Trong hơn ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến và theo dõi sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao đến chóng mặt của "các con rồng Châu Á" trong đó Đài Loan đƣợc coi là hiện tƣợng đặc thù.
Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo đất chật ngƣời đông, tài nguyên nghèo nàn (diện tích khoảng 3600km2, chủ yếu là đồi núi, dân số 23 triệu ngƣời, mức độ phụ thuộc kinh tế trong nƣớc vào hoạt động ngoại thƣơng rất lớn. Chính phủ Đài Loan hiểu rằng họ không thể dựa vào phát triển nông ngƣ nghiệp mà phải chọn cho mình một phƣơng thức thích hợp khác để phát triển kinh tế và họ đã chọn phƣơng thức phát triển công nghiệp nhất là ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động.
Nhƣ vậy ngay từ đầu Đài Loan đã xác định đƣợc vai trò quan trọng của KCN, KCX trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc mình. Việc Đài Loan tập trung các xí nghiệp công nghiệp vào các KCN đã mang lại nhiều lợi ích.
23
Thứ nhất, trong khu đất dành cho xây dựng KCN có thể chủ động xây dựng hạ tầng kĩ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẵn sàng đầu tƣ và xây dựng nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ hai, nhờ bố trí sản xuất tập trung nên việc tổ chức sản xuất (nhƣ cung cấp điện nƣớc, vân tải nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và sản phẩm, xử lý nƣớc thải...) cũng thuận lợi hơn tạo điều kiện trực tiếp cho việc giảm tối
đa chi phí của các xí nghiệp. Sau cùng nhờ có KCN nên đã giảm dần và tiến tới chấm dứt xây dựng
nhà máy riêng lẻ, phân tán trong nội thành, nội thị hoặc chiếm đất nông nghiệp, ngƣ nghiệp đặc dụng để xây dựng nhà máy, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp với vốn eo hẹp của Đài Loan, các KCN thƣờng đƣợc bố trí tại những vùng đất cằn cỗi hoặc lấn biển.
Một ví dụ minh hoạ điển hình cho ích lợi của việc xây dựng KCN, khu chế xuất là vào những năm 60-70 ngƣời ta đã chuyển 192,3 ha đất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng mía) để xây dựng ba KCN: Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung.
Hãy thử phân tích:
- Nếu trồng mía, mỗi ha cho thu hoạch 1,4 triệu USD/ năm, và tạo việc làm cho 40 lao động. Nhƣ vậy 192,3 ha trồng mía đã tạo ra 269,22 triệu USD/ năm và tạo ra việc làm cho 7500-8000 lao động.
- Khi chuyển 192,3 ha khu chế xuất, hiệu quả sử dụng đất tăng vọt chỉ tính trong 3 quí đầu năm 1995, ba KCN đã đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 61,136 tỷ USD, nhập khẩu 32,363 tỷ USD, xuất siêu 28,773 tỷ USD, thu hút 95000 lao động. Đại bộ phận giá trị hàng xuất khẩu là đƣợc sản xuất trong các KCN, KCX và khu công nghệ cao.
24
Trong 30 năm qua, hoạt động của các KCN, KCX và khu công nghệ cao đã đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Đài Loan, phân bố rộng khắp hầu nhƣ huyện nào cũng có khu công nghiệp. Mỗi KCN là hạt nhân thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng.
Trong đó đặc biệt là khu công nghệ cao Hsinchu, khu công nghệ cao này đã đạt đƣợc những kết quả rất đa dạng, góp phần nâng cao năng lực công nghệ nội sinh và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của Đài Loan. Đây là một mẫu hình gần gũi với những quan điểm xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc của ta.
Khu công nghệ cao Hsinchu đƣợc bắt đầu xây dựng vào năm 1980 theo quyết định của Chính phủ Đài Loan, do Uỷ ban khoa học nhà nƣớc Đài Loan chuẩn bị tổ chức triển khai. Từ lúc chỉ có 59 công ty tham gia đầu tƣ vào năm 1986, sau 10 năm (đến cuối năm 1995) số công ty gia nhập khu đạt 180. Trong 5 năm 1991-1995 tốc độ các công ty gia nhập khu tăng trung bình hàng năm là 8,33%. Đến cuối năm 1995 có 42.257 ngƣời làm việc tại khu so với 8.276 ngƣời năm 1986 tăng hơn 5 lần. Trong 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng nhân lực trung bình trong khu là 13,8%. Điều đáng lƣu ý là các công ty của Đài Loan chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ với số nhân viên trung bình của một công ty là 235. Ngay ở lĩnh vực phát triển nhất là mạch tích hợp, số nhân viên trung bình của một công ty cũng chỉ khoảng 400 ngƣời.
Cơ cấu nhân lực trong khu năm 1995, 1,23% có trình độ Ph.D (521 ngƣời), 11,44% cao học (4837 ngƣời), 18,58% đại học (7852 ngƣời), 22,77% trung cấp (9624 ngƣời) và 37,89% phổ thông. Với tỷ lệ 31,5% nhân viên có bằng đại học trở lên rõ ràng ở đây đội ngũ trí thức Đài Loan đƣợc tập trung với mật độ rất cao. Tuổi bình quân toàn khu năm 1995 là 30,1 trong đó số
25
ngƣời từ 20 đến 39 tuổi chiếm 85,8%. Điều này rất phù hợp với một khu mới đƣợc thành lập để thu hút các nhà khoa học trẻ.
Sau 15 năm hoạt động, khu đã thu đƣợc những kết quả vƣợt mong đợi của Chính phủ Đài Loan. Nhƣ một đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của Đài Loan, lƣu lƣợng trao đổi hàng hoá năm 1995 giữa khu Hsinchu với thế giới bên ngoài đạt tới 857.234 tấn, trong đó nhập khẩu 257.874 tấn và xuất khẩu 599.360 tấn. Năm 1995 các công ty trong khu bán ra khối lƣợng hàng hoá và dịch vụ với tổng doanh số đạt 10.940 tỷ USD, bằng 3,6% tổng thu nhập nội địa của Đài Loan và chiếm tới 30% tổng doanh số thực hiện từ khi thành lập. Doanh số trung bình các hãng trong thời kì 1991-1995 là 35,8 triệu USD, gấp 1,73 lần mức vốn trung bình của các công ty. Doanh số bình quân trên đầu ngƣời trong khu năm 1995 là 258.890 USD, gấp 18 lần GDP trên đầu ngƣời của Đài Loan. Trung bình trong thời kỳ 1991-1995 doanh số bình quân trên đầu ngƣời trong khu đạt trên 177 ngàn USD. Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm trong 5 năm 1991-1995 là 35,99% gấp hơn 5 lần tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Đài Loan nói chung.
Về chuyển giao sáng tạo công nghệ, ở khu các sáng chế đƣợc đƣa vào áp dụng với quy mô lớn. Chỉ tính riêng 3 năm 1991-1993 có 673 sáng chế của các công ty nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào áp dụng. Đặc biệt tỉ trọng các sáng chế thuộc lĩnh vực mạch tích hợp và thiết bị ngoại vi máy tính đã đƣợc đƣa vào áp dụng rất cao, tƣơng ứng là 82% và 97%.
Do đầu tƣ có trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ hiện đại, khu đã dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giúp Đài Loan vƣơn nhanh trên thị trƣờng thế giới.
26