0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Sự ảnh hưởng của công thức hom đến số lượng rễ của hom Keo lưỡi liềm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM LOÀI KEO LÁ LIỀM (ACACIA CRASSICARPA A CUNN EX BENTH) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 60 -60 )

+ Với diện tích lá: P(T<=t) two-tail = 0.06 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức diện tích lá (25% và 75%) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để cho thời gian ra rễ là ngắn nhất.

Vậy theo như kết quả ở trên ta có thể thấy có 4 công thức hom tốt nhất để thời gian ra rễ ngắn nhất là:

- Công thức: chiều dài hom 10cm và diện tích lá 25% - Công thức: chiều dài hom 10cm và diện tích lá 75% - Công thức: chiều dài hom 15cm và diện tích lá 25% - Công thức: chiều dài hom 15cm và diện tích lá 75%

4.5.3. Sự ảnh hưởng của công thức hom đến số lượng rễ của hom Keo lưỡi liềm liềm

Sau 120 ngày chăm sóc và theo dõi và tiến hành thu thập số liệu đã thu được số liệu số lượng rễ và chiều dài rễ như sau:

F F05 FA 0.62 3.49 FB 3.03 3.26 VA 92.95 VB 605.2 VN 598.8 VT 1296.95

Bảng 4.17: Bảng biểu thị số lượng rễ trung bình của hom.

Diện tích lá

Chiều dài hom

0% 25% 50% 75% 100% Tổng Trung bình Si 10 (cm) 0 12 17 20 2 51 10.2 79.2 15 (cm) 1 16 25 25 1 68 13.6 145.8 20 (cm) 0 14 24 22 2 62 12.4 122.8 25 (cm) 0 10 15 13 0 38 7.6 51.3 Tổng 1 52 81 80 5 219 Trung bình 0.3 13.0 20.3 20.0 1.3 Si 0.25 6.67 24.92 26.00 0.92

Qua biểu trên cho thấy các loại công thức hom cho kết quả là số lượng rễ mọc ra trên các hom nằm trong khoảng trung bình từ 0 đến 25 rễ trên một hom. Có thể thấy rõ được công thức cho ra số lượng rễ nhiều nhất là 2 công thức có chiều dài hom là 15 với diện tích lá để lại lần lượt là 50% và 75% có số lượng rễ trung bình là 25rễ/cây và công thức cho số lượng rễ thấp nhất là các công thức có tỷ lệ sống là 0% với số lượng rễ trung bình là 0 rễ/cây. Để biết được ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lượng rễ của các hom có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lượng rễ mọc ra của hom giâm.

* Đặt giả thuyết H0: Các loại công thức hom ảnh hưởng như nhau đến số lượng rễ tạo ra trên hom giâm.

* Đối thuyết H1: Các loại công thức hom ảnh hưởng khác nhau đến số lượng rễ tạo ra trên hom giâm.

Dựa vào bảng 4.17 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai ta có bảng kết quả phân tích phương sai sau:

FA 5.83 3.49

FB 63.79 3.26

Do FA = 5.83 > F05=3.49 và FB = 63.79 > F05 = 3.26 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là các công thức hom khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến số lượng rễ tạo ra trên hom giâm Keo lưỡi liềm với độ tin cậy 95%.

Để tìm được công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai dựa vào tiêu chuẩn t-test. Ta tính tiêu chuẩn t-test của chiều dài hom và diện tích lá riêng biệt.

Kết quả tính toán cho thấy:

+ Với chiều dài hom: P(T<=t) two-tail = 0.87 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức chiều dài hom (15cm và 20cm) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để cho số lượng rễ là nhiều nhất.

+ Với diện tích lá: P(T<=t) two-tail = 0.95 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức diện tích lá (50% và 75%) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để cho số lượng rễ là nhiều nhất.

Vậy theo như kết quả ở trên ta có thể thấy có 4 công thức hom tốt nhất để số lượng rễ là nhiều nhất là:

- Công thức: chiều dài hom 15cm và diện tích lá 50% - Công thức: chiều dài hom 15cm và diện tích lá 75% - Công thức: chiều dài hom 20cm và diện tích lá 50% - Công thức: chiều dài hom 20cm và diện tích lá 75%

VA 92.95

VB 605.2

VN 598.8

4.5.4. Sự ảnh hưởng của công thức hom đến chiều dài rễ của hom giâm Keo lưỡi liềm

Bảng 4.19: Bảng biểu thị chiều dài rễ trung bình của hom giâm.

Diện tích lá

Chiều dài hom 0% 25% 50% 75% 100% SA

10 (cm) 0 12 17 20 2 79.2

15 (cm) 1 16 25 25 1 145.8

20 (cm) 0 14 24 22 2 122.8

25 (cm) 0 10 15 13 0 51.3

SB 0.33 67.02 156.08 163.94 0.33

Đơn vị đo: centimet (cm)

Để biết được ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều dài rễ của các hom có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các loại giá thể đến chiều dài rễ của hom giâm.

* Đặt giả thuyết H0: Các loại công thức hom ảnh hưởng như nhau đến chiều dài rễ trên hom giâm.

* Đối thuyết H1: Các loại công thức hom ảnh hưởng khác nhau đến chiều dài rễ trên hom giâm.

Dựa vào bảng 4.19 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai ta có bảng kết quả phân tích phương sai sau:

Bảng 4.20: Bảng kết quả phân tích phương sai chiều dài rễ

F F05 FA 4.36 3.49 FB 9.39 3.26 VA 66.84 VB 191.89 VN 61.30 VT 320.03

Do FA = 4.36 > F05=3.49 và FB = 9.39 > F05 = 3.26 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là các công thức hom khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến chiều dài rễ tạo ra trên hom giâm Keo lưỡi liềm với độ tin cậy 95%.

Để tìm được công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai dựa vào tiêu chuẩn t-test. Ta tính tiêu chuẩn t-test của chiều dài hom và diện tích lá riêng biệt.

Kết quả tính toán cho thấy:

+ Với chiều dài hom: P(T<=t) two-tail = 0.32 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức chiều dài hom (15cm và 20cm) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để cho số lượng rễ là nhiều nhất.

+ Với diện tích lá: P(T<=t) two-tail = 0.79 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức diện tích lá (50% và 75%) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để cho số lượng rễ là nhiều nhất.

Vậy theo như kết quả ở trên ta có thể thấy có 4 công thức hom tốt nhất để chiều dài rễ là lớn nhất là:

- Công thức: chiều dài hom 15cm và diện tích lá 50% - Công thức: chiều dài hom 15cm và diện tích lá 75% - Công thức: chiều dài hom 20cm và diện tích lá 50% - Công thức: chiều dài hom 20cm và diện tích lá 75%.

4.6. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý nhằm nâng cao khả năng tạo rễ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn

4.6.1. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

Qua nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Keo lưỡi liềm tôi đưa ra một số kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng tạo rễ và sinh trưởng của cây như sau:

- Loại đất sử dụng để đóng bầu tạo cây giống có thể dùng loại đất tầng A dưới tán rừng không trộn thêm phân .

- Đóng bầu phải đúng kỹ thuật. phải nén chặt và nén hờ đúng tỷ lệ 2/3 và 1/3 của bầu, đáy bầu được cắt theo tiêu chuẩn là 1/3 chiều rộng của đáy.

- Cắt hom: dùng kéo cắt dứt khoát, cắt đúng thời điểm,cây giống phải là cây trội, cắt nhẹ nhàng , cất giữ và vận chuyển hom cẩn thận tránh xây xước hom. . Nên dùng hom bánh tẻ mới bắt đầu hóa gỗ, tránh dùng hom quá non tỷ lệ thành công kém, hom dể bị nấm. Chú ý chiều dài hom và diện tích lá chừa lại.

- Giâm hom: Trước khi tiến hành giâm hom phải tưới đẫm bầu. Hom giâm xuống đất khoảng 2-3cm.

- Chăm sóc: Chú ý luôn luôn túc trực tưới nước cho cây, khoảng 6-8 phút/lần, mỗi lần tưới 6-8 giây. Tùy theo thời tiết để có chế độ tăng giảm lượng nước cho phù hợp. Khoảng 20 ngày phá váng 1 lần.

4.6.2. Các biện pháp quản lý.

- Luôn luôn túc trực để cung cấp đủ lượng nước cho cây hom.

- Có các biện pháp phòng chống các loài côn trùng phá hoại cây con như mối, kiến,dế, sâu, chim…

- Có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh khi cây sinh trưởng tốt như phun thuốc hay dùng các phương pháp vật lý, sinh học,

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Việc giâm hom Keo lưỡi liềm cho đến nay vẫn còn ít cơ sở sản xuất đại trà, tỷ lệ thành công thấp hơn Keo lai. Mặc dù vậy, trong khuôn khổ đề tài này tôi đã tiến hành nhiều thí nghiệm và đưa ra một vài kết luận sau:

+ Qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm sinh thái và điều kiện tự nhiên huyện Phong Điền cho thấy rằng điều kiện tự nhiên huyện Phong Điền rất phù hợp cho việc phát triển keo lưỡi liềm, đặc biệt là phát triển trên các vùng đất cát ven biển.

+ Từ điều kiện kinh tế xã hội của huyện Phong Điền cho ta biết một thực tế là đời sống của người dân còn nghèo đói và gặp nhiều khó khăn vì vậy nên phát triển công tác trồng rừng và cải tạo môi trường để phát triển nông lâm nghiệp nâng cao đời sống, kinh tế cho người dân.

+ Nắm được đặc điểm 5 loại giá thể (ruột bầu) để giâm hom Keo lưỡi liềm. + Kết quả nghiên cứu về khả năng tạo rễ trên các giá thể như sau:

- Đất tầng A dưới tán rừng cho tỷ lệ ra rễ là 83.3% , thời gian ra rễ trung bình là 18 ngày, số lượng rễ trung bình là 4.78 rễ, chiều dài rễ trung bình là 13.86 cm, sinh khối tươi là 10.91g và sinh khối khô là 3.87g. Đây là công thức giá thể cho khả năng ra rễ và sinh khối lớn nhất.

- Hỗn hợp đất cát pha, phân chuồng ủ hoai và suupe lân cho tỷ lệ ra rễ là 43.3% , thời gian ra rễ trung bình là 22.67 ngày, số lượng rễ trung bình là 2.67 rễ, chiều dài rễ trung bình là 12.07 cm, sinh khối tươi là 8.95g và sinh khối khô là 2.18g.

- Hỗn hợp đất tầng B, cát và than trấu cho tỷ lệ ra rễ là 53.3% , thời gian ra rễ trung bình là 20.67 ngày, số lượng rễ trung bình là 3.22 rễ, chiều dài rễ trung bình là 12.82 cm, sinh khối tươi là 9.9g và sinh khối khô là 2.89g.

- Hỗn hợp đất cát pha, đất sét và phân chuồng cho tỷ lệ ra rễ là 54.4% , thời gian ra rễ trung bình là 21 ngày, số lượng rễ trung bình là 3.44 rễ, chiều dài rễ trung bình là 12.91 cm, sinh khối tươi là 9.98g và sinh khối khô là 3.00g.

- Ruột bầu hỗn hợp 30% đất tầng B + 30% đất tầng A dưới tán ràng ràng + 40% đất tầng A cho tỷ lệ ra rễ là 74.4% , thời gian ra rễ trung bình là 18.67 ngày, số lượng rễ trung bình là 3.67 rễ, chiều dài rễ trung bình là 13.43cm, sinh khối tươi là 10.28g và sinh khối khô là 3.27g.

Vì vậy, nếu dựa vào kết quả trên để lựa chọn tỷ lệ thành phần ruột bầu cho công tác giâm hom Keo lưỡi liềm thì chọn thành phần ruột bầu đất tầng A dưới tán rừng là thích hợp nhất.

+ Kết quả của thí nghiệm chều dài hom và diện tích lá ảnh hưởng đến khả năng ra rễ

+ Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý giúp nâng cao khả năng sống và sinh trưởng của hom Keo lưỡi liềm.

5.2. Tồn tại

Do thời gian tiến hành thí nghiệm k nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế.

- Mới tìm hiểu được một vài đặc điểm sinh vật học và giá trị kinh tế của cây Keo lưỡi liềm.

- Các chỉ tiêu,phương pháp thu thập số liệu còn hạn chế.

- Không có điều kiện để theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây Keo lưỡi liềm trồng bằng hom, để từ đó có kết quả so sánh với các nguồn giống khác.

- Tại Thừa THiên Huế việc nhân giống Keo lưỡi liềm vẫn còn trong phạm vi hẹp, chưa có rừng giống cho công tác lấy hom nên việc tiến hành thí nghiệm còn nhiều thiếu sót.

5.3. Kiến nghị

Keo lưỡi liềm có khả năng nhân giống được bằng hom, có thể sử dụng thuốc IBA dạng bột tỷ lệ 500ppm

- Có sự đầu tư để tạo rừng giống phục vụ cho công tác tạo giồng bằng phương pháp giâm hom.

- Nhiệt độ thích hợp cho điều kiện giâm hom là 23oC – 28oC và ánh sáng vừa phải. Nếu nhiệt độ quá cao, cường độ ánh sáng mạnh hom sẽ bị héo và khô ngay ở giai đoạn đầu.

- Tiếp tục nghiên cứu tiếp để có đánh giá kết quả chính xác và khách quan hơn để hoàn thiện hơn nữa quy trình giâm hom cây Keo lưỡi liềm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Báo cáo tổng kết công trình

nghiên cứu về đất cát ven biển Việt Nam (2000)

[2] Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, Cẩm nang nghành

Lâm nghiệp chương Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt Nam, 2006.

[3] Nguyễn Bá Lộc, Trương Văn Lung, Võ Thị Mai Hương, Sinh lý học thực vật,

2008.

[4] PGS.TS Đặng Thái Dương, KS. Nguyễn Hợi, Kỹ thuật trồng rừng vùng cát

ven biển miền Trung, Nhà xuất bản nông nghiệp (2011).

[5] Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội – điều kiện tự nhiên huyện Phong Điền. [6] PGS.TS Đặng Thái Dương, PGS.TS Võ Đại Hải, giáo trình trồng rừng(2012). [7] Ngô Đức Hiệp, Nghề trồng cây lâm nghiệp đa tác dụng trên đất khô hạn ven

biển (2009).

[8] Trần Thị Nhung, Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tạo rễ

của hom keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. cunn ex Benth) ở tỉnh Thừa

Thiên Huế (2012).

[9]

PGS.TS Ngô Kim Khôi, Thống kê ứng dụng trong nông lâm nghiệp (1993). [10] Niên giám thống kê huyện Phong Điền (2012).

[11]

Nguyễn Thị Liệu, Điều tra tập đoàn cây trồng trên cát và xây dựng mô hình

trồng rừng Keo Lưỡi Liềm ( Acacia crassicarpa ) trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ, Trung tâm khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ (2000)

.

[12] Cẩm nang nghành Lâm nghiệp - Chương: Chọn loài cây ưu tiên cho các

chương trình trồng rừng tại Việt Nam (2004)

[13]http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:T%E1%BB %89nh_ven_bi%E1%BB%83n_Vi%E1%BB%87t_Nam

[14] http://luanvan.co/luan-van/nghien-cuu-quy-trinh-gieo-trong-rau-an-toan- tren-mot-so-loai-gia-the-3123/eo-luoi-liem/6216990/epi.

[15] Giáo Sư Trần Thế Tục, tài nguyên thực vật ở Việt Nam (1996).

[17] Nguyễn Danh, Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài Bạch

đàn Eucalyptus camaldulensis, Eucaluytus pellita và các loài keo : Acacia crassicarpa, Acacia aulacocarpa.

[18] PGS.TS Đặng Thái Dương, Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven

biển Miền trung (2011)

[19] Hoàng Trọng Phú, Tìm hiểu kỹ thuật tạo cây con loài cây keo lá liềm tại tỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM LOÀI KEO LÁ LIỀM (ACACIA CRASSICARPA A CUNN EX BENTH) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 60 -60 )

×