8. Kết quả đạt đƣơ ̣c
2.2. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất của thành phố Hòa
Bình.
2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
1. Dân số:
Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn thành phố có 821.240 nhân khẩu, tương đương với 20.412 hộ ( trong đó khu vực thành thị chiếm 80,19%, khu vực nông thôn chiếm 19,81%), quy mô là 4,01 người/hộ. Với thành phần dân tộc đa dạng trong đó dân tộc Kinh chiếm 72%, dân tộc Mường 26%, còn lại là các dân tộc khác. Đây là khu vực có mật độ dân cư đông nhất của tỉnh Hòa Bình với mật độ dân số 615,7 người/km2.
Trong những năm qua công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được đặc biệt quan tâm. Các giải pháp trong chiến lược dân số được áp dụng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,73%.
Là khu đô thị lớn của tỉnh, trong tương lai nền kinh tế thành phố phát triển tỷ lệ tăng cơ học của thành phố là khá lớn, nhất là đối với các khu vực trung tâm của thành phố. Ở khu vực này diễn ra việc di chuyển dân cư từ các vùng nông thôn trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận vào các nhà máy, xí nghiệp nên áp lực dân số ở các khu vực này là rất lớn. Vì vậy trong phương án quy hoạch cần có dự tính quỹ đất ở bố trí cho số dân này.
Theo thống kê năm 2012, nguồn lao động của thành phố Hòa Bình là 56.137 lao động. Số lao động tham gia lao động trong các ngành kinh tế của thành phố là 43.170 lao động, chiếm 76,90% số người trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 13.560 lao động (chiếm 31,41%), lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng 12.170 lao động (chiếm 28,19%), trong ngành thương mại dịch vụ có 17.440 lao động (chiếm 40,4%). Như vậy, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm gần 70%. Với một đô thị có tiềm năng như thành phố Hòa Bình thì tỷ lệ lao động nông nghiệp như trên vẫn là lớn. Nhằm giải quyết việc làm cho số lao động ở nông thôn, các ngành nghề cần nhiều lao động được chú trọng phát triển như: may mặc, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản… Năm 2012 đã giải quyết được việc làm cho 4.743 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 4,41%.
3.Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh, đời sống của người dân thành phố được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Là khu vực đô thị nên thu nhập bình quân đầu người cao hơn các khu vực nông thôn khác trên địa bàn tỉnh. Năm 2012 GDP bình quân đầu người đạt 19,8 triệu đồng. Trong đó thu nhập ở nông thôn là 18,4 triệu đồng, ở khu vực đô thị là 20,3 triệu đồng. Tuy nhiên mức thu nhập này so với các khu đô thị cùng cấp khác trong cả nước vẫn còn thấp.
Đến năm 2012, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 90%, tỷ lệ hộ ngheo còn dưới 2%.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh cũng như cả nước trong những năm qua nền kinh tế của thành phố Hòa Bình đã có sự tăng trưởng đáng kể. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2012 là 10,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,8 triệu đông/người/năm; trong đó khu vực thành thị đạt 20,3 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 18,4 triệu đồng.
Cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu là thương mại – dịch vụ - du lịch với tỷ trọng 34,2%; công nghiệp xây dựng 35,6%; và ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 29,2% trong cơ cấu kinh tế.
Thu nhập từ các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1.Khu vực kinh tế nông nghiệp
Là một khu đô thị, nên nông nghiệp là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng thấp. Hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp của thành phố có sự thay đổi rõ nét, vai trò của các hộ gia đình đã được nâng lên trở thành đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, điều này làm cho vai trò của HTX cũng thay đổi. Tiềm năng đất nông nghiệp chưa được khai thác triệt để. Trong những năm gần đây những trang trại nông – lâm nghiệp được hình thành nhưng còn nhỏ lẻ.
Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2012 là 1.457 ha, đạt 96,75% so với 2011. Diện tích gieo trồng giảm nguyên nhân do việc chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng. Trong đó diện tích đất lúa gieo cấy được 990 ha, ngô 467 ha.
Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,80 tạ/ha (tăng 1,80 tạ/ha so với năm 2011). Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 6.454 tấn, trong đó sản lượng thóc đạt 5.227 tấn, sản lượng ngô đạt 1.227 tấn.
Chăn nuôi:
Cùng với việc phát triển trồng trọt, trong những năm qua công tác chăn nuôi cũng được chú trọng nhưng chủ yếu là các hộ gia đình tận dụng sản phẩm dư thừa để chăn nuôi, chưa có hình thức chăn nuôi tập trung, chưa có những trang trại chăn nuôi lớn.
Theo thống kê năm 2012 thực trạng phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố như sau:
- Tổng đàn trâu: 2.768 con. - Tổng đàn bò: 2.102 con. - Tổng đàn lợn: 19.602 con. - Tổng đàn gia cầm: 72.713 con.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 72.186 triệu đồng (theo giá hiện hành) giảm 3.831 triệu so với năm 2011. Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 35.650 triệu đồng.
Về nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi thả cá của thành phố năm 2012 là 152,20 ha. Tổng số lồng cá nuôi trên Sông Đà là 97 lồng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm đạt 295 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đánh bắt trên Sông Đà đạt 274 tấn.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản trong năm qua đạt 7.275 triệu đồng, tăng 1.100 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011.
Lâm nghiệp:
Năm 2012, nhân dân thành phố đã trồng được 150 ha rừng. Đến nay diện tích rừng của thành phố là 4.577,14 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 1.512,21 ha. Đất rừng phòng hộ là 2.064,93 ha. Độ che phủ rừng đạt 34,48% diện tích tự nhiên.
Công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên trong năm qua do thời tiết có những diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài nên đã xảy ra một số vụ cháy rừng tuy không lớn nhưng cũng gây thiệt hại một số diện tích rừng. Tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn xảy ra. Cùng với sự hỗ trợ của dự án PAM, chương trình trồng 5 triệu ha rừng… đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 đạt 17.584 triệu đồng.
2.Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được phát triển ổn định, các ngành sản xuất chính được duy trì và phát triển như: chế biến lương thực thựs phẩm, chế biến lâm sản, may mặc, cơ khí… Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, các sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất lượng, mẫu mã hàng hóa phong phú, đa dạng.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 512.358 triệu đồng (theo giá thực tế).
Thành phố có 990 cở sở sản xuất công nghiệp đã giải quyết được phần lớn lao động có trên địa bàn.
Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từng bước được triển khai thực hiện.
3.Khu vực kinh tế dịch vụ
Đây là ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại – dịch vụ - du lịch được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chiếm tỷ trọng 52,95% trong cơ cấu kinh tế. Năm 2012 trên địa bàn thành phố có 2.998 cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn nhà hàng và dịch vụ với 5.514 lao động. Trong đó có 60 doanh nghiệp ngoài Quốc doanh.
Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh tế của thành phố chủ yếu dựa vào phi nông nghiệp. Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực về đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
1. Thực trạng phát triển đô thị
Hiện nay toàn thành phố có 8 phường. Gồm:
- Phường Đồng Tiến - Phường Tân Thịnh - Phường Hữu Nghị - Phường Phương Lâm - Phường Tân Hòa - Phường Thái Bình - Phường Thịnh Lang - Phường Chăm Mát
Các khu dân cư của thành phố được hình thành từ lâu đời, tập trung thành các cụm dân cư đặc trưng theo kiểu đô thị. Tuy nhiên, sự tập trung quá cao của dân cư đô thị ngoài những thuận lợi còn gây ra những khó khăn nhất định cho công tác tổ chức sản xuất và đời sống của người dân.
Tổng diện tích tự nhiên của phường là 3.590,49 ha chiếm 27,04% diện tích tự nhiên của thành phố. Trong đó diện tích đất ở là 357,21ha. Ở những phường trung tâm dân cư đông đúc nên diện tích đất ở mỗi hộ gia đình thấp, dưới 100 m2/hộ, gây khó khăn cho xây dựng các công trình công cộng và cấp đất ở.
Thành phố với tính chất là một đô thị trung tâm của cả tỉnh, và các phường là hạt nhân kinh tế của thành phố, trong tương lai việc phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Việc quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý sẽ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.
1.Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Đến nay, dân số nông thôn của thành phố là 16.218 người, chiếm 19,81% dân số của thành phố. Với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là 9.686,29 ha. Đó là các xã:
- Xã Thái Thịnh. - Xã Hòa Bình.
- Xã Thống Nhất. - Xã Dân Chủ.
- Xã Yên Mông. - Xã Sủ Ngòi.
Nhìn chung cấu trúc khu dân cư nông thôn là các bản, làng. Mặc dù thuộc địa bàn thành phố nhưng các khu vực này vẫn mang đặc thù của lối sống nông thôn.
2.2.5. Thực trạng phát triên cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
Thành phố Hòa Bình là đầu mối giao thông liên huyện, liên tỉnh cả về đường bộ và đường thủy. Là trung tâm nối liền việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa tỉnh với các đơn vị kinh tế khác nên hệ thống giao thông khá phát triển.
Tổng diện tích đất dành cho xây dựng đường giao thông đô thị là 407,03 ha, chiếm 70,88% diện tích đất có mục đích công cộng và chiếm 46,69% diện tích đất chuyên dùng của thành phố.
Đường bộ: hiện tại thành phố có 189,54 km đường bộ, trong đó có 83 km đường phố chính. Mật độ giao thông đường chính là 4,28 km/km2. Với các tuyến phố quan trọng như đường Lý Thường Kiệt, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ… Các tuyến này nhìn chung chất lượng tốt, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong và ngoài thành phố. Hiện tất cả các xã, phường đều có đường ô tô đến trung tâm. Ngoài ra các tuyến đường ngõ, xóm, tuyến ra đồng… chất lượng còn kém chủ yếu là đường cấp phối, cần chú ý cải tạo, nâng cấp hợp lý. Hiện tại thành phố có một bến xe
trung tâm với diện tích 3.000 m2. Mạng lưới giao thông đối ngoại với bên ngoài có tuyến Quốc lộ 6 nối thành phó với Hà Nội, tỉnh Sơn La và thành phố Điện Biên Phủ.
b. Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nƣớc:
Mạng lưới thủy lợi còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên hàng năm các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn thành phố được kiểm tra, phát hiện kịp thời các hư hỏng, khai thác vận hành hợp lý đảm bảo tưới tiêu nước cho sản xuất.
Năm qua một số công trình kiên cố hóa kênh mương tại phường Hữu Nghị và các xã Yên Mông, Hòa Bình, Thống Nhất với tổng chiều dài là 2.339 km đã được tiến hành xây dựng.
Về cấp nước: Hiện nay dân cư thành phố được công ty cấp thoát nước Hòa Bình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đến nay đã có khoảng 95% dân số nội thị được cung cấp nước sạch.
Về thoát nước: hệ thống thoát nước chia làm hai khu vực:
- Khu vực bở phải: ở khu vực này nước được thải ra chủ yếu qua cánh đồng Quỳnh Lâm, qua suối Chăm và đổ ra Sông Đà. Khi nước sông Đà lên tới cốt 23,5 m trạm bơm Quỳnh Lâm hoạt động bơm nước ra suối Chăm.
- Khu vực bờ trái: nơi xả nước chính là các hồ Thịnh Minh, Dè, suối Đúng và ra sông Đà. Khi nước sông Đà lên cao, nước trong các hồ không tự chảy ra được phải dùng trạm bơm ngòi Dong để bơm nước ra sông Đà.
Trên địa bàn thành phố còn có các tuyến phố quan trọng như đường Lý Thường Kiệt, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ… Các tuyến này nhìn chung chất lượng tốt, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong và ngoài thành phố. Hiện tất cả các xã, phường đều có đường ô tô đến trung tâm.
Với mật độ xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố còn thấp, phân bố không đều, tiết diện các cống nhỏ. Hơn nữa hệ thống thoát nước dùng chung cho cả nước mưa và nước thải nên vào mùa mưa nước không kịp chảy gây ngập úng cục bộ, mất vệ sinh.
Nhìn chung mạng lưới thủy lợi phần nào cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống thoát nước trong những năm qua đã có nhiều thay đổi tích cực, đã phần
nào đáp ứng được các nhu cầu nước sạch và thoát nước, tuy nhiên trong những năm tới cần mở rộng và cải tạo hệ thống thủy lợi cũng như hệ thống cấp thoát nước.
c. Về nguồn điện:
Nguồn cung cấp điện chính cho thành phố là nguồn điện lưới Quốc gia từ trạm 110 KV/35KV/6KV. Dung lượng hiện nay của trạm là 50.000 KVA. Đường dây trung áp hiện nay của thành phố là :
- Đường dây 6 KV: 100 km. - Đường dây 0,4 KV: 250 km.
Trạm biến áp phân phối điện có 137/140 (trạm/máy) với tổng dung lượng 36.000 KVA. Với hiện trạng trên đảm bảo cung cấp đủ điện. Bình quân là 1.277 kw/người/năm.
d. Giáo dục – đào tạo:
Thực hiện nghị quyết TW về giáo dục đào tạo, đồng thời thành phố là nơi đào tạo nhân lực cho cả tỉnh; trong những năm qua thành phố đã chú trọng đầu tư phát triển nên tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng cao.
Chất lượng giáo dục ở các ngành học, bậc học luôn được duy trì tốt và ngày càng tiến bộ. Trình độ đội ngũ giáo viên được nâng cao, chất lượng dạy và học được củng cố và phát triển. Nhờ những cố gắng trên mà trong năm học 2011 – 2012 thành phố đã đạt những kết quả tốt. Toàn thành phố có 3 học sinh giỏi Quốc gia, 221 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 532 em đạt học sinh giỏi cấp thành phố. Tỷ lệ thi tốt nghiệp tiểu học đạt 99,8%, THCS tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99%.
Đến nay, 14/14 xã, phường trên địa bàn thành phố đều có trường tiểu học và nhà trẻ. Trong đó có 5/14 trường tiểu học và 2/13 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.
Theo niên giám thống kê năm 2012 trên địa bàn thành phố có 49 trường THPT. Trong đó có 14 trường tiểu học, 5 trường PTCS, 13 trường THCS và 7 trường THPT. Với