và Ndou (2013) thay vì sử dụng GDP như những nghiên cứu trước đây thì theo Fratzcher và cộng sự (2007) kết quả là như nhau trong cả hai trường hợp.
3.3.3. Mô hình VAR đệ quy
Mô hình VAR được giới thiệu đầu tiên bởi Sims (1980). So với các mô hình truyền thống trước đó thì các biến được chia thành biến nội sinh và biến ngoại sinh. Tuy nhiên theo Sims thì tất cả các biến trong mô hình đều được xem là biến nội sinh. Điều này là phù hợp khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô.
Trong mô hình VAR một biến không chỉ chịu tác động của các biến khác trong mô hình mà còn chịu ảnh hưởng bởi biến trễ của chính nó. Mô hình VAR về cấu trúc là gồm hệ phương trình. VAR là một mô hình động của một biến số thời gian. Mô hình VAR của 2 biến Y1, Y2 với độ trễ p được viết như sau:
Trong đó: Y1t và Y2t là chuỗi dừng và là biến nội sinh, vai trò của chúng là tương đương nhau. ε1t và ε2t là các sai số phần dư.
Mô hình VAR đệ quy được đề xuất đầu tiên bởi Bernanke và Mihov (1998), theo đó mô hình được xây dựng sao cho các phần dư không tương quan với các phần dư trong phương trình hồi quy trước đó. Phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng trong mô hình này (Xem thêm phụ lục 1). Tuy nhiên kỹ thuật này lại phụ thuộc vào việc sắp xếp thứ tự các biến theo Sarno và Thornton (2004). Cụ thể:
Các biến sắp xếp theo một thứ tự giả định, khi đó biến đứng trước được giả định sẽ gây ra tác động cho những biến ở sau nó, trong khi các biến sau không gây ra tác động tới biến đứng trước nó mà chỉ chịu tác động của các biến trễ của chính nó.
Với thứ tự sắp xếp khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Do đó thông thường người ta thường vận dụng đến lý thuyết kinh tế để đưa ra các cách sắp xếp lý thuyết phù hợp.
Như vậy lý do cho việc sắp thứ tự các biến trong mô hình của đề tài là:
Biến C-C* được sắp xếp đầu tiên được giả định rằng chi tiêu chỉ phụ thuộc vào tiêu dùng trong quá khứ và chịu tác động của các yếu tố ngoại sinh, không chịu tác động của các biến khác trong mô hình. Biến P-P* được xếp thứ hai ngụ ý rằng lạm phát chỉ chịu tác động của lạm phát trong quá khứ và chịu tác động của chi tiêu- phù hợp với lạm phát do cầu kéo. Biến i-i* được xếp thứ ba ngụ ý rằng lãi suất chịu tác động đống thời của chi tiêu và lạm phát- điều này phù hợp với với phản ứng của chính sách tiền tệ khi xem xét các yếu tố chi tiêu và lạm phát. Biến REER được xếp thứ tư ngụ ý rằng nó chịu tác động tức thời của các biến chi tiêu, lạm phát, lãi suất- điều này phù hợp với phản ứng của tỷ giá trước các yếu tiêu dùng, lạm phát và lãi suất. Biến TB được xếp cuối cùng ngụ ý rằng nó chịu tác động của tất cả các biến còn lại trong mô hình. Biến q-q* được xếp trên TB ngụ ý rằng TB chịu tác động của q-q* và tất cả các biến còn lại.
3.4. Phương pháp kiểm định mô hình 3.4.1.Kiểm tra tính dừng:
Trong nghiên cứu thực nghiệm khi sử dụng dữ liệu là chuỗi thời gian và đặc biệt là sử dụng mô hình VAR thì tất cả các biến trong mô hình phải dừng
(Stationary). Một chuỗi dữ liệu thời gian được xem là dừng nếu trung bình và phương sai không thay đổi theo thời gian và hiệp phương sai giữa hai thời điểm chỉ phụ thuộc vào khoảng cách hay độ trễ về thời gian chứ không phụ thuộc vào thời điểm đang xét. Cụ thể:
Trung bình : E Y t const
Phương sai : 2
t