Á. Quá trình đô thị hoá thấy rõ nhất là tại các thành phố của bất kì quốc gia nào. Hà Nội cũng không ngoai lệ. Sự thay đổi diễn ra từng ngày từng giờđem đến cho Hà Nội cơ hội để trở thành một thành phố phồn vinh. Quá trình mở rộng thành phố cho khu công nghiệp hay khu đô thị mới đã khiến thủ đô có một diện mạo mới, những cũng ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận người nông dân nằm trong diện quy hoạch. Họ đã hi sinh mảnh đất cha ông để lại gắn bó với họ bao năm tháng qua để cho sự phát triển của thành phố. Và cái họ nhận được là gì?

* Thun li:

Thứ nhất, họ nhận được một khoản tiền bồi thường không nhỏ so với thu nhập hàng ngày của họ khi làm công việc nghề nông vất vả. Theo số liệu thống kê thì thu nhập trung bình của một người nông dân là 18 triệu/ha.Trung bình một nông dân của khu vực miền Bắc có trung bình là 0,25ha đất nông nghiệp. Bình quân thu nhập trung bình của nông dân là 1,5 triệu/ tháng. Khi được bồi thường những người nông dân mất đất có thể được nhận từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nếu biết sử dụng số tiền đó hiệu quả thì họ có thể thay đổi cuộc sống mình. Bằng cách học nghề mới, kinh doanh nhỏ hoặc cỏ thể xuất khẩu lao động,… Tất cả nằm ở sự quyết định của họ, nếu họ biết nắm giữ họ có thể khiến cuộc sống khá hơn nhưng cũng có thể dẫn họ tới ngõ cụt.

Thứ hai, cũng như tất cả người dân khác những người nông dân cũng nhận được trợ cấp xã hội nhiều hơn. Một khi thành phố phát triển, ngân sách của thành phố cũng nhiều hơn, thì các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh cũng được cải thiện hơn.Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê Hà Nôi, số trạm y tế, trường học của năm nay cao hơn năm sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 các dịch vụđã về tận đây đểđáp ứng nhu cầu của người dân. Moị dịch vụ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn với nguời dân. Khoảng cách giàu nghèo dường như thu hẹp đi. Trước kia, tuy chỉ cách thành phố không đến 15 cây số nhưng huyện Đông Anh thật sự khác biệt so với nội thành Hà Nội, nhưng khoảng cách ấy giờ đây đã được san bớt dần khi có sự ra đời của khu công nghiệp Đông Anh, thu hút được một bộ phận lao động và đóng góp phần lớn cho ngân sách của huyện. Những con đường mới, những ngôi nhà nhiều tầng đã không còn quá hiếm với người dân nơi đây.

*Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi mà quá trình đô thị hoá đem đến với người nông dân thì vẫn còn rất nhiều tồn tại của quá trình đô thị hoá xuất phát từ việc nông dân bị mất đất.

Ảnh hưởng trước tiên là việc nông dân mất đất kéo theo mất cả việc làm do không còn đất để canh tác. Theo tạp chí kinh tế phát triển, lao động bị ảnh hưởng từ quá trình đô thị hoá tập chung ở lứa tuổi 35. Trước khi bị mất đất những lao động này chủ yếu làm nghề nông. Đây là độ tuổi sung sức lao động vậy mà lại rơi vào tình trạng thất nghhiệp. Những lao động này do tuổi tác cũng như trình độ học vấn nên khó có thể chuyển đổi nghề, lại khó có thể tìm được việc trong các nghành nghề đòi hỏi kĩ năng hay tay nghề được đào tạo như công nghiệp may, giày da,…. Ngay như trong lĩnh vực xây dựng ít đòi hỏi tay nghề nhưng đòi hỏi thể lực tốt họ cũng ít có cỏ hội. Không đáp ứng được điều kiện công việc trên hơn nữa múc thu nhập cũng thấp (bình quân 100.000 đến 150.000 đồng/ngày) Công việc nặng nhọc lại không thường xuyên nên không thu hút được người lao động ở các vùng chịu ảnh hưởng của đô thi hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ cơ cấu ngành nghề sau khi thu hồi đất ở Hà Nội năm 2013

Nhìn vào biểu đồ trên nhận ra bất cập việc làm của nông dân sau khi mất đất, đó là khi đất bị thu hồi nhưng có một bộ phận lớn chưa chuyển đổi việc làm nông trong khi không còn đất.Với số liệu này, nhà nước phải tìm giải pháp .cho 80% số nông dân chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định. Do thiếu trình độ nên sau khi bị thu hồi đất sản xuất thì có tới 67% nông dân vẫn giữ nghề cũ (sản xuất nông nghiệp), 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc hay công việc tạm thời không ổn định.

Qua thống kê, phân tích có thể thấy rằng những người nông dân sau khi mất đất vẫn không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Số tiền họ được nhận bồi thường chưa được sử dụng đúng cách. Như phân tích ở phần thuận lợi, việc sử dụng đồng tiền bồi thường sao có hiệu quả có thể làm cải thiện cuộc sống hiện tại của họ, nhưng thực tế cho thấy họ chưa sự dụng đồng tiền này hiệu quả.

Không có việc làm kéo theo nhiều vấn nạn cho xã hội. Trước hết, những người thất nghiệp này sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội, họ sẽ là những thành phần ăn bám xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Thứ hai, “nhàn cư vi bất thiện”, khi mà cuộc sống quá khó khăn, khi quanh họ đầy những cám đỗ họ rất có khả năng sa ngã. Người nông dân vốn dĩ bản chất thật thà, nên họ sẽ rất bị lôi kéo tham gia vào những việc sai trái. Có trường hợp nông dân mang đơn đi kiện cáo ầm ĩ vì cho rằng không được bồi thường thoả dáng. Không dám bàn luận ai đúng ai sai trong chuyện này chỉ muốn nhấn mạnh rằng nông dân rất dễ bị lôi kéo. Nếu không có người nói thế này thế khác thì làm gì có chuyện hàng trăm người nông dân rồng rắn đi kiện gây nên dư luận không nhỏ lúc bây giờ.

Thứ ba, người nông dân trước đây là nông dân thuần tuý thu nhập không cao mức sống thấp, nay bị thu hồi đất được bồi thường một khoản không nhỏ bỗng chốc trở thành “tư sản”, họ không biết làm gì với số tiền “trời cho” ấy. Khi có một nắm tiền trong tay họ sẽ nghĩ ngay xây nhà, mua xe, săm sửa, mà không nghĩ rằng hết tiền thì họ cũng trắng tay.Họ lai rơi vào tình trạng vô sản mà có thể khẳng đinh rằng lần này họ còn nghèo hơn cả khi không co tiền bồi thường. Khi không có tiền thì ít ra họ còn mảnh đất để canh tác nay đất không còn thi tiêu hết thì là hết sạch.

Bảng 1.4. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ tiền đầu tư (%)

1 Xây, sửa nhà 29,5

2 Mua sắm tài sản 21,5

3 Tiêu dùng hàng ngày 28,2

4 Cho con cái học hành 8,9

5 Gửi ngân hàng 7,9

6 Lao động học nghề 2,4

7 Đầu tư cho sản xuất kinh doanh 1,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 28.2 8.9 7.9 2.4 1.6 29.5 21.5 1 2 3 4 5 6 7

Biều đồ 1.3. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân

Qua bảng trên thấy rất rõ tỷ lệ chi tiêu tiền vào các hoạt động như mua sắm, nhà cửa, hay cho vay chiếm tỉ lệ lớn. Trong khi đầu tư vào học nghề là 2,4%, đầu tư cho sản xuất kinh doanh là 1,6%. Điều đó cho thấy những nguời nông dân sử dụng đồng tiền không có hiệu quả nên chỉ sau thời gian “giàu tức thời” đã trở thành ‘vô sản’ nhanh chóng. Vấn đề đặt ra, không trách người nông dân khi cuộc sống của họ thiếu thốn nay có tiền thì họ sẽ thoả mãn ước mong chốc lát, nhưng họ không tính toán lâu dài, họ sử dụng số tiền bồi thường không có hiệu quả, và đầu tư không có hiệu quả.

Thứ tư, hậu quả gia tăng tệ nạn xã hội:

Khi mà người nông dân có tiền, và khi các dịch vụ phát triển đã được đáp ứng ngay tại nơi họ sống cũng là lúc tệ nạn xã hội len lỏi vào từng ngõ ngách của làng xóm. Khi mà những quán karaoke trá hình hình thành thì đó cũng là lúc đánh dấu sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận nông dân. Khi mà một bộ phận nông dân khác thi tiêu khiển bằng cách rượu chè, cờ bạc, số đề. Và từ những lúc men rượu mà gây rối gây mất trật tự an ninh xã hội, nặng thì đánh nhau. Trước kia, khi còn khổ thì cơm lành canh ngọt, nay khi gia đình có chút tiền thì gia đình lại lục đục, đánh con chửi vợ. Từ cái sự giàu lên tức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 thời ấy mà rất nhiều nhà tan cửa nát nhà. Khi mà gia đình không hạnh phúc thì những đứa con sẽ phải chịu hậu quảđầu tiên. Sẽ là một cái nhìn tiêu cực từ con trẻ, rồi khi bất lực trước gia đình nơi chỗ dựa tinh thần thì chúng rất dễ trượt dài. Có rất nhiều em nhỏ trở thành trẻ em lang thang. Các em có thể kiếm sống bằng đủ nghề,bị bóc lột hoặc cúng có khi trở thành kẻ trấn lột. Chưa có số liệu chính thức về những em nhỏ co hoàn cảnh như thế nhưng con số này chắc không nhỏ chút nào.

Thứ năm, mất làng nghề truyền thống:

Một số làng nghề truyền thống đã có nguy cơ xoá sổ khỏi bản đồ Hà Nội. Điển hình là làng nghề nổi tiếng “Đào Nhật Tân”. Phát triển đô thị ở phường Nhật Tân dẫn đến diện tích trồng đào bị giảm xuống. Nghề trồng đào dường như không còn ở Nhật Tân nữa , giờ ở Nhật Tân thay thế những cây đào tết là những khu nhà nửa Âu nửa Á..

Như vậy bên cạnh những thuận lợi mà ta không thể phủ nhận do quá trình đô thị hoá đem lại thì vẫn còn những bất cập cần giải quyết

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị CEO đến môi trường xã sài sơn, huyện quốc oai, TP hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)