Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 43)

Phong Điền cơ bản là huyện nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Ngành nông nghiệp-thuỷ sản được coi là ngành sản xuất chính của huyện nhưng có xu hướng giảm dần theo mục đích công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Huyện Uỷ, UBND, đầu tư của Nhà nước dưới sự giúp đỡ hỗ trợ của các ngành và nỗ lực của nhân dân. Nền kinh tế Phong Điền có bước phát triển khá toàn diện đạt được nhiều thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, hạ tầng cơ sở khá phát triển như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình văn hoá phúc lợi, sức khoẻ và trình độ dân trí không ngừng được nâng lên.

- Năm 2009 nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất tăng 24,24%, vượt kế hoạch đề ra 4,24%, tăng 6,34% so năm 2008 ; trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng 26,13%, chiếm tỷ trọng 28,34% ; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 25,96%, chiếm tỷ trọng 46,83% và ngành dịch vụ tăng trưởng 18,98%, chiếm tỷ trọng 24,19%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt kế hoạch : Thực hiện chi thường xuyên đảm bảo đúng quy định; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 25,866 tỷ đồng, vượt 36,9% so với kế hoạch tăng 40,2% so với năm 2008. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có chuyển biến, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, góp phần tạo động lực tăng trưởng nền kinh tế. Tích cực huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thông qua đổi đất để đầu tư hạ tầng cơ sở và triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hoá không ngừng được tăng cường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Các lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm; công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin và bảo vệ tài nguyên môi trường được chú trọng. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, cho vay vốn tín dụng ưu đãi, miễn, giảm học phí cho con em hộ nghèo, cận nghèo, hộ các xã bãi ngang ven biển, đầm phá... Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống .Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học. Làm tốt công tác khám và chữa bệnh, giám sát, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao phục vụ nhân dân, nhất là

trong các dịp lễ, tết. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được tăng cường, một số địa phương thực hiện thu gom, xử lý rác thải có hiệu.

- Về dân số: Tính đến năm 2009, dân số trung bình toàn huyện là 107.689 người. Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đã giảm dần. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven thị trấn, ven biển và ven các trục đường giao thông. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 113 người/km2.

Hiện nay, lao động trên địa bàn huyện có khoảng 53.316 người . Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại học trở lên còn thấp. Như vậy có thể nói nguồn lực lao động của huyện Phong Điền rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 43)