Các bƣớc quy hoạch sử dụng đất thành phố Hòa Bình theo hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng đất thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình đến năm 2020 theo hướng phát triển bền vững (Trang 31)

8. Kết quả đạt đƣơ ̣c

1.3.Các bƣớc quy hoạch sử dụng đất thành phố Hòa Bình theo hƣớng phát triển

bền vững

- Bước 1 : Điều tra, nghiên cứ u, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hòa Bình.

- Bước 2 : Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Ta tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ việc xây dựng đơn vị đất đai và xây dựng các loại hình sử dụng đất. Các bản đồ chuyên đề được xác định để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất : Bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ địa hình, bản đồ loại hình sử dụng đất.

- Bước 3 : Phân tích hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình năm 2012, phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2012

- Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đánh giá hiệu quả sử dụng đất thành phố Hòa Bình.

Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2020 tại thành phố Hòa Bình. - Bước 5 : Xây dựng sơ đồ định hướng sử dụng đất đến 2020 phân theo các khu chức năng phát triển thành phố Hòa Bình.

Dựa vào tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất và sự bố trí các phân khu chức năng một cách có chọn lọc để xây dựng sơ đồ định hướng sử dụng đất phân theo các khu chức năng nhằm mục đích phát triển bền vững.

- Bước 6 : Tiến hành đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất cho thành phố. Xây dựng bản đồ quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất thành phố Hòa Bình và đưa ra các giải pháp quy hoạch sử dụng đất thành phố Hòa Bình.

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG TỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới việc quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hòa Bình.

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội và du lịch dịch vụ của tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76km. Nằm trên trục hệ thống giao thông quan trọng Quốc lộ 6 nối liền tỉnh Hòa Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc, đồng bằng Sông Hồng và thủ đô Hà Nội.

Giáp ranh của thành phố bao gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi. - Phía Nam giáp huyện Cao Phong.

- Phía Tây giáp huyện Đà Bắc.

Thành phố Hòa Bình không chỉ có vai trò trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình mà còn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Là nơi có vị trí quan trọng trong việc giao lưu, thông thương hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

2.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Thành phố Hòa Bình nằm ở sau đập thủy điện Hòa Bình, một công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam, ở giữa là sông Đà, hai bên bờ sông Đà là vùng thung lũng bằng phẳng.

Khu bờ phải có cao độ nền từ 20 – 23 m, khu vực phía Đông có địa hình thấp hơn, trung bình 17 – 18 m. Đỉnh núi cao nhất 194.5 m.

Khu bờ trái có cao độ nền trung bình từ 20 – 50 m.

Như vậy, với độ cao trung bình so với mặt nước biển tương đối thấp, so với các huyện khác trong tỉnh, địa hình lại tương đối bằng phẳng, độ dốc không lớn thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa.

2.1.1.3. Khí hậu – thời tiết

Thành phố Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của vùng. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,4°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,2°C (tháng 11).

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1860 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 8, chiếm 75% tổng lượng mưa. Các tháng còn lại mưa ít chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa. Vào các tháng mùa khô mưa rất ít đặc biệt là tháng 11, tháng 12.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.636 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7, với 263 giờ. Tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng là 70 – 90 giờ.

Hướng gió chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam, mùa khô hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 77 % vào tháng 12, độ ẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3, tháng 4.

Do nằm trong vùng Bắc Bộ nên hàng năm thành phố Hòa Bình chịu ảnh hưởng của gió lốc kèm theo là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân. Về mùa khô lại chịu ảnh hưởng của hiện tượng sương muối, giá rét. Hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng của cây trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

2.1.2.1. Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 13.275,78 ha, trong đó đã đưa vào sử dụng 9669,77 ha, chiếm 72,84% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng còn khá nhiều với 3606,01 ha, chiếm 27,16%.

Trên địa bàn thành phố bao gồm các loại đất sau:

- Đất Feralit, đất đỏ vàng trên núi: loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ, đất không chua, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo. Các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp, phân bố tại các vùng núi

của thành phố. Loại đất này thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp, một số ít trồng cây ăn quả.

- Đất phù sa của hệ thống sông suối:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm: diện tích đất này tập trung ven các sông suối, chất lượng tốt có thành phần cơ giới nặng. Loại đất này thích hợp cho cây trồng hàng năm đặc biệt là lúa.

+ Đất phù sa không được bồi: đây là loại đất được hình thành do sản phẩm bổi tụ của phù sa sông nhưng không bị ảnh hưởng bồi tụ hàng năm.

Loại đất này hình thành tầng canh tác, phẫu diện đất phân hóa rõ ràng ( có tầng chuyển tiếp như glây, kết von, lớp cát xen). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo lân dễ tiêu, đạm tổng số thấp.

Hiện nay loại đất này được sử dụng vào trồng lúa nước. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

Được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ có địa hình lượn sóng hoặc dạng đồi thấp. Đặc điểm của loại đất này là tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ, ít chua, dinh dưỡng tương đối khá. Hiện nay loại đất này được sử dụng vào trồng màu, mía, cây lâu năm

2.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: khá đa dạng, là nơi có hồ Hòa Bình với lưu vực trên địa bàn chỉ khoảng 650 ha. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nhìn chung chất lượng nguồn nước còn khá tốt, tuy nhiên do rừng ở thượng nguồn bị phá cũng ảnh hưởng đến chất lượng và lưu lượng nước. Do có sự điều tiết của hồ sông Đà phục vụ nhà máy thủy điện Hòa Bình nên lưu lượng nước ở đây thường ổn định và cao hơn các nơi khác.

Nguồn nước ngầm: ở hai bên bờ sông Đà, mực nước ngầm khá sâu khoảng 40 – 50 m, có một số nơi nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 5 – 6 m, chat lượng nước tốt, không bị ô nhiễm. Lưu lượng nước ngầm đạt 150 – 200 m3/giờ. Hiện nay nguồn nước này đang

được người dân khai thác sử dụng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ khai thác hợp lý để phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Tóm lại, tài nguyên nước (cả nước mặt và nước ngầm) của thành phố Hòa Bình tương đối dồi dào, đáp ứng yêu cầu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn.

2.1.2.3. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng của thành phố là 4577,14 ha, chiếm 34,48% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 67,28% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 1512,21 ha chiếm 33,04% diện tích đất nông nghiệp ( trong đó đất có rừng tự nhiên sản xuất là 243,19 ha, đất trồng rừng sản xuất là 1269,02 ha ), Diện tích đất rừng phòng hộ là 3064,93 ha, chiếm 66,96% diện tích đất nông nghiệp ( trong đó đất có rừng tự nhiên phòng hộ là 1117,41 ha, đất có rừng trồng phòng hộ là 643,48 ha, đất trồng rừng phòng hộ là 1304,04 ha ).

Trong những năm trước đây do công tác quản lý chưa hợp lý dẫn tới diện tích đất rừng giảm đáng kể làm cho tiềm năng về rừng của thành phố giảm đi rất lớn, độ che phủ rừng thấp. Những năm gần đây do việc quản lý được chặt chẽ hơn nên diện tích rừng ngày càng tăng lên.

Hệ thống cây rừng phong phú, tuy nhiên các loại gỗ quý còn ít, còn lại chủ yếu là tre nứa và các loại gỗ tạp.

Động vật rừng: do hậu quả của việc khai thác rừng không có kế hoạch của những năm trước đây, nên trữ lượng rừng giảm kéo theo các loại thú rừng cũng bị cạn kiệt. Hiện nay động vật rừng nghèo cả về số loài và số lượng.

2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Là nơi có diện tích đồi núi lớn, rừng giảm nhiều về chất lượng, tài nguyên khoáng sản không có nhiểu, chủ yếu là đá vôi, sét với trữ lượng 150 nghìn m³ tập trưng chủ yếu ở xã Sủ Ngòi.

2.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Là thành phố của một tỉnh có nền văn hóa lâu đời, điển hình là nền văn hóa Hòa Bình cách đây hàng vạn năm. Với các dân tộc Kinh, Mường,… cùng chung sống, là vùng

đô thị đời sống của người dân có nhiều thay đổi, trình độ dân trí cao hơn các vùng khác. Tuy nhiên còn có sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa các vùng trong thành phố. Mặc dù thành phần dân tộc đa dạng nhưng các dân tộc đều chung sống bình đẳng, có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó và giữ gìn truyền thống văn hóa nghệ thuật độc đáo của dân tộc mình.

Với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, những nét đẹp văn hóa và các tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn đã tạo một nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú, đa dạng giúp cho cộng đồng các dân tộc của thành phố tồn tại và phát triển, cùng nhau xây dựng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

2.1.3. Thực trạng môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là vùng đô thị có cảnh quan đẹp, đặc trưng của vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Môi trường thiên nhiên tốt, thảm thực vật đa dạng và không gần nguồn gây ô nhiễm lớn.

Những năm trước đây diện tích rừng giảm nhanh làm ảnh hưởng tới môi trường đặc biệt là môi trường đất, nước. Do tác động của dòng chảy mà đất đai bị xói mòn khá nhanh dẫn tới một số diện tích đất bị xói mòn.

Tuy nhiên, trải qua những biến cố của thời gian, thành phố Hòa Bình vẫn giữ được những địa điểm du lịch hấp dẫn. Điển hình là quần thể thắng cảnh khu vực nhà máy thủy điện Hòa Bình và lòng hồ Sông Đà.

Là một khu đô thị nên tốc độ gia tăng dân số nhanh, để đảm bảo cho nhu cầu đất ở, lương thực ngày một tăng nên con người đã can thiệp vào tự nhiên một cách quá mức, làm cho cảnh quan môi trường bị biến đổi.

Thêm vào đó là một thành phố trẻ nhưng do ngay từ đầu vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường nên trên địa bàn thành phố còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cụ thể:

- Hệ thống thoát nước còn ít, tiết diện cống nhỏ, chưa đồng bộ, hệ thống thoát nước còn chung cho cả nước thải và nước mưa. Do đó khi mùa mưa đến tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra và gây ô nhiễm môi trường.

- Một số nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện (như nhà máy chế biến rau quả, nhà máy đường, khu vực bệnh viện…) chưa có hệ thống xử lý nước thải, lượng chất thải này được đổ thẳng ra cánh đồng, sông gây tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và khu vực nhân dân sống quanh đó. Nguồn nước ngầm mạch nóng bị ô nhiễm do tình trạng dùng nhà vệ sinh tự thấm.

- Lượng rác thải chưa được thu gom hết, còn tồn đọng trong các ngõ phố, ao hồ ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư.

Trước thực trạng trên, trong thời gian tới cùng với việc khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững là cần thiết.

2.2. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất của thành phố Hòa Bình. Bình.

2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

1. Dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn thành phố có 821.240 nhân khẩu, tương đương với 20.412 hộ ( trong đó khu vực thành thị chiếm 80,19%, khu vực nông thôn chiếm 19,81%), quy mô là 4,01 người/hộ. Với thành phần dân tộc đa dạng trong đó dân tộc Kinh chiếm 72%, dân tộc Mường 26%, còn lại là các dân tộc khác. Đây là khu vực có mật độ dân cư đông nhất của tỉnh Hòa Bình với mật độ dân số 615,7 người/km2.

Trong những năm qua công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được đặc biệt quan tâm. Các giải pháp trong chiến lược dân số được áp dụng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,73%.

Là khu đô thị lớn của tỉnh, trong tương lai nền kinh tế thành phố phát triển tỷ lệ tăng cơ học của thành phố là khá lớn, nhất là đối với các khu vực trung tâm của thành phố. Ở khu vực này diễn ra việc di chuyển dân cư từ các vùng nông thôn trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận vào các nhà máy, xí nghiệp nên áp lực dân số ở các khu vực này là rất lớn. Vì vậy trong phương án quy hoạch cần có dự tính quỹ đất ở bố trí cho số dân này.

Theo thống kê năm 2012, nguồn lao động của thành phố Hòa Bình là 56.137 lao động. Số lao động tham gia lao động trong các ngành kinh tế của thành phố là 43.170 lao động, chiếm 76,90% số người trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 13.560 lao động (chiếm 31,41%), lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng 12.170 lao động (chiếm 28,19%), trong ngành thương mại dịch vụ có 17.440 lao động (chiếm 40,4%). Như vậy, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm gần 70%. Với một đô thị có tiềm năng như thành phố Hòa Bình thì tỷ lệ lao động nông nghiệp như trên vẫn là lớn. Nhằm giải quyết việc làm cho số lao động ở nông thôn, các ngành nghề cần nhiều lao động được chú trọng phát triển như: may mặc, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản… Năm 2012 đã giải quyết được việc làm cho 4.743 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 4,41%.

3.Thu nhập và mức sống

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh, đời sống của người dân thành phố được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Là khu vực đô thị nên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng đất thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình đến năm 2020 theo hướng phát triển bền vững (Trang 31)