Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 51)

4.4.2. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm liềm

Từ thời gian 15 ngày của tỷ lệ ra rễ tiến hành theo dõi quá trình phát triển của hom theo từng ngày thu được số liệu thời gian ra rễ của hom như sau:

Bảng 4.4: Thời gian ra rễ của hom Keo lưỡi liềm.

Công thức Lần Lặp TB n Si 1 2 3 CT1 19 17 18 18.00 3 1.00 CT2 24 23 21 22.67 3 2.33 CT3 19 21 22 20.67 3 2.33 CT4 20 21 22 21.00 3 1.00 CT5 20 17 19 18.67 3 2.33 Tổng 20.20 15

Đơn vị tính của thời gian là ngày.

* Đặt giả thuyết H0: Các loại giá thể ảnh hưởng như nhau đến thời gian ra rễ trên hom giâm.

* Đối thuyết H1: Các loại giá thể ảnh hưởng khác nhau đến thời gian ra rễ trên hom giâm.

Dựa vào bảng 4.4 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai ta có bảng kết quả phân tích phương sai sau:

Bảng 4.5: Kết quả phân tích phương sai

VA 42.4 5.889 F05(4,10)= 3,48

VN 18

VT 60.4

Do Ftính = 5.889 > F05=3.48. Nên các loại che giá thể khác nhau dẫn đến thời gian ra rễ khác nhau với độ tin cậy > 95 %

Tìm công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai dựa vào tiêu chuẩn t-test.

Kết quả tính toán cho thấy P(T<=t) two-tail = 0.572 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức giá thể (công thức 1 và công thức 5) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để cho thời gian ra rễ là ngắn nhất.

Qua bảng trên cho thấy:

Khi sử dụng các loại giá thể khác nhau ở các công thức thí nghiệm CT1, CT2, CT3, CT4, CT5 để cấy hom cây keo lá liềm cho thời gian ra rễ khác nhau dao động từ 18 - 23 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài keo lá liềm (acacia crassicarpa a cunn ex benth) tại huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 51)