1. Tình hình chính trị
-Ngày 1/9/1939, CTTG II bùng nổ, Pháp tham chiến. 6/1940, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thù địch với cách mạng thuộc địa.
-Ở Đơng Dương, Pháp tăng cường đàn áp; thực hiện chính sách vơ vét sức, người sức của để dốc vào cuộc chiến tranh.
Tháng 9/1940, quân Nhật vào Việt Nam, Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh.
-Ở Việt Nam, phái thân Nhật ra sức truyền bá sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đơng Á, dọn đường cho Nhật đảo chính Pháp.
-Năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề ; Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Tại Đơng Dương, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sơi sục khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa.
2. Tình hình kinh tế- xã hội
+Chính sách của Pháp - Chính sách kinh tế chỉ huy: tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, kiểm sốt sản xuất và phân phối, ấn định giá cả…;Sa thải cơng nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm...
+Chính sách của Nhật : Buộc Pháp phải cung cấp lương thực thực phẩm, bắt nơng dân nhổ lúa, ngơ để trồng đay, thầu dầu; yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ. Nhật đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như mangan, sắt... Hậu quả: Những chính sách trên làm cho kinh tế nước ta điêu tàn, kiệt quệ.
b) Về xã hội :
+Chính sách bĩc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Cuối 1944 đầu năm 1945, cĩ gần 2 triệu đồng bào ta chết đĩi.
+Các giai cấp, tầng lớp đều căm thù đế quốc, phát xít, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết.
-Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng kịp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.