4. Tính toán WQI cuối cùng:
4.1. Các nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu
cứu
Qua quá trình khảo sát, điều tra, phỏng vấn, đề tài xác định các nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước sông bao gồm các nguồn sau:
Bảng 4.1: Các nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Lô khu vực nghiên cứu S T T Hoạt động/ Nguồn tác động
Đặc điểm Khả năng gây tác động
1 Nước thải sinh hoạt
Chứa thành phần chất hữu cơ (BOD), Cặn lơ lửng, Amoni, Tổng Nitơ, Photpho, Mùi và nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Gây ô nhiễm chất hữu cơ, phú dưỡng làm giảm oxy hòa tan trong nước.
Làm tăng lượng Coliform trong nước.
2 Nước thải nhà máy giấy An Hòa
Chứa nhiều bột giấy, phụ gia, hàm lượng BOD, COD cao, TSS, độ đục thường lớn, pH thường cao.
Làm tăng hàm lượng BOD, COD, TSS trong nước, gia tăng độ đục của nước, giảm lượng oxy hòa tan trong nước. 3 Nước thải nhà máy xi măng Thường ít chất ô nhiễm, chủ yếu có nồng độ SS và nhiệt độ cao. Ít có ảnh hưởng, chủ yếu làm gia tăng về SS và nhiệt độ của nước.
4 Hoạt động sản xuất gạch
Chủ yếu chứa cặn lơ lửng, bùn, độ đục cao.
Làm tăng độ đục của nước. 5 Hoạt động
khai thác cát
Gây xáo trộn, thay đổi dòng chảy của nước.
Làm tăng độ đục của nước, tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước.
6 Hoạt động nông nghiệp
Các hóa chất tồn dư từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong nông nghiệp có khả năng đi vào nước sông theo các dòng chảy mặt và
Làm gia tăng nồng độ các chất độc hại và nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước sông.
Qua khảo sát, điều tra cho thấy khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chủ yếu từ 2 nguồn thải chính là nước thải sinh hoạt của khu vực thành phố Tuyên Quang và nước thải của nhà máy giấy An Hòa. Ngoài ra, chất lượng nước khu vực nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của một số hoạt động như: hoạt động khai thác cát, các nhà hàng nhà bè, hoạt động nông nghiệp ven sông,…