Để tìm được công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai dựa vào tiêu chuẩn t-test.
Kết quả tính toán cho thấy P(T<=t) two-tail = 0.466 > 0.05 có nghĩa là 2 mẫu chưa có sai khác, ta có thể dùng cả 2 công thức giá thể (công thức 1 và công thức 5) vào giâm hom Keo lưỡi liềm để sinh khối tươi có được là lớn nhất.
4.4.6. Sự ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh khối khô của hom giâm Keo lưỡi liềm Keo lưỡi liềm
Bảng 4.12: Bảng biểu thị sinh khối khô trung bình của hom giâm.
Công thức Lần lặp Trung bình n Tổng Si 1 2 3 CT1 3.67 4.47 3.48 3.87 3 11.62 0.27 CT2 1.90 2.83 1.81 2.18 3 6.54 0.32 CT3 2.67 3.11 2.88 2.89 3 8.67 0.05 CT4 2.99 3.21 2.81 3.00 3 9.01 0.04 CT5 3.55 3.99 2.27 3.27 3 9.81 0.80 Tổng 3.04 15.00 45.64
Qua bảng 4.12 cho thấy các loại giá thể cho kết quả là sinh khối khô trên các hom giâm nằm trong khoảng trung bình 3.04g/cây. Có thể thấy rõ được công thức cho sinh khối khô lớn nhất là công thức 1 (CT1) với sinh khối khô trung bình là 3.87g/cây và công thức cho sinh khối khô thấp nhất là công thức 2 (CT2) với khối lượng trung bình là 2.18g/cây. Để biết được ảnh hưởng của các loại giá thể đến sinh khối khô của các hom có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các loại giá thể đến sing khối khô của hom giâm.
* Đặt giả thuyết H0: Các loại giá thể ảnh hưởng như nhau đến sinh khối khô của hom giâm.
* Đối thuyết H1: Các loại giá thể ảnh hưởng khác nhau đến sinh khối khô của hom giâm.
Dựa vào bảng 4.12 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai ta có bảng kết quả phân tích phương sai sau:
Bảng 4.13: Bảng kết quả phân tích phương sai sinh khối khô của hom.
VA 4.53747 3.840 F05(4,10)= 3,48
VN 2.95431
VT 7.49178
Kết quả cho thấy Ftính= 3.84 > F05 (4,10)= 3.48 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là các loại giá thể khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sinh