Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của Thá

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững Khu công nghiệp ở Việt Nam (Trang 38)

Ý tƣởng xây dựng các khu công nghiệp ở Thái Lan đƣợc hình thành từ 40 năm trƣớc. Đến nay ở Thái Lan đã có khoảng 440 khu công nghiệp đang hoạt động, tất cả các khu công nghiệp này đều đƣợc phân chia theo các vùng khác nhau nhƣng tựu chung đều nằm dƣới sự quản lý của Cục công nghiệp Thái Lan (gọi tắt là IEAT).

Về tổ chức quản lý: Trƣớc đây các nhà đầu tƣ vào Thái Lan tự mua đất để xây dựng nhà máy, tuy nhiên điều này khiến cho nhà nƣớc không thể trực tiếp quản lý đƣợc, nhất là về mặt bảo vệ môi trƣờng. Năm 1972 IEAT đƣợc thành lập với các chức năng chính sau:

- Điều tra xây dựng kế hoạch, thiếp lập và xây dựng các KCN. - Cấp giấy phép đầu tƣ.

- Quy định ngành nghề và quy mô của cơ sở công nghiệp sẽ đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ vào KCN.

- Quản lý các nhà đầu tƣ trong KCN (bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ...) quản lý sử dụng đất và tuân thủ các quy định (bao gồm cả công việc liên quan đến vệ sinh, y tế, ảnh hƣởng môi trƣờng).

- Quy định giá mua bán cho thuê động sản và bất động sản.

- Phát hành ngân phiếu hoặc các loại tín phiếu khác nhằm mục đích đầu tƣ. Tổ chức hệ thống của IEAT gọn tập trung và trực tiếp nên công việc luôn đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện.

33

Chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, nhà nƣớc không ƣu đãi cho vay vốn. Tuy nhiên nhà nƣớc đứng ra bảo lãnh cho các công ty nhà nƣớc vay mà không phải thế chấp. Mọi ƣu tiên đều có thể dành cho các doanh nghiệp trong KCN. Bên cạnh các ƣu đãi trong đó, khu chế xuất còn đƣợc hƣởng các ƣu đãi khác nhƣ đƣợc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất, miễn hoàn toàn các loại thuế khác nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế phụ thu.

Dịch vụ "một cửa": mọi khách hàng đều muốn đầu tƣ vào khu công nghiệp chỉ cần đến IEAT là đầy đủ các thông tin cần thiết. Họ sẽ giới thiệu mạng lƣới khu công nghiệp, ngành nghề khuyến khích đầu tƣ, vị trí các khu công nghiệp, các vốn đãi, các thủ tục cần thiết. Sau một ngày đƣợc hƣớng dẫn chu đáo và làm song thủ tục, một tuần sau họ có thể nhận đƣợc giấy phép và có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà xƣởng. Trƣờng hợp ở xa có thể thông qua Internet để tìm hiểu khu công nghiệp mình quan tâm. Nếu đƣợc chấp nhận sẽ đến Bangkok để ký hợp đồng. Mặc dù có quy định chế độ một cửa nhƣng IEAT luôn đặt ra nhiệm vụ tự hoàn thiện để giải quyết nhanh chóng yêu cầu của khách hàng. Bởi vì "một cửa" nhƣng nhà đầu tƣ phải chờ đợi lâu cũng có nghĩa là "nhiều cửa". Từ đó IEAT tự khẳng định vị trí và vai trò của mình trong việc thu hút đầu tƣ và hoàn thành nhiệm vụ phát triển công nghiệp cân bằng của Thái Lan.

Môi trƣờng một trong năm mục tiêu xây dựng khu công nghiệp Thái Lan là đảm bảo môi trƣờng trong sạch. Thái Lan đƣa ra nguyên tắc cân bằng - ngƣời gây ô nhiễm môi phải đền bù thiệt hại. Do vậy khi thành lập KCN phải có dự án thiết kế xây dựng một hệ thống xử lý nƣớc thải và đƣợc cơ quan có thẩm quyền về môi trƣờng xem xét và phê duyệt. Mọi chất thải phải đƣợc xử lý và giải phóng một cách triệt để, nhà đầu tƣ phải tự chi trả chi phí xử lý nƣớc thải, nƣớc thải qua xử lý để làm lạnh nhà máy điện và tƣới cây trong KCN. Vì vậy khu công nghiệp Thái Lan luôn đƣợc đánh giá là KCN xanh và sạch đẹp.

34

1.5.5 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của Malaysia

Khi giành đƣợc độc lập năm 1963, Liên bang Malaysia là một quốc gia xuất khẩu hàng tiêu dùng thành đạt với mức thuế từ thấp đến vừa phải, hầu nhƣ không có hạn chế về số lƣợng, và có những ngƣời lãnh đạo tin tƣởng vào thƣơng mại tự do và cạnh tranh, nền kinh tế đƣợc xây dựng trên một diện tích rộng lớn quanh các cảng tự do Singapore và Penang và đã trở thành cơ sở hạ tầng tuyệt vời. Singapore trở nên một gia đình công nghiệp hùng mạnh và tách ra khỏi Malaysia năm 1965. Trong khi đó thể chế cảng tự do của Penang nhanh chóng mất hiệu lực do hậu quả của chính sách bảo hộ ban đầu rất nhu nhƣợc của liên bang dành cho các ngành công nghiệp mới. Chứng kiến sự thành công của công nghiệp chế biến ở Singapore và Hồng Công và ở các khu chế xuất ở Đài Loan (Trung Quốc), và mong muốn đƣợc chia sẻ sự thịnh vƣợng trong xuất khẩu và công ăn việc làm, các nhà lãnh đạo Penang đã cố gắng rất nhiều để thành lập các EPZ (Export Proccessing Zone) ở Malaysia. Năm 1971, liên bang đã ban hành luật về khu thƣơng mại tự do.

Tuy nhiên, trong 15 năm đầu tiên (từ 1972-1987), Malaysia tách riêng các khu chế xuất khỏi phần còn lại của nền kinh tế và bỏ qua các mối liên hệ giữa khu chế xuất và kinh tế trong cả nƣớc. Nhà nƣớc trở nên tích cực hơn trong việc phát triển các ngành công nghiệp mới, tăng cƣờng bảo hộ bằng thuế quan và phổ biến các loại thuế này.

Việc miễn thuế chỉ đƣợc cho phép nhƣ là ngoại lệ cho tận khi có những cải cách vào cuối những năm 1980 và cũng nhƣ ở hầu hết các nƣớc, các mối liên hệ ngƣợc giữa khu chế xuất và nền kinh tế không bao giờ có hiệu quả. Một hệ thống hàng nhập kho (kho hàng chế biến có giấy phép đƣợc thử nghiệm năm 1975 nhƣ là phƣơng án đối lập với khu chế xuất, song có rất ít thành công vì môi trƣờng chính sách bên ngoài khu chế xuất khó có thể cải

35

thiện và rất khó có thể buộc ngƣời ta thực hiện việc dự phòng khi sản xuất phân tán. Tuy nhiên hệ thống này vẫn tiếp tục phát triển và ngày nay có 151 công ty sử dụng hệ thống hàng nhập kho với 75.000 công nhân, các công ty ở khu thƣơng mại tự do có khoảng 104.000 công nhân.

Năm 1987, Malaysia bắt đầu một chiến lƣợc công nghiệp mới, trong đó những khu chế xuất đã thành công và những đòi hỏi của chúng đƣợc thoả mãn nhƣ là những nguyên tắc chỉ đạo để tăng trƣởng. Các khu chế xuất đƣợc liên kết ngày càng chặt chẽ với phần còn lại của nền kinh tế , phần phải cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm đầu vào cho các xí nghiệp mới của nƣớc ngoài và các liên doanh. Các trở ngại nhân tạo đƣợc tháo dỡ, và một hệ thống cấp vốn cho xuất khẩu kiểu Triều Tiên đƣợc hình thành nhƣ một bộ phận của chiến lƣợc này. Theo hệ thống mới, các nhà cung cấp nội địa trong hệ thống xuất khẩu sẽ đƣợc tài trợ trƣớc khi đƣa hàng lên tàu. Các mục tiêu trọng tâm là đẩy mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài và phát triển một nền công nghiệp địa phƣơng có sức cạnh tranh quốc tế. Các ngành chế xuất, bao gồm cả các cơ sở ở khu chế xuất đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng đáng ngạc nhiên trong cơ cấu chính sách mới. Xuất khẩu từ khu chế xuất đã tăng từ 14% trong tổng xuất khẩu của cả nƣớc năm 1982 lên tới khoảng 24% năm 1990.

1.5.6 - Một số bài học kinh nghiệm của các nước cho việc phát triển các KCN tại Việt Nam

Thứ nhất, việc quy hoạch và đầu tƣ phát triển các KCN phải thực hiện đồng bộ với việc quy hoạch và đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng (kết nối giao thông, điện, nƣớc, xử lý chất thải, nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội) với một tầm nhìn dài hạn (có thể là trên 20 năm). Việc phát triển các KCN phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái.

36

Thứ hai, nghiên cứu mở rộng mô hình các phân khúc chức năng trong các KCN nhằm đảm bảo cho sự liên kết và hỗ trợ phát triển giữa các phân khu với nhau theo hƣớng bền vững. Xây dựng cơ chế khuyến khích và hình thức hợp tác giữa các công ty, tổ chức trong cùng một khu và giữa các khu trên cùng một địa bàn nhằm tạo ra đƣợc sự hợp lực, liên kết, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nhau giữa các công ty, tổ chức, ví dụ nhƣ hội doanh nghiệp KCN hoặc các cụm KCN.

Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng “rút ngắn”, chuyển từ cơ cấu phát triển các ngành đòi hỏi có hàm lƣợng lao động cao sang các ngành có hàm lƣợng vốn, công nghệ cao, có khả năng tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đứng vững đƣợc trong cạnh tranh cả trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Chọn lựa những ngành có thế mạnh để mở cửa cạnh tranh, chỉ bảo hộ những ngành, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai, bảo hộ có chọn lọc, có địa chỉ, có thời hạn.

Thứ tư, nghiên cứu và xây dựng các chƣơng trình hỗ trợ đầu tƣ và hoạt động của các doanh nghiệp một cách có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm đối với những ngành, khu vực cần khuyến khích đầu tƣ. Tổ chức hệ thống trung tâm xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại ở Trung ƣơng và địa phƣơng theo mô hình tổ chức hoạt và hoạt động của các công ty TNHH một thành viên thay vì mô hình sự nghiệp có thu nhƣ hiện nay nhằm nâng cao tính chủ động, độc lập, tự chủ, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức này.

37

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2013

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững Khu công nghiệp ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)