Các loại giá thể được dùng trong giâm hom keo lưỡi liềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 48)

Đây là loại đất được Công ty Lâm nghiệp Phong Điền dùng để giâm hom keo lưỡi liềm. Đất được lấy từ tầng đất mặt dưới tán rừng và đem về ủ từ 6 tháng đến 1 năm trước khi đóng bầu. Đất có màu vàng nhạt, là loại đất thịt nhẹ, dễ thoát nước hàm lượng chất dinh dưỡng và chất khoáng cao. Độ pH của đất là 4.67, hàm lượng mùn ở trong đất là 1.24% là loại đất hơi nghèo mùn.

Công thức đất này là công thức trồng cây phi lao, với thành phần của giá thể là 89% đất cát pha, 10% phân chuồng, 1% supe lân. Loại đất cát pha ở đây được sử dụng ngay loại đất cát pha của huyện Phong Điền, trộn cùng với phân chuồng ủ oai và supe lân. Đất cát pha có thành phần cơ giới nhẹ với tỷ lệ hạt cát là chủ yếu, các chất dinh dưỡng và cất khoáng trong đất thấp. Nhưng đất cát pha có đặc điểm có khả năng giữ ẩm tốt hơn đất cát (do thành phần limon và sét cao hơn) và độ thoáng khí cao hơn đất thịt. Để tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng như chất khoáng có trong giá thể bằng cách trộn thêm phân chuồng ủ hoai và supe lân. Phân chuồng ủ hoai là nguyên liệu sẵn có tại địa phương nên giá thành rẻ, supe lân làm tăng lượng P2O5 và lưu huỳnh. Giá thể của hỗn hợp trên có màu vàng nhạt và hơi thẫm. Độ pH của giá thể là 5.33, hàm lượng mùn có trong đất là 0.21%.

4.3.3. Hỗn hợp đất tầng B, cát và than trấu

Hỗn hợp giá thể có tỉ lệ là 40% đất tằng B, 30% cát, 30% than trấu, thường được dùng để giâm hom cây bạch đàn. Đất tầng B thường có ở các bậc thềm tiếp giáp giữa đồng bằng và đồi núi, có địa hình dốc thoải về phía đồng bằng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt. Đất cát có thành phần cấp hạt lớn hàm lượng dinh dưỡng và khoáng thấp. Than trấu là mảnh vỏ của lúa đem chất đống và hun đến một nhiệt độ mà có thể diệt hết mầm mống bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro. Than trấu là giá thể hữu cơ, thoát nước tốt, trong than trấu có chứa một lượng lớn kali, có thể tái sử dụng. Trấu hun là loại sản phẩm sẵn có ở Việt Nam, giá thành rẻ. Giá thể có màu nâu thẫm, độ pH là 4.93, hàm lượng mùn có trong giá thể là 0.36%.

4.3.4. Hỗn hợp đất cát pha, đất sét, phân chuồng

Hỗn hợp giá thể có tỉ lệ là 60% đất cát pha, 30% đất sét, 10% phân chuồng ủ hoai, thường được dùng để trồng cây xoan chịu hạn. Đất cát pha và phân chuồng ủ hoai đã được giới thiệu ở các giá thể trước. Đất sét là loại có cấp hạt limon và sét cao, loại đất này có khả năng giữ nước tốt nhưng độ thoáng khí thấp. Giá thể hỗn hợp có màu nâu vàng, độ pH là 5.2, hàm lượng mùn có trong giá thể là 0.5%.

4.3.5. Hỗn hợp đất tầng B, đất tầng A dưới tán ràng ràng, đất tầng A gần khu dân cư

Hỗn hợp giá thể có tỉ lệ là 30% đất tầng B, 30% đất tầng A dưới tán ràng ràng, 40% đất tầng A gần khu dân cư. Đây là loại giá thể tốt nhất trong nghiên cứu về giâm hom keo lá liềm của kỹ sư Trần Thị Nhung. Đất tầng A dưới tán ràng ràng là loại đất feralit, trên các vùng đồi núi thấp trung du và duyên hải, tốt nhất là loại đất cát pha thịt

nhẹ, thực bì thể hiện dưới dạng cỏ lông lợn, sim mua, ràng ràng, lau lách và một số cây bụi mọc thưa thớt. Đất tầng A gần khu dân cư là tầng đất rửa trôi, do vậy tầng này thường có màu vàng nhạt. Tầng đất này là tầng đất mặt tại các khu dân cư sống và sản xuất nên bị con người sử dụng mà không cải tạo, quá trình xói mòn diễn ra mạnh nên nghèo dinh dưỡng, đất chua, chứa chủ yếu là cát thứ sinh hạt nhỏ mịn, nghèo vi sinh vật, mùn, dinh dưỡng. Giá thể hỗn hợp có màu vàng xám, độ pH là 4.8, hàm lượng mùn có trong giá thể là 1.12%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 48)