Công trình nghiên cứu về giao dịch theo cảm tính trên thế giới rất đa dạng và phong phú, mỗi công trình xem xét những góc độ của vấn đề giao dịch theo cảm tính như: Rủi ro của nhà giao dịch theo cảm tính trên thị trường tài chính (Noise trader risk in finacial markets của J. Bradford de long,..); Kinh doanh theo giao dịch cảm tính ảnh hưởng tới thị trường như thế nào (How noise trading affects Market: An experimental Analys của Robert Bloomfield,..); Rủi ro nhà giao dịch theo cảm tính được định giá thế nào? (Is noise trader risk priced? Của Richard W Sias,..);…
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất: Những bằng chứng về giao dịch theo cảm tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác già đã dựa vào cơ sở lý thuyết của “Mô hình giao dịch dựa vào thông tin có điều chỉnh yếu tố cảm tính: Bằng chứng thiếu hiệu quả của TTCK Úc” của Vikash Ramiah và Sinclair Davidson.
Vì:
Tình hình nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tại thị trường Việt Nam khá phổ biến hiện nay. Dựa vào nguồn thông tin chính thức hoặc tin đồn thất thiệt, giá chứng khoán có ảnh hưởng đáng kể.
Người đầu tư Việt Nam còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Nhiều nhà đầu tư còn xuất phát từ các ngành nghề không thuộc về tài chính nên họ chưa thấu hiểu được các yếu tố cơ bản để phân tích sâu. Trong khi đó, trường phái đầu tư theo phân tích kỹ thuật mới phát triển và nở rộ gần đây, và một số ít nhà đầu tư chịu tìm tòi nghiên cứu sâu lĩnh vực này. Do vậy, tại Việt Nam nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi nguồn thông tin.
Có nhiều loại thông tin trên thị trường như thông tin về môi trường vĩ mô, về tình hình kinh doanh của ngành, hay về chính tình hình của công ty. Thông tin có thể do các cơ quan công quyền công bố, hay do các nhà phân tích, công ty chứng khoán,
môi giới đưa ra, hoặc là do chính công ty công bố chính thức, và cũng có thể là thông tin thầm lặng và bí mật kiểu như thông tin tay trong,…rất đa dạng. Đồng thời nguồn thông tin dễ tiếp cận, ngôn ngữ thông tin, báo giới dễ hiễu hơn các ngôn ngữ chuyên môn phân tích theo yếu tố cơ bản hay phân tích kỹ thuật. Có nhiều nguồn thông tin nên chắc chắn có những nguồn thông tin chính xác hay nguồn thông tin nhiễu cần phải điều chỉnh.
Trong các mô hình nghiên cứu gần đây, nghiên cứu của Ramiah và Davidson (2007) có phần lý thuyết phân tích khá chi tiết về nội tâm phản ứng con người; tâm lý nhà đầu tư phản ứng chậm, phản ứng thái quá, lỗi giá do thông tin. Do vậy tác giả chọn mô hình lý thuyết này để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu giao dịch theo cảm tính tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Để từđó nhận diện được biểu hiện và tìm kiếm những bằng chứng giao dịch theo cảm tính của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Để trả lời câu hỏi tiếp theo: Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. Nhà đầu tư Việt Nam bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm tính hay không.
Có rất bài nghiên cứu trên thế giới như: “Yếu tố quyết định tới hành vi nhà đầu tư” (Determinants of Individual Investor Behaviour: An Orthogonal Linear Transformation Approach) của Abhijeet Chandra and Ravinder Kumar, “Yếu tốảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư cá nhân” (Factor influencing individual investor Behavior: An empirical study of the UAE financial market của Hussein A Hassan Al-Tamimi),…nhưng tác giả đã chọn “Nghiên cứu thị trường về Hành vi của nhà đầu tưẤn Độ” của Học Viện Quản lý Kỹ thuật IMT do tác giả Akask Jauhari biên soạn. Do bảng câu hỏi của bài nghiên cứu rất chặt chẽ, logic, dễ dàng ứng dụng để áp dụng nghiên cứu tại thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bài nghiên cứu rõ ràng, dễ hiểu, tương đồng với nét văn hóa của người Việt Nam.
Bài nghiên cứu ở thị trường chứng khoán Ấn Độ gồm 2 Sàn Giao dịch NSE (Sàn Giao dịch Quốc Gia), BSE (Sàn Giao dịch Bombay). BSE ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước, Sàn Giao dịch chứng khoán Bombay của Ấn Độ hiện là sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất châu Á. Còn NSE ngày càng phát triển, phát đạt. Hai Sàn Chứng khoán nổi tiếng Châu Á này có biểu đồ giá khá tương đồng với Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm 2007, 2008.
Thông qua bản khảo sát dựa trên nghiên cứu của Akash Jauhari, tác giả muốn nghiên cứu hành vi mua và bán của các nhà đầu tư Việt Nam với những quan điểm, khía cạnh như: Yếu tố cá nhân, yếu tố cộng đồng, yếu tố những người thân quen và yếu tố cơ bản.