4. Tính toán WQI cuối cùng:
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên rừng:
Tuyên Quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn so với diện tích đất tự nhiên, độ che phủ đạt 64,1% (năm 2010), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng kinh tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
* Tài nguyên khoáng sản:
Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
Ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ mét khối đá vôi, đáng chú ý nhất là mỏ đá vôi Tràng Đà với trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao
(49-54%), đủ tiêu chuẩn để sản xuất xi măng mác cao. Nguồn đá vôi của Tuyên Quang khá dồi dào là loại khoáng sản có khả năng khai thác tôt nhất trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực.
Đất sét được tìm thấy ở nhiều nơi tại thành phố Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất là mỏ sét Tràng Đà được dùng để sản xuất xi măng.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản như vonfram, kẽm, pirit, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi, … đang được khai thác với các quy mô khác nhau.
* Tài nguyên du lịch:
Tuyên Quang có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây, trong thời kỳ chống Pháp, Tuyên Quang còn là một trong những tỉnh an toàn khu và là Thủ đô kháng chiến.
Tại thành phố Tuyên Quang, vẫn còn lưu giữ được nhiều chứng tích lịch sử như: Thành nhà Mạc, đài tưởng niệm Tuyên Quang.
Cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 15km về phía Đông Nam, một điểm du lịch đã được nhiều du khách biết đến là khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm. Ở đây có nguồn nước khoáng ngầm trong lòng đất, được phát hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước.