KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGH

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lô theo chỉ số WQI (Trang 59)

14 M 100 60,62 47,58 1,00 94,49 100 67,13 64,48 100 74 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGH

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài rút ra một số kết luận như sau:

1. Đoạn sông Lô khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chủ yếu từ 2 nguồn thải là nước thải sinh hoạt của khu vực thành phố Tuyên Quang và nước thải của nhà máy giấy An Hòa. Ngoài ra, chất lượng nước khu vực nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của một số hoạt động như: hoạt động khai thác cát, các nhà hàng nhà bè, hoạt động nông nghiệp ven sông,…

2. Qua đánh giá theo các chỉ tiêu đơn lẻ cho thấy: Hầu hết các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Tuy nhiên, thông số COD ở tất cả các mẫu còn cao và có sự chênh lệch lớn giữa các điểm lấy mẫu (38,4 – 115,2 mg/l) vượt quy chuẩn cho phép từ 1,28 đến 3,84 lần; thông số BOD5 ở 2 điểm M13, M14 cũng vượt quá giới hạn cho phép từ 1,06 đến 1,07 lần.

Nhìn chung, chất lượng nước khu vực nghiên cứu vẫn ở mức cao (giá trị WQI biến đổi trong khoảng từ 72 đến 87), hầu hết ở các điểm lấy mẫu có thể sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt với biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, ở điểm M7, M8 do chịu ảnh hưởng từ kênh xả nước thải sinh hoạt chưa được xử lý trực tiếp vào dòng sông nên chất lượng nước đã có dấu hiệu suy giảm; Điểm M13, M14 cũng có sự suy giảm chất lượng nước do ảnh hưởng của các cống xả nước thải từ nhà máy giấy An Hòa.

3. Qua bản đồ phân vùng chất lượng nước, có thể thấy chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, cần phải tăng cường công tác quản lý chất lượng nước ở 2 đoạn sông: Đoạn sông chảy qua cuối khu vực phường Hưng Thành, đoạn đầu khu vực phường An Tường và đoạn sông chảy qua ranh giới 3 xã: Cấp Tiến, Đội Cấn và Tân Bình để cải thiện chất lượng nước của các khu vực này. Đồng thời, cũng cần thiết phải thường xuyên giám sát chất lượng nước của toàn khu vực để duy trì chất lượng nước ở mức tốt nhất.

4. Để có thể cải thiện, duy trì chất lượng nước cũng như việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên nước này một cách hợp lý thì cần phải thực hiện quản lý tổng hợp, kết hợp nhiều biện pháp về kỹ thuật, quản lý và tuyên truyền giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lô theo chỉ số WQI (Trang 59)