Nghiên cứu thị trường về Hành vi của các nhà đầu tư Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh doanh theo cảm tính và hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 44)

4.3.1 Phân tích mô tả

Bảng câu hỏi bao gồm 20 câu hỏi với 4 thuộc tính đã được phát một cách ngẫu nhiên.

Dựa vào các bản trả lời, tác giả chạy phân tích mô tả của phần mềm SPSS, và kết quả như sau: Bảng 5: Tuổi mã hóa Số lượng Phần trăm (%) Mức tuổi Dưới 24 tuổi 22 28.6 Từ 25 đến 30 tuổi 42 54.5 Trên 31 tuổi 13 16.9 Tổng mẫu 77 100.0

Trong 77 người tham gia phỏng vấn có 22 người tương đương 28,6% tổng số người dưới 24 tuổi, họđại diện cho lớp người trẻ tuổi.

Có 42 người, chiếm 54,5% tổng số người từ 25 đến 30 tuổi, họ chính chắn, suy nghĩ thấu đáo hơn.

Có 13 người, chiếm 16,9% tổng số người trên 31 tuổi, họ suy nghĩ cẩn thận hơn, xem xét sự việc sâu sắc hơn. Hình 1: Tỷ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu Nam 39% Nữ 61% Gii tính

Trong số 77 người được khảo sát ngẫu nhiên, có 61% là nữ và 39% là nam.

Hình 2: Tỷ lệ kinh nghiệm của mẫu nghiên cứu

Bản câu hỏi có 20 câu được thiết kế làm 4 phần (Thuộc về cá nhân, thuộc về cộng đồng, thuộc về quan hệ, quen biết, thuộc về quy tắc cơ bản), mỗi phần có 5 câu hỏi, 20 câu được thiết lập cùng một loại thang đo: thang đo khoảng với 5 mức 1-5 như dưới

1 2 3 4 5

Ít bị ảnh hưởng nhất Bị ảnh hưởng nhiều nhất Hoặc

1 2 3 4 5

Không bao giờ ảnh hưởng Luôn luôn ảnh hưởng

Hoặc

1 2 3 4 5

Không bao giờ xem xét Luôn luôn xem xét

Tổng sốđiểm của mỗi phần sẽ bằng tổng sốđiểm của 5 câu hỏi nhỏ trong phần đó. Dưới đây là bảng điểm trung bình của mỗi phần. Chúng ta dễ dàng nhận thấy phần “Thuộc về quy tắc cơ bản” có mức điểm cao nhất, điều đó thể hiện các quy tắc cơ bản (doanh thu/lợi nhuận công ty; giá trị sổ sách; lợi nhuận trên cổ phần; hệ số giá trên thu nhập; dự án nắm giữ tương lai của công ty) được đề cao nhất. Và yếu tố này có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân tại TP.HCM nói riêng, tại Việt Nam nói chung.

Hình 3: Điểm trung bình 4 nhóm nghiên cứu của mẫu nghiên cứu

17 16 14 21 0 5 10 15 20 25 Thuộc về cá nhân Thuộc về cộng đồng Thuộc về quan hệ, quen biết Thuộc về quy tắc cơ bản

Sau khi cộng tổng các câu hỏi cho 4 phần. Tác giảđã chạy ma trận tương quan giữa các phần để xem xét các mối quan hệ giữa các phần. Kết quảđược tóm tắt như bảng 2 dưới đây: Thuộc về cá nhân Thuộc về cộng đồng Thuộc về quan hệ, quen biết Thuộc về quy tắc cơ bản Hệ số tương quan Pearson 1 .197 .243* .246* Sig. (2-bên) .086 .034 .031 N 77 77 77 77 Hệ số tương quan Pearson .197 1 .240* .129 Sig. (2-bên) .086 .036 .265 N 77 77 77 77 Hệ số tương quan Pearson .243* .240* 1 .083 Sig. (2-bên) .034 .036 .471 N 77 77 77 77 Hệ số tương quan Pearson .246* .129 .083 1 Sig. (2-bên) .031 .265 .471 N 77 77 77 77

*. Hệ số tương quan với mức ý nghĩa 0.05 (2-bên).

BẢNG 6: BẢNG HỆ SỐ TƯƠNG QUAN Thuộc về cá nhân Thuộc về cộng đồng Thuộc về quan hệ, quen biết Thuộc về quy tắc cơ bản

Dựa vào bảng tương quan trên, tác giả có 2 nhóm kết quả:

Nhóm 1: Mối quan hệ giữa cặp: thuộc về cá nhân – thuộc về quan hệ quen biết; thuộc về cá nhân – thuộc về quy tắc cơ bản; thuộc về cộng đồng – thuộc về quan hệ quen biết: có mức ý nghĩa thống kê Sig. (2 bên) < .05 và r < 0.3 cho ta thấy bác bỏ Ho. Và kết luận rằng các cặp yếu tố trên có mối quan hệ tương quan với nhau, tương quan ở mức thấp.

Nhóm 2: Mối quan hệ giữa cặp: thuộc về cá nhân – thuộc về cộng đồng; thuộc về cộng đồng – thuộc về quy tắc cơ bản; thuộc về quan hệ quen biết – thuộc về quy tắc cơ bản: có mức ý nghĩa thống kê Sig. (2 bên) > .05 cho ta chấp nhận Ho: rằng không có tương quan thật sự giữa các cặp yếu tố trên.

Điều này cũng có nghĩa rằng các phần trên khá độc lập hoặc không có tương quan thật sự với nhau.

4.3.2 Phân tích nhân tố - Kết luận

Bảng câu hỏi gồm có 20 câu hỏi nhỏ của 4 phần lớn, mỗi câu hỏi là một biến. Có 20 biến và các biến này có liên hệ với nhau, và số lượng này phải giảm xuống để đại diện cho các nhóm nhân tố có cùng mối liên hệ. Do vậy tác giả đã chạy phân tích nhân tố và có được kết quả như dưới đây:

BẢNG 7: BẢNG KMO và Bartlett's Test của mẫu nghiên cứu

Đo lường độ chính xác mẫu Kaiser-Meyer-Olkin

(Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.) .561 Đại lượng Bartlett

(Bartlett's Test of Sphericity)

Khoảng Chi-bình phương

(Approx. Chi-Square) 433.748 Bậc tự do (df) 190 Mức ý nghĩa (Sig.) .000

Với mức ý nghĩa sig. = .000 và trị số KMO = .561 cho ta thấy phân tích nhân tố là thích hợp.

Trong bảng 4 và biểu đồ Scree Plot dưới đây, theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, trong 20 biến rút ra được 7 nhân tố có các thông tin chứa đựng của biến gốc. Và 7 nhân tố này giải thích được 66,895% biến thiên của dữ liệu.

BẢNG 8: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH (Total Variance Explained)

Nhân tố (Component)

Giá trị phương sai tách ra được của mỗi nhân tố (Initial Eigenvalues) Tổng bình phương hệ số tải (Extraction Sums of Squared Loadings) Tổng bình phương hệ số tải xoay (Rotation Sums

of Squared Loadings) Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy 1 3.400 17.002 17.002 3.400 17.002 17.002 2.813 14.064 14.064 2 2.538 12.689 29.691 2.538 12.689 29.691 1.868 9.340 23.404 3 1.835 9.174 38.865 1.835 9.174 38.865 1.820 9.099 32.503 4 1.660 8.299 47.164 1.660 8.299 47.164 1.803 9.015 41.518 5 1.488 7.439 54.603 1.488 7.439 54.603 1.782 8.912 50.430

6 1.323 6.616 61.219 1.323 6.616 61.219 1.691 8.456 58.886 7 1.135 5.676 66.895 1.135 5.676 66.895 1.602 8.009 66.895 8 .984 4.919 71.814 9 .824 4.119 75.933 10 .716 3.581 79.514 11 .679 3.393 82.908 12 .622 3.109 86.017 13 .566 2.831 88.848 14 .517 2.584 91.431 15 .392 1.960 93.391 16 .345 1.726 95.117 17 .332 1.662 96.779 18 .266 1.329 98.109 19 .210 1.051 99.159 20 .168 .841 100.000

Phương pháp chiết xuất: Phân tích nhân tố chủ yếu (Extraction Method: Principal Component Analysis.)

Sau khi tập hợp các biến có cùng đặc điểm chung và có kết quả thành 7 nhân tố, trong đó có 3 nhân tố có biểu hiện rõ nét.

BẢNG 9: Ma trận nhân tố (Component Matrix)a

Nhân tố (Component)

1 2 3 4 5 6 7

Doanh thu/lợi nhuận .737

Lợi nhuận trên cổ phiếu

(EPS) .726

Giá trị sổ sách (BV) .710

Hệ số giá trên thu nhập (PE) .697

Dự án nắm giữ tương lai .651

Chồng/vợ .693

Bố mẹ .619

Bạn bè .531

Nhà môi giới

Trách nhiệm xã hội

Tâm lý phổ biến trên thị

trường .623

Cổ phiếu nổi bật trên báo

chí .583

Bình luận chuyên môn .541

Đồng nghiệp .705

Ngành chính phủ ưu tiên -.527

Thường xuyên quảng cáo

Đạo đức công ty -.588

Thích/không thích sản phẩm

Thành kiến địa phương -.566

Uy tín, quyền lực ban lãnh

đạo -.514

Phương pháp chiết xuất: Phân tích nhân tố chủ yếu (Extraction Method: Principal Component Analysis.)

Nhân tố 1: Ảnh hưởng bởi yếu tố cơ bản (Biểu hiện cho các biến Doanh thu/lợi nhuận; Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS); Giá trị sổ sách (BV); Hệ số giá trên thu nhập (PE); Dự án nắm giữ tương lai.)

Giống như mong đợi, không có gì quan trọng hơn nhân tố yếu tố cơ bản của Công ty ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của người đầu tư. Do vậy, những người đầu

tư tại TP. HCM, tại Việt Nam vẫn tin tưởng rằng yếu tố này là quan trọng nhất. Họ đã có cơ sởđúng đắn, nhìn nhận đúng đắn trong việc bỏ tiền vào đầu tư.

Nhân tố này cũng có thể gọi là nhân tố nội sinh của Công ty, tự bản thân các Công ty tựđộng khai thác nguồn lực của họ. Mỗi cá nhân nhà đầu tư nắm chắc các yếu tố cơ bản của Công ty: Khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng, chỉ số thị trường, hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính và cấu trúc của Công ty. Họ đã chủ động đầu tư, và ít bị ảnh hưởng bới các yếu tố khác.

Nhân tố 2:Ảnh hưởng bởi những người thân. (Chồng/vợ, bố mẹ, bạn bè)

Không giống như ý kiến chủ quan của tác giả, kết quả của nhân tố 2, nhân tố ảnh hưởng thứ 2 đến quyết định của những nhà đầu tư là những người thân, những người mà nhà đầu tư tin tưởng nhất. Chúng ta thường có xu hướng tìm những yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến chúng ta, tuy nhiên yếu tố nhẹ nhàng nhất lại ảnh hưởng đến bản thân chúng ta nhất là những lời khuyên, những câu nói thường ngày của những người thân. Đó cũng là yếu tố tâm lý của mỗi chúng ta, thường quên mất những yếu tố tâm lý tồn tại một cách tự nhiên mà bản thân con người thường không nhận thấy, nhưng chúng tác động mạnh đến các các quyết định. Do vậy, những cái bẫy tâm lý này có thểđược hạn chế khi chính những nhà đầu tư nhận ra mình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào, đểđiều chỉnh tâm lý, hành động bản thân mình trước khi đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, nhân tố này đa số thuộc về những người đầu tư không vững vàng, chưa chủđộng đầu tư, không có các ý kiến chủ quan của bản thân, nên dễ bị những người thân khuyên răn, và họ cũng dễ dàng “nghe lời” vì không nắm bắt được cơ sở, nền tảng đầu tư của họ.

Nhân tố 3: Ảnh hưởng bởi sốđông nhà đầu tư trên thị trường (Tâm lý phổ biến trên thị trường; Cổ phiếu nổi bật trên báo chí; Bình luận chuyên môn)

Nhân tốảnh hưởng thứ 3 đến quyết định của nhà đầu tư là yếu tố tâm lý nhà đầu tư, họ bị ảnh hưởng bởi đám đông người chơi chứng khoán, những người ồ ạt đổ xô vào thị trường chứng khoán, hay ào ạt rút lui khỏi thị trường. Trong đó phần lớn

không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng đểđầu tư.

Nhiều người còn có lý trí hơn, họ cũng xem xét trên báo chí rằng cổ phiếu nào nổi bật, hoặc tham khảo ý kiến của các bài bình luận chuyên môn. Và họ cũng có cơ sở hơn những người đầu tư dựa vào tâm lý phổ biến trên thị trường.

Các nhân tố còn lại dường như có quá ít biến đạt tiêu chuẩn để giải thích phù hợp, và có ý nghĩa nghiên cứu.

4.3.3 Phân tích cụm - Kết luận

Sau khi phân tích theo chiều dọc, các biến có đặc điểm chung. Tác giả muốn biết liệu phân tích theo chiều ngang, trong 77 quan sát, có thể có những quan sát nào có đặc điểm chung và giống nhau, có một số nhóm người có suy nghĩ tương tự nhau hay không. Nên tác giả phân tích mẫu 77 quan sát theo từng phần: Thuộc về cá nhân, thuộc về cộng đồng, thuộc về quan hệ, quen biết, thuộc về quy tắc cơ bản. Giá trị mỗi phần bằng tổng 5 câu hỏi nhỏ của mỗi phần.

Cả phân tích cụm và phân tích biệt số đều liên quan đến việc phân loại. Tuy nhiên phân tích biệt số đòi hỏi phải có những hiểu biết trước về các nhóm, có bao nhiêu nhóm để xây dựng quy tắc phân loại. Nên phân tích biệt số mang một số ý kiến chủ quan của người phân tích. Do vậy, tác giả đã chọn phân tích cụm, và không biết trước được số cụm, sẽ có bao nhiêu cụm. Kết quả số cụm này do yếu tố thực tế quyết định, không do ý kiến chủ quan của tác giả.

Sau khi phân tích cụm, tác giả có được kết quả dưới dạng biểu đồ hình cây trên đây. Dựa vào biểu đồ, chúng ta có thể chia làm 2 hoặc 3 cụm, tuy nhiên nếu chia 2 cụm: số lượng cụm quá ít, có thể phân tích thiếu các khác biệt của cụm. Nếu chia 3 cụm: số lượng quan sát của mỗi cụm chênh lệch nhau: 36, 17, 24 nên chia 2 hoặc 3 cụm dường như không thích hợp. Do vậy, tác giảđã chia làm 4 cụm, số lượng mỗi cụm tương ứng: 23, 17, 24, 13. Và số phần của mỗi quan sát là 4 phần, nên kết quả 4 cụm thích hợp nhất.

BẢNG 10: CHỈ SỐ TRUNG BÌNH THEO TỪNG PHẦN Phần 4 nhóm theo phương pháp Ward

1 2 3 4

Thuộc về cá nhân 18 16 16 17 Thuộc về cộng đồng 17 15 15 18 Thuộc về quan hệ,

quen biết 18 10 14 14 Thuộc về quy tắc cơ

BẢNG 11: TỶ LỆ GIỚI TÍNH CỦA MỖI NHÓM Giới tính 4 nhóm theo phương pháp Ward

1 2 3 4 Nam 26% 65% 38% 31% Nữ 74% 35% 63% 69% Tổng 100% 100% 100% 100% BẢNG 12: TỶ LỆ KINH NGHIỆM CỦA MỖI NHÓM Kinh nghiệm 4 nhóm theo phương pháp Ward 1 2 3 4 Có 61% 65% 71% 54% Không 39% 35% 29% 46% Tổng 100% 100% 100% 100% BẢNG 13: TỶ LỆ MỨC TUỔI CỦA MỖI NHÓM Độ tuổi 4 nhóm theo phương pháp Ward

1 2 3 4 Dưới 24 tuổi 30% 24% 25% 38% Từ 25 đến 30 tuổi 52% 65% 50% 54% Trên 31 tuổi 17% 12% 25% 8% Tổng 100% 100% 100% 100% Dựa vào bảng chỉ số trung bình của 4 nhóm, ta có thể nhận thấy:

Nhóm 1: Nhóm bị ảnh hưởng bởi yếu tố thuộc về cá nhân; thuộc về quan hệ, quen biết nhiều nhất. Nhóm này có chỉ số thuộc về cá nhân, quan hệ quen biết cao nhất: 18 điểm. Họ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi quy tắc cơ bản tới quyết định đầu tư. Nhóm này có tỷ lệ phần trăm số lượng nữ nhiều nhất 74%.

Do vậy, những nhà đầu tư là nữ thường có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bời yếu tố cá nhân, yếu tố quan hệ, quen biết. Họ bị tâm lý chi phối đến các quyết định nhiều hơn nam.

Nhóm 2: Là nhóm cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố quy tắc cơ bản, tuy nhiên họ khá trái ngược với nhóm 1, họ không quan tâm nhiều đến mối quan hệ quen biết, và điều này ảnh hưởng tới quyết định đầu tư rất ít. Nhóm này cũng có tỷ lệ % nam cao nhất.

Điều này làm cho kết luận trên nhóm 1 bền vững hơn. Rằng những người đầu tư nam rất ít bịảnh hưởng bởi yếu tố quan hệ, quen biết như những người đầu tư nữ.

Nhóm 3: Là nhóm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ bản nhất, chênh lệch so với các nhóm khác khá cao. Nhóm này cũng có tỷ lệ người có kinh nghiệm cao nhất trong tất cả các nhóm. Cho thấy những người có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ bản bằng những người không có kinh nghiệm hơn.

Nhóm 4: Là nhóm bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ bản nhiều nhất, nhóm này cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cộng đồng. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ số người không có kinh nghiệm đầu tư cao nhất trong tất cả các nhóm.

Điều này cho thấy những người không có kinh nghiệm đầu tư cho rằng quy tắc cơ bản và yếu tố cộng đồng là yếu tốảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định đầu tư, đến giá cả chứng khoán. Đây cũng là kết luận phù hợp với kết luận nhóm 3. Vậy những người có kinh nghiệm thường ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ bản hơn những người không có kinh nghiệm, và những người không có kinh nghiệm thường xem yếu tố cơ bản là quan trọng và do kinh nghiệm còn non yếu nên họ dễ bị chi phối bởi yếu tố cộng đồng hơn các nhóm khác.

Ngoài ra, dựa vào bảng tỷ lệ mức tuổi mỗi nhóm, còn cho ta thấy những người trên 31 tuổi ít bị ảnh hưởng bởi quy tắc cơ bản hơn. Những người từ 25 đến 30 tuổi lại ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố quan hệ, quen biết. Và những người dưới 24 tuổi lại bịảnh

Một phần của tài liệu Kinh doanh theo cảm tính và hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)