Cải thiện chất lượng thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững Khu công nghiệp ở Việt Nam (Trang 66)

Tập trung ƣu tiến các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trƣờng, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển, có lợi thế của Việt Namvà phù hợp với chƣơng trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ của đất nƣớc. Tăng cƣờng tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành (cluster) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng theo hƣớng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giái trị gia tăng của địa phƣơng.

Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, tập trung xúc tiến đầu tƣ theo vùng để tăng cƣờng hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện xúc tiến đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ƣu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của Việt Nam.

61

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, các KCN Việt Nam đã đóng góp tích cực vàp công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Các KCN hiện đại đã đƣợc hình thành và phát triển, tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới có giá trị lâu dài, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ thống KCN hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch, thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần tạo ra thế và lực mới cho nên kinh tế.

Bên cạnh đó, mô hình KCN hiện đại cũng góp phần tích cực vào việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, kiểm soát và xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, huy động nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho sự đầu tƣ phát triển, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống cho ngƣời dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình phát triển các KCN còn bộc lộ những vấn đề còn hạn chế, cần phải đƣợc khắc phục dƣới góc độ quản lý kinh tế nhƣ chất lƣợng quy hoạch chƣa tốt, hiệu quả sử dụng đất chƣa cao, ô nhiễm môi trƣờng hay các vấn đề liên quan đến an ninh xã hội của ngƣời lao động chƣa đƣợc đảm bảo. Nhất là những tác động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực đang có nhiều khó khăn, biến động, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động bền vững của các KCN Việt Nam. Do đó, để các KCN hoạt động có hiệu quả, mang tính bền vững, các nhà quản lý, xây dựng chiến lƣợc cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chính sách kinh tế và pháp luật liên quan đến hoạt động của KCN cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lƣợng quy hoạch, tăng tỷ lệ lấp đầy của các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, cải thiện chất

62

lƣợng nguồn nhân lực về quản lý, lao động có tay nghề và chú trọng quan tâm công tác bảo vệ môi trƣờng tại các KCN.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2006), Báo cáo tổng kết 15 năm Xây dựng và Phát triển KCN,KCX và KKT ở Việt Nam.

2. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2006), Tình hình và phương hướng phát triển các KCN nước ta thời kỳ 2006-2020.

3. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2009), Báo cáo tình hình hoạt động các KCN, KCX, KKT năm 2002-2008.

4. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2011), Báo cáo tình hình triển khai Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT.

5. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2012), Báo cáo Tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX và KKT ở Việt Nam.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012). Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam.

7. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2013), Báo cáo kế hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp năm 2014.

8. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

9. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ (2014), Báo cáo tình hình hoạt động các KCN, KCX, KKT năm 2013.

10. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về quy định các vấn đề liên quan đến thành lập, quy hoạch, hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

64

11. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

12. Lê Tuyển Cử (2003), “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

13. Lê Thế Giới (2008), “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, số 4, tr27.

14. Phạm Thanh Hà (2011), “Các khu công nghiệp Việt Nam: hƣớng tới sự bền vững”, Báo Nhân dân số ngày 18/3/2011.

15. Nguyễn Hằng (2013) “Giải pháp về nhà ở cho ngƣời lao động”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, số 152, tr2-3.

16. Trần Minh Hoan (2011), “ Sự cần thiết khách quan xây dựng và phát triển các KCN”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch & Đầu tư,

số 129, tr43-44.

17. Vũ Thành Hƣởng (2010), “Phát triển bền vững các KCN Thực trạng & khuyến nghị”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 8.

18. Phạm Văn Sơn Khánh (2006), “Hoàn thiện hoạt động của các Khu công nghiệp trọng điểm phía Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế; Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Hồng Nhật (2002), “Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế; Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Vũ Đại Thắng (2012),”Hoàn thiện nền móng pháp lý”, Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ.

65

21. Thủ tƣớng Chính phủ (2006) Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 phê duyệtQuy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

23. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 ban hành một số cơ chế, chính sách phát triể n nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê.

24. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

25. Đặng Thị Thu Thuỷ (2013), “Đầu tư phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), “Đầu tư phát triển Khu công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001-2010”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Trung (2011), “Hai thập niên phát triển”, Đặc san Hướng tới phát triển bền vững, Bộ kế hoạch & Đầu tư, tr10.

28. Bùi Quang Vinh (2011), “Hiệu quả từ chủ trƣơng đúng đắn”, Đặc san Báo Đầu tư 2011, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tr7.

29. Đặng Hùng Võ (2006), “Sử dụng đất trong các KCN Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững Khu công nghiệp ở Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)