5.1.2.Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 57)

Độ trễ của mô hình được chọn theo tiêu chuẩn LR là 3, kết quả kiểm định tính đồng thời bằng không của hệ số các biến trong mô hình cho thấy không có độ trễ nào có mà ở đó hệ số của các biến trong mô hình đồng thời bằng không nên độ trễ 3 là độ trễ được chọn để ước lượng mô hình (Xem thêm phụ lục 8). Mặt khác kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy ở độ trễ 3 các biến có mối quan hệ với nhau về mặt thống kê được thể hiện qua bảng 4.7

Bảng 4.7.Kiểm định nhân quả Granger mô hình VAR mở rộng

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews,*, ** tương ứng với mức ý nghĩa 1% và 5%.

VAR Granger Causality/Block Exogeneity Wald Tests Date: 10/01/13 Time: 13:16

Sample: 1996Q1 2012Q4 Included observations: 46

Excluded Chi-sq df Prob. Excluded Chi-sq df Prob.

P-P* 3.751555 3 0.2896 C-C* 1.558937 3 0.6687 i-i* 14.78832 3 0.002 P-P* 3.516295 3 0.3187 REER 8.079524 3 0.0444 i-i* 1.187893 3 0.7559 q-q* 2.158537 3 0.5402 q-q* 0.738925 3 0.864 TB 5.459765 3 0.1411 TB 1.078645 3 0.7822 All 41.66651 15 0.0003* All 13.56661 15 0.5586

Excluded Chi-sq df Prob. Excluded Chi-sq df Prob.

C-C* 7.369494 3 0.061 C-C* 5.143505 3 0.1616 i-i* 12.76871 3 0.0052 P-P* 3.910922 3 0.2712 REER 2.540279 3 0.4681 i-i* 3.154595 3 0.3684 q-q* 6.96717 3 0.073 REER 3.084266 3 0.3788 TB 6.448054 3 0.0917 TB 9.654542 3 0.0217 All 53.83038 15 0.0000* All 30.0399 15 0.0118**

Excluded Chi-sq df Prob. Excluded Chi-sq df Prob.

C-C* 6.347497 3 0.0959 C-C* 2.439949 3 0.4862 P-P* 7.0681 3 0.0698 P-P* 0.181603 3 0.9805 REER 7.325601 3 0.0622 i-i* 10.42319 3 0.0153 q-q* 2.959247 3 0.398 REER 1.278979 3 0.7341 TB 3.229002 3 0.3576 q-q* 2.17643 3 0.5366 All 57.47698 15 0.0000* All 29.94014 15 0.0121** Dependent variable: C-C* Dependent variable: P-P*

Dependent variable: REER

Dependent variable: q-q*

Ngoài ra, kết quả kiểm tra tính ổn định của mô hình cho thấy mô hình là ổn định vì tất cả các nghiệm đều nằm trong vòng tròn nghiệm đơn vị không có nghiệm nào nằm ngoài điều này cho phép đề tài thực hiện các phân tích tiếp theo dựa trên mô hình này. Kết quả được thể hiện trong hình 4.11 cho thấy không có chấm nào nằm ngoài vòng tròn nghiệm đơn vị nên mô hình là ổn định.

Hình 4.11. Kiểm tra tính ổn định của mô hình VAR mở rộng. Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews.

Phân tích hàm phản ứng thúc đẩy theo mô hình VAR mở rộng

Hình 4.12. Phản ứng của cán cân thương mại đối với cú sốc dòng vốn gián tiếp Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews

Hình 4.12. Cho thấy cú sốc dòng vốn gián tiếp có tác động tức thời đến cán cân thương mại khoản 3 quý và sau đó đi vào ổn định tuy nhiên lại không có ý nghĩa

thống kê điều này có thể được lý giải là do thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhiều rủi ro nên dòng vốn này vào và ra nhanh chóng nên sức ép lên tỷ giá là không đáng kể và từ đó ảnh hưởng không nhiều đến cán cân thương mại, kết quả là giống với nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013).

Ngoài ra, trong mô hình VAR mở rộng hình 4.13 cho thấy có một sự tăng lên trong lạm phát sau cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ (price puzzle) trong khoản hai quý đầu mặc dù rất nhỏ điều này cũng cho thấy một sự phản ứng trễ của lạm phát, tuy nhiên tỷ giá lại có một sự sụt giảm ngay sau cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ nên không tìm thấy exchange rate puzzle.

Hình 4.13.Phản ứng lạm phát, tỷ giá khi có cú sốc chính sách tiền tệ theo mô hình VAR mở rộng.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews.

So sánh phản ứng của cán cân thương mại đối với các cú sốc theo mô hình cơ bản và mở rộng

Hình 4.14 Cú sốc tỷ giá hối đoái thực (REER) không có ý nghĩa thống kê trong tác động đến cán cân thương mại. Phản ứng cộng dồn cho thấy tác động của chính sách tiền tệ (i-i*) ở mô hình cơ bản là mạnh hơn so với mô hình mở rộng tuy nhiên nó cũng đi vào ổn định sau sáu quý. Tác động của cú sốc tỷ giá ở hai mô hình là giống nhau khoản bốn quý đầu nhưng sau đó di chuyển theo hai

hướng ngược nhau đối với cán cân thương mại, tuy nhiên vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra, tác động của các cú sốc khác theo mô hình cơ bản có xu hướng mạnh hơn so với mô hình VAR mở rộng. Điều này cho thấy khi nền kinh tế ngày càng mở cửa thì mức độ chi phối của yếu tố thị trường ngày càng tăng và tác dụng của các chính sách sẽ giảm dần.

Hình 4.14.Phản ứng tích luỹ của cán cân thương mại đối với các cú sốc theo mô hình cơ bản và mở rộng.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews.

Do đề tài sử dụng mô hình VAR đệ quy nên kết quả nghiên cứu tuỳ thuộc vào việc sắp xếp trật tự các biến theo Sarno và Thornton (2004) nên trong phần này đề tài cũng sử dụng các mô hình thay thế bằng cách đảo vị trí các biến như trong nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013). Theo đó các mô hình thay thế mô hình VAR mở rộng gồm có:

Kết luận về tác động của cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc tỷ giá đến cán cân thương mại là không thay đổi khi ta thay đổi vị trí của các biến theo như mô hình (4.2) và mô hình (4.3). Kết quả chi tiết hàm phản ứng thúc đẩy xem phụ lục 8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 57)