Trên cơ sở quy trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đã đề xuất, chúng tôi tiến hành xây dựng một số bài tập mẫu sau:
Tuần 13
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Câu 1. Câu hỏi thường có các đại từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, bao
nhiêu…Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2.Trong bài Người tìm đường lên các vì sao, câu hỏi “Vì sao quả bóng không có
cánh mà vẫn bay được?”, Xi-ôn-côp-xki tự hỏi mình hay hỏi người khác?
A. Tự hỏi mình B. Hỏi người khác
Câu 3. Trong bài Thưa chuyện với mẹ, câu hỏi “Con vừa bảo gì?”, Mẹ Cương tự hỏi mình hay hỏi người khác?
A. Tự hỏi mình B. Hỏi người khác
Câu 4. Trong bài Một người chính trực, câu hỏi “Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử?”, Đỗ Thái Hậu tự hỏi mình hay hỏi người khác?
A. Tự hỏi mình B. Hỏi người khác Đáp án: 1A, 2A, 3B, 4B.
Tuần 16
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi
Câu 1. Xếp các trò chơi sau vào ô trống thích hợp trong bảng: nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.
a. Trò chơi rèn luyện sức mạnh ……… ……… b. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo ……….. ………..
c. Trò chơi rèn luyện trí tuệ ………..
………
Câu 2. Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A tương ứng với mỗi nghĩa ở cột B:
A B
1) Chơi với lửa a) Làm một việc nguy hiểm 2) Ở chọn nơi, chơi chọn
bạn
b) Mất trắng tay
3) Chơi diều đứt dây c) Liều lĩnh ắt gặp tai họa
4) Chơi dao có ngày đứt tay
d) Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống
Câu 3. Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A tương ứng với mỗi lời khuyên bạn ở cột B:
A B
1) Chơi với lửa a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi 2) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn b) Nếu bạn em thích trèo lên
một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.
3) Chơi diều đứt dây
4) Chơi dao có ngày đứt tay
Đáp án: 1(a: kéo co, vật; b: nhảy dây, lò cò, đá cầu; c: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình), 2(1a, 2d, 3b, 4c), 3(1và 2 b, 2a).
Tuần 17
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
Câu 1. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa). Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có thể là động từ hoặc cụm động từ. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.
Theo ĐÌNH TRUNG
A. 5 B. 6
C. 7 D. 8
Câu 4. Tạo câu kể Ai làm gì? bằng cách nối cột A với cột B?
A B
1) Đàn cò trắng A. Kể chuyện cổ tích.
2) Bà em B. Bay lượn trên cánh đồng. 3) Bộ đội C. Giúp dân gặt lúa.
Đáp án: 1A, 2A, 3A, 4(1b, 2a, 3c).
Tuần 22
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của con người?
A. Thùy mị, hiền dịu, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na, đôn hậu. B. Xinh đẹp, xinh tươi, đẹp, xinh xắn, xinh xinh, thướt tha, lộng lẫy, rực
rỡ.
C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ, diễm lệ. D. Xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha, diễm lệ.
Câu 2. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên trong của con người?
A. Thùy mị, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na, đôn hậu.
B. Xinh đẹp, xinh tươi, đẹp, xinh xắn, xinh xinh, thướt tha, lộng lẫy, rực rỡ C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ, diễm lệ. D. Xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha, diễm lệ.
Câu 3. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật?
A. Thùy mị, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na, đôn hậu.
B. Xinh đẹp, xinh tươi, đẹp, xinh xắn, xinh xinh, thướt tha, lộng lẫy, rực rỡ C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ, diễm lệ. D. Xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha, diễm lệ.
Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật và con người?
A. Thùy mị, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na, đôn hậu.
B. Xinh đẹp, xinh tươi, đẹp, xinh xắn, xinh xinh, thướt tha, lộng lẫy, rực rỡ C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ, diễm lệ. D. Xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha, diễm lệ.
Câu 5. Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở trong ngoặc vào những câu đã cho:
(đẹp người và đẹp nết, mặt tươi như hoa, chữ như gà bới)
1. ……….., em mỉm cười chào mọi người. 2. Ai cũng khen chị Ba………... 3. Ai viết cẩu thả chắc chắn………
Đáp án: 1B, 2A, 3C, 4D, 5(mặt tươi như hoa, đẹp người, và đẹp nết,chữ như gà bới).
Tuần 24
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
Câu 1. Trong câu kể Ai là gì?, vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Vị ngữ của câu kể Ai là gì? thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Có mấy câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ sau:
Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
TỐ HỮU
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 4. Có mấy câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ sau:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.
TỐ HỮU
C. 4 D. 5
Câu 5. Ghép từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu Ai là gì?
A B
1) Sư tử a) Là nghệ sĩ múa tài ba 2) Gà trống b) Là dũng sĩ của rừng xanh 3) Đại bàng c) Là chúa sơn lâm
4) Chim công d) Là sú giả của bình minh
Đáp án: 1A, 2A, 3B, 4A, 5(1d, 2c, 3 b, 4a)
Tuần 25
I. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
Câu 1. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi Ai? hoặc con gì, cái gì?. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do danh từ (hoặc cụm từ) tạo thành. Đúng hay sai?
Câu 4. Có mấy câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ sau?
Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phong.
HỒ CHÍ MINH
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 5. Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?
A B
1) Bạn Lan a) Là tương lai của đất nước 2) Người b) Là người mẹ thứ hai của em 3) Cô giáo c) Là người Hà Nội
4) Trẻ em d) Là vốn quý nhất
Đáp án: 1A, 2A, 3A, 4C, 5( 1c, 2d, 3b, 4a).
II. Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Câu 1. Những dòng nào dưới đây gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm? A. Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, lễ phép. B. Gan dạ, anh hùng, anh dũng, chuyên cần, gan lì, tháo vát, thông minh. C. Chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, tận tụy, quả cảm, bạo gan. D. Gan dạ, bạo gan, anh dũng, can đảm, quả cảm, anh hùng, can trường.
Câu 2. Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B:
A B
1) Gan dạ a) (chống chọi) kiên cường, không lùi bước
2) Gan góc b) Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì 3) Gan lì c) Không sợ nguy hiểm
Câu 3. Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:
(can đảm, chú bé liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)
Anh Kim Đồng là một …….rất ……… Tuy không chiến đấu ở……., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức……. Anh đã hi sinh, nhưng……..sáng của anh vẫn còn mãi.
Đáp án: 1D, 2( 1c, 2a, 3b), 3( liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo)
Tuần 29
Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm
Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm những hoạt động được gọi là du lịch? A. Đi chơi ở công viên gần nhà.
B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh. C. Đi làm việc xa nhà.
Câu 2. Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời: A. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.
B. Đi chơi xa để xem phong cảnh.
Câu 3. Trò chơi Du lịch trên sông : Chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn để giái các câu đố dưới đây:
(sông Cửu Long, sông Lam, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, sông Đáy, sông Bạch Đằng, sông Cầu)
a) Sông gì đỏ nặng phù sa? ……….. b) Sông gì lại hóa được ra chín rồng?
………. c) Làng quan họ có con sông Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
………. d) Sông tên xanh biếc sông chi?
………
e) Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời? ………
f) Sông gì chẳng thể nổi lên Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?
……… g) Hai dòng sông trước sông sau Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào?
……… h) Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn? ………...
Đáp án: 1B, 2C, 3(a. sông Hồng, b. sông Cửu Long, c. sông Cầu, d. sông Lam, e. sông Mã, f. sông Đáy, g. sông Tiền và sông Hậu, h. sông Bạch Đằng).
Tuần 31
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Câu 1. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
PHI VĂN
A. Nguyên nhân B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn
Câu 2. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
CHU VĂN
A. Nguyên nhân B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn
Câu 3. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
NGUYỄN TRỌNG TÂN
C. Thời gian D. Nơi chốn
Câu 4. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho những câu sau:
a)..., em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. b)..., em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
c)..., hoa đã nở.
Câu 5. Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ chỉ nơi chốn. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy.
a) Ngoài đường, ...
b) Trong nhà, ...
c) Trên đường đến trường,...
d) Ở bên kia sườn núi, ... Đáp án: 1A, 2D, 3D, 4( ở nhà, ở trường,trong vườn), 5(xe cộ tấp nập đi lại, mọi người đang nói chuyện vui vẻ, em thấy mấy chú công nhân đang sửa dây điện, những chiếc xe tải đang lao nhanh).
Tuần 32
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
Câu 1. Trạng ngữ của câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thẫm.
A. Vì sao? B. Khi nào? C. Để làm gì? D. Ở đâu?
Câu 2. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
A. Nguyên nhân B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn
Câu 3. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
A. Nguyên nhân B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn Câu 4. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Tại Hoa mà tổ không được khen.
A. Nguyên nhân B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn Câu 5. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống:
a)...học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b)...bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ. c)...mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Đáp án: 1B, 2A, 3C, 4A, 5( vì, nhờ, tại vì).
Tuần 33
I. Mở rộng vốn từ: Lạc quan yêu đời
Câu 1. Nghĩa của từ lạc quan trong câu sau là gì?
Tình hình đội tuyển rất lạc quan.
A. Có triển vọng tốt đẹp
Câu 2. Nghĩa của từ lạc quan trong câu sau là gì?
Chú ấy sống rất lạc quan.
A. Có triển vọng tốt đẹp
B. Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Câu 3. Dòng nào nêu nghĩa đen của thành ngữ: Sông có khúc, người có lúc? A. Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,….là
chuyện bình thường.
B. Con người có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn,…..cho nên không nên buồn phiền, nản chỉ.
Câu 4 . Dòng nào nêu nghĩa bóng của thành ngữ: Sông có khúc, người có lúc?
A. Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,….là chuyện bình thường.
B. Con người có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn,…..cho nên không nên buồn phiền, nản chỉ.
Câu 5. Dòng nào nêu nghĩa đen của thành ngữ: Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ? A. Kiến nhỏ bé, mỗi lần tha mồi chỉ được một ít, nhưng cứ tha lâu rồi
cũng đầy tổ.
B. Con người phải biết kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.
Câu 6. Dòng nào nêu nghĩa bóng của thành ngữ: : Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ?
A. Kiến nhỏ bé, mỗi lần tha mồi chỉ được một ít, nhưng cứ tha lâu rồi cũng đầy tổ.
B. Con người phải biết kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công Đáp án: 1A, 2B, 3A, 4B, 5A,6B.
II. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
Câu 1. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi Để làm gì?, Nhằm mục đích gì?, Vì cái gì?,…. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Trạng ngữ trong câu xác định điều gì?
Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
A. Nguyên nhân B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn
Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Để tiêm phòng dịch cho trẻ, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
A. Vì sao? B. Vì cái gì?
C. Để làm gì? D. Nhằm mục đích gì?
Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
A. Vì sao? B. Vì cái gì?
C. Để làm gì? D. Nhằm mục đích gì?
Câu 5. Tìm trạng ngữ chỉ mục đích để điền vào chỗ trống: a)..., xã em vừa đào một con mương.
b)..., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. c)..., em phải năng tập thể dục.
Câu 6. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:
a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài chorăng mòn đi,……….
Theo PHẠM VĂN BÌNH
b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mồm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, ………. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
Theo PHẠM VĂN BÌNH
Đáp án: 1A, 2A, 3C, 4B, 5(để dẫn nước vào ruộng; để trở thành những người dân xây dựng đất nước sau này; để khỏe mạnh), 6(a. chuột gặm các đồ vật cứng, b. chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất).