Đi ̣nh nghĩa quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng đất thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình đến năm 2020 theo hướng phát triển bền vững (Trang 57)

8. Kết quả đạt đƣơ ̣c

1.1.1.Đi ̣nh nghĩa quy hoạch sử dụng đất

1.1.1.

1 Đất trồng lúa LUA 838,02 797,92 40,1

1.1.1.

2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.

3

Đất trồng cây hàng năm khác

HN

K 302,99 226,47 76,52

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 838,34 348,56 489,78

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hòa Bình

Qua bảng trên cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 116,62 ha so với năm 2005. Trong đó đất trồng lúa tăng 40,10 ha, đất trồng cây hàng năm khác tăng 76,52 ha chủ yếu được lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng. Đặc biệt trong giai đoạn này do có sự đầu tư phát triển kinh tế trang trại nên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng được đưa vào trồng cây ăn quả và các cây lâu năm khác nên diện tích đất trồng cây lâu năm tăng đáng kể với diện tích tăng thêm 489,78 ha.

b. Biến động đất lâm nghiệp:

Trong thời kỳ 2005 – 2012 diện tích đất lâm nghiệp biến động lớn do quá trình khai thác và sử dụng. Cụ thể xem bảng 8 dưới đây:

Bảng 2.7. Biến động các loại đất lâm nghiệp thời kỳ 2005 – 2012

TT Mục đích SDĐ Năm 2012 Năm 2005 Tăng (+)

giảm (-)

1.2.1 Đất có rừng sản xuất RSX 1.512,21 2.715,75 -1.203,54 1.2.2 Đất có rừng phòng hộ RPH 3.064,93 2.070,37 994,56 1.2.3 Đất có rừng đặc dụng RDD

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hòa Bình

Diện tích đất lâm nghiệp trong thời kỳ này giảm 208,98 ha, do một số diện tích chưa đạt tiêu chuẩn, trong đó rừng sản xuất giảm 1.203,54 ha, rừng phòng hộ tăng 994,56 ha.

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản:

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn này tăng 76,43 ha so với năm 2005. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 là 244,57 ha.

Như vậy, đến năm 2012 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của toàn thành phố là 244,57 ha, tăng 76,43 ha so với năm 2005.

d. Đất nông nghiệp khác:

Diện tích đất nông nghiệp khác trong thời kỳ này tăng không đáng kể với diện tích năm 2005 là 1,5 ha, đến năm 2012 diện tích đất nông nghiệp khác là 1,66 ha.

2.4.2. Biến động đất phi nông nghiệp

a. Đất ở:

Nhìn chung, cùng với quá trình phát triển kinh tế diện tích đất ở tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dân số của thành phố. Tuy nhiên do có sự thay đổi trong chỉ tiêu thống kê, kiểm kê giữa 2 năm 2005 và 2012 mà đất ở có cả biến động tăng, giảm rất lớn. Cụ thể:

- Diện tích đất ở nông thôn tăng 99,50 ha.

- Diện tích đất ở đô thị giảm 16,11 ha do chuyển sang các mục đích khác và do đo địa chính quy kết quả giảm so với số liệu cũ.

Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân trong thời gian qua diện tích đất ở cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân của sự tăng giảm trong giai đoạn này là:

- Do chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang +51,03 ha. - Do chuyển từ đất chuyên dùng sang: +1397 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích đất ở giảm do chuyển sang các mục đích công cộng: -8,07 ha.

Như vậy, thời kỳ 2005 – 2012 diện tích đất ở biến động tăng 83,39 ha (trong đó đất ở nông thôn tăng 99,50 ha, đất ở đô thị giảm 16,11 ha).

b. Đất chuyên dùng

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế việc xây dựng cơ sở hạ tầng được chú ý, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho một đô thị đang phát triển như thành phố Hoà Bình. Theo thống kê diện tích đất chuyên dùng của thành phố Hoà Bình năm 2012 tăng so với 2005 là 197,73 ha. Trong đó:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng: 4,3 ha. - Đất quốc phòng an ninh tăng 57,16 ha.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 45,25 ha. - Đất có mục đích công cộng tăng: 108,03 ha.

Biến động tăng nhiều nhất là diện tích đất có mục đích công cộng với diện tích tăng thêm là 108,03 ha nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu phúc lợi công cộng xã hội cho nhân dân.

Ngoài ra, với xu hướng tăng dần và ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong thành phố nên trong thời kỳ 2005 – 2012 diện tích một số loại đất phi nông nghiệp khác cũng có biến động mạnh như đất nghĩa trang, nghĩa địa (tăng 16,16 ha); đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (giảm 27,06 ha); đất phi nông nghiệp khác (giảm 4,26 ha).

2.4.3. Biến động đất chưa sử dụng

Trong những năm qua đất chưa sử dụng giảm do khai thác sử dụng vào mục đích khác. Trong thời kỳ 2005 – 2012 đất chưa sử dụng giảm 762,68 ha (trong đó đất bằng chưa sử dụng giảm 7,58 ha; đất đồi núi chưa sử dụng giảm 680,43 ha; đất núi đá không có rừng cây giảm 74,67 ha). Diện tích đất chưa sử dụng giảm chủ yếu được dùng vào mục đích đất phi nông nghiệp, ví dụ như đất chuyên dùng, đất ở…

* Hiệu quả về mặt kinh tế

- Đất nông nghiệp của thành phố bố trí chưa hợp lý với chủ yếu là đất trồng lúa nước (diện tích 695,13 ha chiếm 10,22% diện tích đất nông nghiệp). Hệ số sử dụng đất năm 2012 đạt 2,98 lần. An ninh lương thực được đảm bảo. Nhưng để nâng cao hiệu kinh tế cao của việc sử dụng đất trong những năm tới đây cần bố trí đa dạng hóa cây trồng, áp dụng công thức luân canh phù hợp.

- Tỷ lệ đất phi nông nghiệp ngày càng tăng đã phản ánh đúng mức độ phát triển của các công trình và hiện trạng kinh tế - xã hội là điều kiện thúc đẩy thành phố phát triển về mọi mặt.

* Hiệu quả về mặt xã hội

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hòa Bình đến năm 2020 là căn cứ điều chỉnh phát triển phân bổ lại dân cư, lao động và khai thác, sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo từng ngành và địa bàn dân cư trong xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của dân cư.

Trong những năm thực hiện quy hoạch, nhu cầu về xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng là rất lớn, đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp - xây dựng phát triển, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập phi nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần ổn định xã hội.

- Việc sử dụng đất chưa hợp lý cũng ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt xã hội: Với diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp có tới 31,41% lao động của thành phố tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nên xảy ra tình trạng lao động thời vụ, khi hết thời vụ một phần lớn lao động tham gia vào lĩnh vực này không có công ăn việc làm. Các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ của thành phố chưa phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động vào các ngành này không nhiều nên có tình trạng người dân bỏ đi làm ăn ở nơi xa. Như vậy trong thời gian tới thành phố cần quan tâm phát triển các ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ và kết hợp đào tạo nghề cho người dân.

còn sản xuất lúa hàng hóa và phục vụ chăn nuôi.

-Thu hút lao động và giải quyết việc làm: Lực lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thu hút một lực lượng lao động lớn. Hầu hết số lao động này là nông dân, số người lao động làm việc thuộc khu vực Nhà nước không đáng kể.

- Sản xuất nông nghiệp góp phần chủ yếu vào xóa đói, giảm nghèo ở địa phương: Là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân địa phương: Theo kết quả điều tra nông hộ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 60% tổng số thu nhập hàng năm của nông hộ. Điều này cho thấy thành phố là đô thị nông nghiệp, để nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân vẫn dựa vào phát triển nông nghiệp là chính.

Trồng lúa và trồng các loại cây hoa màu có từ lâu đời, người dân địa phương đã có kinh nghiệm canh tác, hơn nữa kỹ thuật không quá khó nên dễ dàng tiếp thu. Các LUT nuôi trồng thủy sản mới phát triển khoảng 10 năm trở lại đây, kỹ thuật nuôi trồng khó và phức tạp, 45% số nông hộ phỏng vấn mong muốn được hỗ trợ về kỹ thuật.

* Hiệu quả về mặt môi trường

Hiện tại, môi trường và cảnh quan trên địa bàn thành phố về cơ bản chưa bị ô nhiễm. Thành phố cũng là một trong những địa phương đã vận động tốt nhân dân hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV và hóa chất khác trong sản xuất, hạn chế các cơ sở sản xuất VLXD thủ công, công nghệ cũ.

Các loại hình sử dụng đất khác nhau thì có sự khác nhau về hệ sinh thái đồng ruộng

Từ kết quả điều tra nông hộ và khảo sát thực địa trên địa bàn thành phố cho thấy, những LUT khác nhau thì có sự khác nhau về môi trường đất và nước.

- Những khoanh đất chuyên trồng rau màu từ 5 năm trở lên có hiện tượng thoái hóa đất như đất bị chai cứng dần, năng suất cây trồng giảm, dịch bệnh tăng lên rõ rệt (trừ cây họ đậu và nấm).

- So sánh những thửa ruộng độc canh 2 vụ lúa, với những thửa ruộng trồng 2 vụ lúa và thêm 1 vụ đông (tất cả các thửa ruộng này có điều kiện đất đai và chế độ canh tác ở 2 vụ lúa tương tự nhau) cho thấy:

+ Những ruộng lúa có trồng màu vào vụ đông ít cỏ dại hơn những thửa ruộng độc canh cây lúa, nên ít phải sử dụng thuốc diệt cỏ và ít tốn công làm cỏ hơn.

+ Những ruộng lúa có trồng cây trồng cạn vào vụ đông cũng ít bị dịch rầy nâu và sâu hại lúa, nên dùng lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật ít hơn.

+ Những thửa ruộng trồng cây họ đậu hoặc trồng nấm vào vụ đông từ 5 đến 10 năm trở lên, lượng đạm bón giảm đi 10% nhưng năng suất tương đương với những thửa ruộng chuyên trồng lúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản ở địa phương:

Trong những năm vừa qua, nhiều vùng nuôi đã sử dụng chế phẩm vi sinh thay cho các loại hoá chất để làm sạch môi trường nước, loại bỏ các chất độc, chất hữu cơ thừa trong ao nuôi. Công tác quản lý phòng trừ dịch bệnh trên thuỷ sản nuôi bước đầu được kiểm soát, mặc dù bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá bống bớp ở các vùng chuyên canh có nguy cơ tăng nhanh.

Trên địa bàn thành phố, tất cả các nông hộ điều tra đều sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh hoặc kích thích tăng trưởng trong sản xuất. Những năm gần đây do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới, lạ. Vì vậy, số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cũng tăng lên. Một số nông hộ đã có dấu hiệu lạm dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật (sử dụng quá liều lượng cho phép, không tuân thủ thời gian cách ly theo hướng dẫn của nhà sản xuất) ở tất cả các LUT. Vì vậy, dẫn đến hậu quả gây ra hiện tượng kháng thuốc, có thể để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép trên nông sản.

Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình năm 2012

CHƢƠNG 3 : ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai thành phố Hòa Bình

* Khái quát chung:

Đất thành phố Hoà Bình gồm có các nhóm đất và các loại đất chính sau: Nhóm đất phù sa: trong đó có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được trung tính ít chua Pbe: 770 ha.

- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua Pb: 661 ha. - Đất phù sa phủ trên nền đất đỏ vàng Pf: 180 ha.

- Đất phù sa ngòi suối Py: 61 ha.

Nhóm đất đỏ vàng: trong đó có các loại đất chính sau:

- Đất nâu đỏ trên đá mắcma bazo và trung tính Fk: 3.866 ha. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl: 209 ha.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp: 69,6 ha. - Đất vàng nhạt trên đá cát Fq: 2.613 ha.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs: 2.299 ha. - Đất nâu đỏ trên đá vôi Fv: 497 ha.

- Núi đá: 416 ha.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, trong đó có: - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D: 265 ha.

Các nhóm đất trên của thành phố Hòa Bình nằm trên 6 cấp độ dốc sau - Cấp 1: <30 có diện tích là 3.539 ha.

- Cấp 2: 3 – 80

có diện tích là 517 ha. - Cấp 3: 8 – 150 có diện tích là 1.703 ha. - Cấp 4: 15 – 200 có diện tích là 1.645 ha. - Cấp 5: 20 – 250

có diện tích là 2.290 ha. - Cấp 6: >250 có diện tích là 3.393 ha.

Nhìn chung đất thành phố Hòa Bình phong phú, đa dạng, tốt và cơ bản đã đưa vào sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

1.Đất đang sử dụng:

Hiện nay, quỹ đất đai của thành phố Hòa Bình đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của thành phố là 9.669,77 ha, chiếm 72,84% tổng quỹ đất đai. Nhìn chung đất đang sử dụng của thành phố được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên việc sử dụng đất hiện chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai, hệ số sử dụng đất và năng suất cây trồng chưa thật cao.

Trên đây là đất đang sử dụng có thể khai thác trong thời gian tới. Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất đai của thành phố cần tập trung bố trí đất đai nhằm khai thác triệt để các tiềm năng trên để đáp ứng nhu cầu về đất đai của các ngành và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của thành phố.

2.Đất chưa sử dụng:

Hiện nay, đất chưa sử dụng của thành phố còn 3.606,01 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng còn 133,32 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 3.343,76 ha, núi đá không có rừng cây là 128,93 ha. Diện tích đất này có thể khai thác đưa vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp và phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Trong quy hoạch cần khai thác triệt để tiềm năng các loại đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành:

1.Tiềm năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp:

Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm mục đích bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tạo ra các khu vực phòng hộ đầu nguồn, khu vực chuyên canh sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt thiết yếu của nhân dân. Đồng thời đảm bảo cân bằng hệ sinh thái môi trường.

Là khu đô thị nên khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hầu như rất hạn chế, thậm chí sẽ giảm đi do nhu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và việc mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng đất thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình đến năm 2020 theo hướng phát triển bền vững (Trang 57)