Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn luyện từ và câu lớp 4 (Trang 62)

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

- Hình thức: Hệ thống bài tập chia thành các nhóm, các kiểu, các dạng một cách nhất quán. Trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 khi xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chúng tôi chia thành 4 dạng bài tập đó là:

 Trắc nghiệm đúng - sai.

 Trắc nghiệm điền khuyết.

 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

 Trắc nghiệm ghép đôi.

Căn cứ vào mục tiêu của mỗi bài học cụ thể trong các bài tập Luyện từ và câu lớp 4 mà chúng tôi xây dựng các bài tập sao cho phù hợp đạt kết quả cao.

- Nội dung: Các bài tập đều đựơc xây dựng theo các bài học cụ thể trong đọc hiểu của các bài tập Luyên từ và câu lớp 4. Các bài tập đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu của bài học.

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình

Hệ thống bài tập phải luôn bám sát với nội dung chương trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh khi học xong chương trình.

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà cần phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong từng bài, trong cả chương trình.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

Tính vừa sức được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ tri thức cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Bài tập đưa ra không quá dễ cũng không quá khó.

Để phát huy tính sáng tạo của học sinh thì các bài tập đựơc xây dựng phải mang tính khoa học tức là các bài tập đưa ra không nên trích nguyên câu trong sách giáo khoa, các phương án trả lời có cùng một cách viết và gần giống nhau để tăng độ nhiễu.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có theo cách hiểu đó trong bài tập nghiên cứu này, tôi cũng đã nghiên cứu ở các sách tham khảo của bộ giáo dục và một số tác giả đi trước để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của từng bài.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn luyện từ và câu lớp 4 (Trang 62)