Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
Tuyệt
đối đối (Tương%)
Tuyệt
đối đối (Tương%)
Doanh thu thuần 950.000 1.120.000 1.350.000 170.000 18 230.000 20
Lợi nhuận thuần 55.000 65.000 78.000 10.000 18 10.000 20
Chi phí nhân lực 1050 1100 1160 50 5 60 5,5
Chi phí tuyển
dụng 198 230 270 32 16 40 17
Hiệu quả doanh thu
850 900 963 50 6 50 7
Hiệu quả lợi
nhuận 50 55 64 5 10 5 8
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng tại Công ty Cổphần Sông Đà 6 phần Sông Đà 6
+ Mở rộng các kênh tuyển dụng
Một số kênh tuyển dụng mà Công ty có thể sử dụng, đó là:
Xây dựng mối quan hệ với các trường Đại học, Cao đẳng:Các trường Đại học, cao
đẳng ngày càng trở thành nơi cung cấp nhân lực quan trọng đối với hầu hết các Công ty. Công ty nên có các cuộc giao lưu với các sinh viên các trường Đại học, thiết lập mối quan hệ để có thể thu hút được những ứng viên có năng lực, trình độ. Công ty có thể tạo điều
kiện cho những sinh viên có khả năng đến thực tập, tạo điều kiện cho họ quan sát, học hỏi thực tế. Bên cạnh đó, Công ty có thể tạo điều kiện khuyến khích sinh viên học tập, trao học bổng cho những sinh viên có thành tích học tập tốt. Công việc này sẽ mang lại lợi ích cho cả sinh viên và với Công ty. Các sinh viên thì có điều kiện tiếp xúc với thực tế từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi ra trường được tuyển vào Công ty họ sẽ nhanh chóng hòa nhập và hết lòng làm việc để đáp lại sự tin tưởng của Công ty. Qua đó Công ty kịp thời bổ sung nhân lực cần thiết mà không mất nhiều chi phí và thời gian tuyển dụng.
Thông qua hội chợ việc làm: Công ty nên đăng ký tham gia các hội chợ về việc làm
để tìm kiếm các ứng viên. Phương pháp này cho phép Công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với nhiều ứng viên, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho Công ty.
Giữ mối quan hệ với những ứng viên giỏi: Trong đợt phỏng vấn gần đây, bạn quyết
định tuyển các ứng viên giỏi nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn phát hiện nhiều ứng viên khác phù hợp. Vậy Công ty nên tiếp tục giữ liên lạc với các ứng viên tiềm năng này bằng cách gửi email cảm ơn họ đã đến dự phỏng vấn và gửi cập nhật các vị trí còn trống trong công ty. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn có trong tay nguồn ứng viên phong phú khi có nhu cầu tuyển dụng.
+ Giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc qua các năm.
Hiện nay, số lượng nhân sự nghỉ việc qua các năm của Công ty là khá lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới Công ty, khiến Công ty tốn một khoản chi phí cho những ứng viên này khi tuyển dụng. Như vậy khoản chi phí đầu tư cho tuyển dụng sẽ trở thành khoản đầu tư không hiệu quả. Theo cá nhân tôi, Công ty nên đưa ra những biện pháp sau:
Để lọc bớt những nhân viên không phù hợp, ngoài việc lựa chọn người phù hợp hơn là chọn người giỏi, cần phải truyền thông, giải thích thật tốt cho người lao động những khó khăn trong công việc mà người lao động sẽ đương đầu trong thời gian tới. Hãy mạnh dạn giải thích với họ những khó khăn họ sẽ gặp phải và nêu rõ quan điểm người được tuyển dụng nên xác định ngay từ đầu, tránh tuyển rồi lại nghỉ nhằm ngăn chặn việc mất thời gian cho đôi bên.
Phỏng vấn và lựa chọn nhiều hơn số thực cần: Việc này là biện pháp nhằm giảm
thiểu chi phí tuyển dụng. Trong trường hợp chúng ta tuyển 10 nhân viên hãy cho đào tạo 12 lao động (trong trường hợp dự báo 20% sẽ nghỉ trong thời gian đầu).
Quá trình chọn lọc và đào tạo vẫn sẽ tiến hành như bình thường, và khi đó, những người trúng tuyển sẽ vẫn là 10, nhưng lúc này, chúng ta có 2 nhân viên “dự phòng”. Chỉ cần ai đó nghỉ việc, là chúng ta đã có nhân sự bổ sung ngay mà không cần tuyển dụng trở lại.
+ Lập kế hoạch tuyển dụng, cải tiến quy trình tuyển dụng
Để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả cao thì trước hết phải thực hiện tốt công tác lập kế hoạch.Công ty cần lên một kế hoạch xác định thời gian cụ thể của từng bước trong công tác tuyển dụng. Cải tiến quy trình tuyển dụng ngày càng hoàn thiện hơn
Công ty cũng cần chú trọng hơn trong việc phân tích công việc, xây dựng bản mô tả công việc, yêu cầu đối với từng vị trí tuyển dụng một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất để giúp cho công tác tuyển dụng tại công ty đạt được hiệu quả nói riêng và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung.
Ngoài ra còn một số giải pháp khác:
Để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cho quá trình tuyển dụng, Công ty cũng nên qua tâm hơn đến một số vấn đề sau:
+ Phân tích công việc: đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhân sự do vậy trong những năm qua, công ty rất lưu tâm và làm khá tốt công tác này. Đối với mỗi công việc công ty luôn có bản mô tả chi tiết công việc để thấy được công việc đó cần nhân viên có những tiêu chuẩn nào và làm những công việc đó như thế nào.
Nhưng để tiến hành công tác này tốt hơn, Công ty nên áp dụng một số phương pháp như:
- Tiến hành phỏng vấn để lấy thông tin đầy đủ về công việc. Tất cả các công việc đều do các nhân viên thực hiện do vậy việc phỏng vấn sẽ cho thấy nhận thức của nhân viên về công việc đó, thực hiện công việc đó, ý kiến và có thể là những điều chỉnh hợp lý từ nhân viên .
- Hoặc yêu cầu các nhân viên hàng ngày phải ghi lại, mô tả công việc hàng ngày phải làm để thực hiện theo bảng mô tả công việc đó.
- Công ty cũng có thể tiến hành chấm điểm cho từng bộ phận, từng chức danh về nhiều mặt, như vậy sẽ đánh giá được chính xác kết quả lao động của từng nhân viên.
+ Công ty nên chú trọng hơn đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Trong thời gian vừa qua, công tác này chưa mang lại hiệu quả cao vì khối lượng công việc quá lớn mà các nhân viên được đào tạo nhiều nên kiến thức đào tạo chưa được nắm vững. Do vậy, Công ty nên sắp xếp lại thời gian đào tạo cho thật hợp lý, tránh việc nhân viên vừa phải học lại vừa phải giải quyết các công việc của mình. Khối lượng kiến thức phải vừa phải nhưng sâu sắc, đi đúng trọng tâm vấn đề để nhân viên được đào tạo có thể tiếp thu nhanh nhất.
Công ty nên thường xuyên cho nhân viên đi dự các cuộc hội thảo để có thể tự hỏi để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân lại có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo cho công ty. Công ty phải đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, tăng quỹ đào tạo vì đào tạo tốt sẽ cho ta một đội ngũ nhân viên giỏi với tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất đặc biệt là các nhân viên cấp cao như trưởng phòng, phó phòng; không ngần ngại tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ quản trị cho các thành viên cấp cao để họ nâng cao kiến thức áp dụng vào thực tế. Đây cũng là cơ hội để những nhân viên có nhiều kinh nghiệm san sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn cũng như những thành công họ đạt được với các bạn đồng nghiệp.
Công ty cũng nên cho nhân viên đi học tại các lớp đào tạo ở bên ngoài mang tính chuyên nghiệp cao. Tuy công ty phải mất khoản chi phí không nhỏ cho công việc này
nhưng bù lại nhân viên của mình sẽ có một trình độ chuyên môn rất cao và có thể về truyền đạt lại cho mọi người.