Các biểu hiện giao dịch theo cảm tín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh doanh theo cảm tính và hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)

Yếu tố tâm lý, cảm tính của nhà đầu tư tồn tại một cách tự nhiên mà con người thường không nhận thấy, nhưng chúng có tác động mạnh đến các quyết định.

Tín hiệu nhiễu, giao dịch theo cảm tính tồn tại khi người ta giao dịch dựa trên thông tin sai, có nghĩa là thông tin không có liên quan đến định giá chứng khoán. Tín hiệu nhiễu và những giao dịch mà nó gây ra không hoàn toàn là xấu, mà nó góp phần làm thị trường trở nên sôi động, tạo tính thanh khoản cao. Còn nếu không có tín hiệu nhiễu, giao dịch trở nên trầm lắng và người đầu tư rất khó bán hoặc mua vì họ khó tìm được người giao dịch ngược lại với họ, trừ khi họ có nhu cầu tiền mặt và bán cổ phiếu.

Yếu tố tâm lý, cảm tính của con người - đó là lãnh vực sâu và rộng nhất trong đời sống con người. Nó điều khiển, chi phối toàn bộ mọi hoạt động và ứng xử của người ta trong cuộc sống. Nếu có điều gì đó cực kỳ rắc rối, phiền hà, phức tạp, khó hiểu nhất trên đời. Đó là yếu tố tâm lý, cảm tính của con người.

Người ta có thể giao dịch dựa trên tín hiệu nhiễu vì họ nghĩ rằng có thông tin hữu ích hoặc vì một lý do rất đơn giản khác như họ thích giao dịch, họ thấy rằng tham gia “chơi” chứng khoán là một một kiểu “mốt” thời thượng. Và đã xảy ra ở Việt Nam. Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểu biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của CP để chạy theo triển vọng lợi nhuận trước mắt khi đầu tư vào TTCK. Thành phần nhà đầu tư trên TTCK rất đa

dạng, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Từ những người nông dân hoàn toàn chưa biết gì về tài chính, hay những thầy giáo, lao động tự do cũng “đổ bộ” sàn chứng khoán. Nông dân bán lợn, bỏ rừng để đầu tư chỉ vì họ “rất muốn chơi chứng khoán”.

Một số nhà đầu tư còn có cách đầu tư khác là theo dõi diễn biến thị trường, quan sát hoạt động giao dịch của người khác ví dụ những nhà đầu tư ngoại, những người có ảnh hưởng hay uy tín của công ty, hay một chuyên gia nào đó. Họ không muốn bỏ lỡ cơ hội và có thể giao dịch mua bán ngay khi chỉ dựa vào yếu tố quan sát đó. Nhiều nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật, quan điểm đầu tư này cho rằng, hoặc là giá trị nội tại không tồn tại, hoặc nếu tồn tại thì phải bằng với thị giá và thị giá sẽ diễn tả tâm lý của con người, và vì thế có khả năng lặp lại. Các nhà đầu tư theo phương thức này dùng một trong những chiến lược sau để dự đoán thị giá và ra quyết định đầu tư: chiến lược phân tích kỹ thuật (technical analysis and charting); chiến lược dùng sóng Elliot - số Fibonacci (Elliot wave and Fibonacci series); chiến lược đi theo xu hướng (trend following).

Những nhà đầu tư theo thông tin cũng không quan tâm đến giá trị nội tại mà chỉ quan tâm đến thị giá. Họ ra quyết định đầu tư dựa vào những thông tin quan trọng, những thông tin có thể làm thay đổi thị giá, với 2 chiến lược là: chiến lược đầu tư thông tin - thông tin phản ứng chậm; chiến lược đầu tư thông tin - phản ứng thái quá.

Từ bảng tóm tắt ảnh hưởng của thị trường (Bảng 2). Những nhà giao dịch theo thông tin phản ứng quá tự tin, quá lạc quan so với những nhà giao dịch theo cảm tính lúc này│β│ > │α│. Do đó, dấu của μ = α + β phụ thuộc vào dấu của β: lỗi hành vi của những nhà giao dịch theo thông tin. Lúc này thị trường phản ứng thái quá.

Còn nhà giao dịch theo thông tin phản ứng quá nhẹ, quá chậm so với những nhà giao dịch theo cảm tính │β│ < │α│. Do đó, dấu của μ = α + β phụ thuộc vào dấu

của α: lỗi hành vi của những nhà giao dịch theo cảm tính. Lúc này thị trường phản ứng chậm.

Một phần của tài liệu Kinh doanh theo cảm tính và hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)