4.1.2.Phân tích biến tỷ giá hối đoái, lạm phát và cán cân thương mại

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

Chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ.

x100, x100 P, P*: chỉ số lạm phát Việt Nam và Mỹ.

CPIt, CPI*t: chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, Mỹ thời kỳ t.(năm 2005=100)

i-i*

- Chênh lệch lãi suất cho vay Việt Nam và lãi suất liên bang Mỹ. - Đơn vị tính%/năm

i: Lãi suất cho vay của Việt Nam i*: lãi suất liên bang Mỹ (Fed fund rate).

REER

Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Được tính toán trên rổ tiền tệ gồm 15 nước có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam: Úc, Thụy Sĩ, Anh, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Nga, Malaysia, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan. Năm 2005 là năm gốc (2005=100) x100

tỷ giá danh nghĩa song phương

Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước (Nước nghiên cứu và các đối tác thương mại j).

tỷ số chỉ số giá tiêu dùng của đối tác thương mại j so với Việt Nam.

NEER

NEER: tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa

phương.

Năm 2005 là năm gốc (2005=100).

x100

tỷ giá danh nghĩa song phương

Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước (Việt Nam và các đối tác thương mại j).

TB

TB: Tỷ số cán cân thương mại thời kỳ t chia cho GDP thời kỳ t.

, Trong đó:

(Export-Import)t: cán cân thương mại thời kỳ t GDPt: GDP thời kỳ t

q-q* (**)

Chênh lệch chỉ số chứng khoán giữa thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE) và thị trường chứng khoán Mỹ.

ý , ý q,q*: Chỉ số VNIndex, S&P500 theo ngày.

n: số ngày có giao dịch trong quý.

(**) Dữ liệu được lấy tại thời điểm quý 3 năm 2000 do sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động là tháng 7 năm 2000.

3.3.2.Mô hình nghiên cứu:

Dựa trên nền tản bài nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013) và các nghiên cứu trước đây và cũng nhằm để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của đề tài là mô hình VAR đệ quy với phân rã Cholesky và biến giả (D) đại diện cho khủng hoảng tài chính năm 2008 theo đó những quan sát trước năm 2008 có giá trị là 0 và sau năm 2008 có giá trị là 1. Mô hình nghiên cứu của đề tài được diễn giải dưới dạng vecto Yt như sau:

Ngoài ra, đề tài cũng thực hiện việc thêm biến q-q* vào mô hình (3.1) và được đặt sau biến REER. Có hai lý do của việc thêm biến này vào là do theo sau chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ (Quantitative Easing) làm cho một lượng lớn dòng vốn gián tiếp đổ vào các thị trường đang phát triển trong đó có

Việt Nam gây ảnh hưởng lên tỷ giá hối đoái và từ đó ảnh hưởng đến cán cân thương mại theo Ncube và Ndou (2013). Ngoài ra, theo lý thuyết Tobin’q thì thị trường chứng khoán như là một kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế, theo đó Tobin định nghĩa q là giá trị thị trường của công ty chia cho chi phí thay thế vốn. Nếu q cao, giá trị thị trường của công ty cao tương đối so với chi phí thay thế vốn và vốn thiết bị rẻ hơn giá trị thị trường của công ty. Các công ty sau đó có thể phát hành cổ phần và có được giá cao hơn so với chi phí nhà máy và thiết bị mà họ đang mua. Như vậy, chi tiêu đầu tư sẽ tăng một sự gia tăng đầu tư thường là tăng nhập khẩu máy móc thiết bị khi đó sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, đặc biệt khi đầu tư tăng nhưng tiết kiệm không tăng tương ứng.

Ở đây đề tài sử dụng các biến kinh tế vĩ mô của Mỹ làm biến kiểm soát vì ba lý do sau:

- Thứ nhất, nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 mà nguồn gốc là từ Mỹ.

- Thứ hai, Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và thường là thị trường xuất siêu của Việt Nam nên một bất ngờ giảm trong tiêu dùng Mỹ do suy thoái sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa Việt Nam và làm thay đổi bất ngờ trong cán cân thương mại Việt Nam.

- Thứ ba, theo sau chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn của Mỹ sẽ làm giảm lãi suất và thúc đẩy một luồng vốn gián tiếp từ Mỹ đổ vào các thị trường mới nổi, đang phát triển và Việt Nam cũng nằm trong số đó từ đó tác động lên tỷ giá và gây ảnh hưởng lên cán cân thương mại của Việt Nam.

Ở đây đề tài sử dụng biến C-C* (Consumption) như trong nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013) thay vì sử dụng GDP như những nghiên cứu trước đây thì theo Fratzcher và cộng sự (2007) kết quả là như nhau trong cả hai trường hợp.

3.3.3. Mô hình VAR đệ quy

Mô hình VAR được giới thiệu đầu tiên bởi Sims (1980). So với các mô hình truyền thống trước đó thì các biến được chia thành biến nội sinh và biến ngoại sinh. Tuy nhiên theo Sims thì tất cả các biến trong mô hình đều được xem là biến nội sinh. Điều này là phù hợp khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô.

Trong mô hình VAR một biến không chỉ chịu tác động của các biến khác trong mô hình mà còn chịu ảnh hưởng bởi biến trễ của chính nó. Mô hình VAR về cấu trúc là gồm hệ phương trình. VAR là một mô hình động của một biến số thời gian. Mô hình VAR của 2 biến Y1, Y2 với độ trễ p được viết như sau:

Trong đó: Y1t và Y2t là chuỗi dừng và là biến nội sinh, vai trò của chúng là tương đương nhau. ε1t và ε2t là các sai số phần dư.

Mô hình VAR đệ quy được đề xuất đầu tiên bởi Bernanke và Mihov (1998), theo đó mô hình được xây dựng sao cho các phần dư không tương quan với các phần dư trong phương trình hồi quy trước đó. Phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng trong mô hình này (Xem thêm phụ lục 1). Tuy nhiên kỹ thuật này lại phụ thuộc vào việc sắp xếp thứ tự các biến theo Sarno và Thornton (2004). Cụ thể:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)