Một số tiêu chí nhằm đánh giá KCN phát triển theo hƣớng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững Khu công nghiệp ở Việt Nam (Trang 26)

- Chất lượng quy hoạch KCN: Quy hoạch KCN gắn liền với bảo vệ môi trƣờng là bố trí các lĩnh vực công nghiệp trong không gian và thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trƣờng. Đó là quy hoạch bố trí các KCN sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực khác mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng, đảm bảo cân bằng sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà không ảnh hƣởng đến nhu cầu tƣơng lai.

- Vị trí địa lý của KCN: Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả cao theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gần trục đƣờng giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trƣờng các yếu tố đầu vào nguyên vật liệu đầu vào sẵn có, chi phí vận chuyển ít, nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng đảm bảo, công tác đào tạo nguồn nhân lực để cung ứng lao động có kỹ thuật cho các KCN, nguồn cung về lực lƣợng tại chỗ (nhất là lao động khu vực nông thôn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong các KCN) và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nội địa, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng KCN... có ảnh hƣởng quan trọng đến sự lựa

21 chọn các nhà đầu tƣ của các doanh nghiệp.

- Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện: Tổng số vốn đăng ký và tỷ lệ vốn đầu tƣ thực hiện trong tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI và trong nƣớc vào KCN; vốn đầu tƣ bình quân của một dự án và vốn đầu tƣ bình quân trên một hécta đất.

- Diện tích đất và tỷ lệ lấp đầy KCN: Hiệu quả kinh doanh của các nhà máy đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất lớn và tỷ lệ lấp đầy KCN. Tiêu chí này đƣợc xem xét căn cứ vào mục tiêu quy hoạch và điều kiện hoạt động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ). Mức độ sử dụng đất KCN đo bằng tỷ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích KCN.

- Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp của KCN: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong KCN. Trình độ công nghệ của ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệp FDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến). Kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN; Thông tin về công nghệ; Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ; Xuất xứ của công nghệ (năm và nƣớc sản xuất); Quy mô và tỷ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh thu theo ngành của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nƣớc.

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN: Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao động, trên 1 đơn vị diện tích, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu...

22

- Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hóa và khả năng liên kết kinh tế: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo quy mô trong hoạt động của KCN. Tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ yếu trong KCN. Tỷ lệ doanh thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN.

Về mức độ liên kết kinh tế: tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong KCN và tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng số doanh nghiệp KCN.

1.5 Kinh nghiệm một số nƣớc trong xây dựng và phát triển các KCN theo hƣớng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững Khu công nghiệp ở Việt Nam (Trang 26)