Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu 1 Đánh giá chất lượng nước sông theo các chỉ tiêu đơn le

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lô theo chỉ số WQI (Trang 43)

4. Tính toán WQI cuối cùng:

4.2.Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu 1 Đánh giá chất lượng nước sông theo các chỉ tiêu đơn le

4.2.1. Đánh giá chất lượng nước sông theo các chỉ tiêu đơn le

Để đánh giá chất lượng nước sông Lô khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lấy 15 mẫu nước và phân tích các chỉ tiêu lý hóa bao gồm: pH, nhiệt độ, độ đục, TSS, DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, Coliform. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Bảng kết quả phân tích mẫu nước sông Lô Kí hiệu mẫu Thông số DO (mg/l) t(oC) pH Độ đục (NTU) COD (mg/l) BOD (mg/l) N-NH4 (mg/l) P-PO4 (mg/l) TSS (mg/l) T.Coliform (MPN/100ml) M1 6,92 20,46 7,3 10,97 38,4 5,74 0,14 - 31,0 3120 M2 7,09 21,07 7,2 20,07 38,4 6,22 0,15 - 39,0 3400 M3 7,20 20,01 7,1 12,13 76,8 6,46 0,14 - 34,9 2280 M4 6,27 22,70 7,2 14,25 38,4 6,96 0,14 - 29,6 3000 M5 6,19 21,03 7,2 15,78 76,8 7,23 0,15 - 25,3 4460 M6 6,97 20,52 7,2 16,17 76,8 7,55 0,14 - 25,5 4220 M7 5,19 20,56 6,8 17,15 115,2 9,23 0,25 - 30,9 3460 M8 5,63 20,69 6,8 16,11 115,2 8,65 0,22 - 30,9 4780 M9 6,22 21,51 7,1 15,56 76,8 7,35 0,17 - 28,3 2000 M10 6,04 22,63 7,3 15,45 38,4 7,22 0,13 - 22,1 1820 M11 6,30 20,68 7,1 15,30 38,4 6,55 0,11 - 28,3 1800 M12 6,14 21,25 7,0 15,59 76,8 6,48 0,11 - 28,8 1860 M13 5,27 22,35 7,8 24,63 115,2 16,10 0,17 - 35,7 1780 M14 5,23 22,23 7,7 26,31 115,2 15,87 0,12 - 36,3 1740 M15 6,00 21,67 7,3 18,70 76,8 10,61 0,12 - 31,1 1560 QCVN 08:2008 (B1) ≥4 - 5,5 -9 - 30 15 0,5 0,3 50 7500

Qua kết quả phân tích từ bảng 4.2 cho thấy, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong các mẫu nước đều đạt mức giới hạn quy định trong cột B1- QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, thông số COD ở tất cả các mẫu đều vượt giới hạn quy định trong cột B1-QCVN 08:2008/BTNMT; nồng độ BOD5 ở 2 điểm lấy mẫu M13, M14 cũng vượt giới hạn cho phép trong cột B1- QCVN 08:2008/BTNMT. Cụ thể:

Các thông số vật lý:

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm.

Qua bảng kết quả phân tích mẫu (bảng 4.1), nhìn chung nhiệt độ giữa các điểm lấy mẫu có sự chênh lệch không lớn, khoảng nhiệt độ thay đổi từ 20,01oC đến 22,7oC. Nhiệt độ trung bình của các điểm lấy mẫu là 21,29oC. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong nước.

- pH:

Độ pH có ảnh hưởng lớn tới các sinh vật sống trong nước. Sự thay đổi của pH thường liên quan đến sự có mặt của các hóa chất kiềm hoặc axit, sự phân hủy chất hữu cơ, sự hòa tan của một số anion PO43-, NO3-,…

Sự thay đổi pH theo các điểm lấy mẫu trong nước sông Lô được thể hiện trong biểu đồ sau:

Chú thích: : pH

: Giới hạn trong QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự biến đổi pH theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích mẫu và biểu đồ trên, ta thấy:

Giá trị pH của các mẫu nước thay đổi trong khoảng từ 6,8 đến 7,8, mức độ biến động là không lớn và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Điểm có pH thấp nhất là điểm M7, M8 (pH = 6,8), điểm có pH cao nhất là M13 (pH = 7,8).

Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của một số loài thủy sinh trong nước.

Sự biến đổi độ đục theo các điểm lấy mẫu được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 4.2: Biểu đồ sự biến động độ đục theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ biến động độ đục theo các điểm lấy mẫu ta thấy:

Độ đục giữa các điểm lấy mẫu có sự chênh lệch khá lớn, khoảng biến động trong khoảng từ 10,97 NTU– 26,31 NTU. Trong đó, các điểm M2, M13 và M14 có giá trị độ đục cao vượt trội so với các điểm còn lại. Cụ thể: Điểm M2 có độ đục là 20,07 NTU, điểm M13 có độ đục là 24,63 NTU, điểm M14 có độ đục là 26,31 NTU.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng độ đục ở các điểm trên là do:

Tại điểm M2 có nguồn thải từ hoạt động sản xuất gạch và có hoạt động khai thác cát. Điểm M13, M14 có nguồn thải từ nhà máy giấy đổ ra sông nên giá trị độ đục ở các điểm này có giá trị cao.

- TSS:

Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước có ảnh hưởng lớn tới đời sống của các sinh vật thủy sinh.

Sự biến đổi nồng độ chất rắn lơ lửng của các điểm lấy mẫu được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động nồng độ TSS theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ ta thấy:

Hàm lượng TSS ở các điểm lấy mẫu có sự chênh lệch khá lớn trong khoảng từ 22,1 mg/l (M10) đến 39 mg/l (M2).

Theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1, hàm lượng TSS < 50 mg/l phù hợp cho mục đích cấp nước tưới tiêu thủy lợi. Vì vậy, ở tất cả các điểm lấy mẫu đều đạt tiêu chuẩn về hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước.

Tại điểm M2, M3 có sự tác động từ hoạt động chế biến gỗ, sản xuất gạch và khai thác cát; tại điểm M7, M8 do chịu ảnh hưởng từ kênh xả nước thải của thành phố và tại các điểm M13, M14 do ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy An Hòa nên đã làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước sông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu hóa sinh:

- DO:

Sự biến động thông số DO của các điểm lấy mẫu được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 4.4: Biểu đồ sự biến động DO theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ biến động DO theo các điểm lấy mẫu ta thấy:

Nồng độ DO giữa các điểm biến động trong khoảng từ 5,19 mg/l (M7) đến 7,2 mg/l (M3) và có sự chênh lệch không quá lớn. Tất cả các điểm đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (≥4 mg/l). Nhìn chung, tại các điểm lấy mẫu có DO tương đối cao. Tuy nhiên, ở một số điểm có sự suy giảm DO khá mạnh, cụ thể:

Giá trị đo nồng độ DO ở vị trí lấy mẫu M7 (Sau kênh xả nước thải sinh hoạt của thành phố Tuyên Quang) so với giá trị đo nồng độ DO ở vị trí lấy mẫu M6 (Trước kênh xả nước thải sinh hoạt của thành phố Tuyên Quang) giảm từ 6,97 mg/l xuống 5,19 mg/l. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của kênh xả nước thải từ khu vực thành phố đổ ra sông nên hàm lượng các chất ô nhiễm tại điểm này tăng cao, dẫn đến sự suy giảm DO ở điểm này.

Tại điểm lấy mẫu M13 và điểm lấy mẫu M14 DO giảm từ 6,14 mg/l (điểm M12) xuống 5,27 mg/l (M13) và 5,23 mg/l (M14). Nguyên nhân của sự suy giảm DO ở 2 điểm này là do ảnh hưởng của nguồn thải từ hoạt động xả nước thải của nhà máy giấy An Hòa ra sông.

Qua đó, có thể thấy 3 điểm M7, M13, M14 là các điểm đã có biểu hiện của sự ô nhiễm và suy giảm chất lượng nước.

BOD5 được xác định sau 5 ngày và giá trị càng cao thì chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh hoạc càng lớn, đồng nghĩa với mức ô nhiễm chất hữu cơ càng cao.

Hình 4.5: Biểu đồ biến động BOD5 theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ biến động BOD5 theo các điểm lấy mẫu ta thấy:

Nồng độ BOD5 ở hầu hết các điểm lấy mẫu đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT (15 mg/l). Tuy nhiên, 2 điểm M13 và M14 có hàm lượng BOD5 vượt giá trị quy định trong Quy chuẩn. Cụ thể: Điểm M13 có hàm lượng BOD5 là 16,1 mg/l, điểm M14 có hàm lượng BOD5 là 15,87 mg/l.

Qua biểu đồ biến động BOD5 có thể thấy: Nồng độ BOD5 có giá trị tăng dần từ điểm M1 đến M7 sau đó có xu hướng giảm dần đến điểm M12. Ở điểm M13, BOD5 tăng vọt tử 6,48 mg/l (điểm M12) lên 16,1 mg/l, giảm nhẹ ở điểm M14 (BOD5 = 15,87 mg/l) và giảm xuống 10,61 ở điểm M15.

Nguyên nhân dẫn đến sự biến động BOD5 như trên là do:

Từ điểm M2 đến M7 có nhiều hộ dân sống ven sông, ở điểm M5, M6 có hoạt động của các nhà hàng nhà bè do đó lượng nước thải sinh hoạt thải vào sông làm gia tăng hàm lượng BOD5 trong nước. Đặc biệt, tại điểm M7 là điểm có kênh xả nước thải sinh hoạt từ khu vực thành phố ra sông nên hàm lượng BOD5 tại đây có giá trị cao.

Từ điểm M8 đến M12 là đoạn sông có ít dân cư sinh sống ven bờ và ít nguồn ảnh hưởng nên lượng BOD5 trong nước đã được phân hủy và giảm xuống.

Tại điểm M13, M14 chịu ảnh hưởng từ nguồn xả thải của nhà máy giấy An Hòa nên hàm lượng BOD5 tăng vọt và vượt Quy chuẩn quy định.

- COD:

COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ thành CO2 và H2O dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh.

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ biến động COD theo các điểm lấy mẫu ta thấy:

Nồng độ COD của các mẫu có sự biến động khá lớn trong khoảng từ 38,4 mg/l đến 115,2 mg/l. So sánh với giá trị quy định trong Quy chuẩn thì ta thấy tất cả các mẫu nước đều vượt giá trị quy định trong Quy chuẩn.

Ở các điểm lấy mẫu M7, M8, M13, M14 có giá trị COD cao nhất (115,2 mg/l); các điểm M1, M2, M4, M10 và M11 có giá trị COD thấp nhất (38,4 mg/l).

Nồng độ COD có giá trị lớn hơn BOD5 từ 6,7 đến 7 lần, điều này có thể do sai số trong quá trình chuẩn độ màu cũng như phương pháp phân tích có độ nhạy chưa cao, qua công thức tính giá trị COD của phương pháp này cho thấy ứng với sự thay đổi của 0,1 ml dung dịch FAS chuẩn độ thì giá trị COD của mẫu thay đổi một khoảng khá lớn là 38,4 mg/l.

- N-NH4:

Hàm lượng nitơ càng cao, mức độ ô nhiễm càng lớn, khả năng xuất hiện hiện tượng phú dưỡng cao, gây ảnh hưởng lớn tới thủy vực.

Hình 4.7: Biểu đồ biến động N-NH4 theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ biến động N-NH4 theo các điểm lấy mẫu ta thấy:

Nồng độ N-NH4 ở tất cả các điểm đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 về thông số NH4 (0,5 mg/l).

Nồng độ NH4 ở hầu hết các điểm có sự biến động không lớn. Tuy nhiên, tại điểm M7 nồng độ NH4 tăng vọt từ 0,14 mg/l (điểm M6) lên 0,25 mg/l (điểm M7). Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ kênh xả nước thải của thành phố vào sông. Nguồn nước thải này là nước thải sinh hoạt nên có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao từ đó làm gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước sông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- P-PO4:

Qua phân tích nồng độ P-PO4 trong các mẫu nước theo phương pháp tạo phức giữa ion PO43- với dung dịch thử photphat tạo phức chất màu xanh

dương ở trong môi trường pH = 8,5 và đem so màu ở bước sóng 880nm thì không phát hiện được sự xuất hiện của PO43- trong nước.

Vậy, có thể kết luận là các mẫu nước có nồng độ PO43- rất nhỏ và đều đạt mức quy định trong Quy chuẩn.

Chỉ số Coliform:

Chỉ số Coliform phản ánh lượng vi khuẩn Coliform có trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học.

Hình 4.8: Biểu đồ sự biến động chỉ số Coliform theo các điểm lấy mẫu

Qua bảng kết quả phân tích và biểu đồ biến động chỉ số Coliform theo các điểm lấy mẫu ta thấy:

Lượng Coliform trong tất cả các mẫu nước đều đạt giới hạn cho phép ở cột B1, QCVN 08:2008/BTNMT (7500 MPN/100ml).

Chỉ số Coliform có sự biến động mạnh ở đoạn từ điểm M1 đến M8. Chỉ số Coliform ở các điểm M5, M6, M7 và M8 có giá trị cao hơn các điểm khác. Nguyên nhân là do đây là đoạn sông nằm trong khu vực thành phố, chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt của thành phố do đó lượng Coliform trong nước sông cũng tăng lên.

Đoạn sông từ điểm M9 đến M15 do có ít hộ dân sinh sống ven sông và ít nguồn thải chứa nhiều Coliform nên chỉ số Coliform ở các điểm lấy mẫu này khá thấp (dao động từ 1560 đến 2000 MPN/100ml).

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lô theo chỉ số WQI (Trang 43)