Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố kinh tế quyết định rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63)

Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS của mô hình 6 và mô hình 7 được trình bày trong Bảng 4.9 cho thấy:

- Ngoài hai biến là tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (FL2) và biến đòn bẩy hoạt động (OL), tất cả các biến còn lại đều có quan hệ với rủi ro hệ thống của công ty ở mức ý nghĩa 1%.

- Biến tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (FL1) có quan hệ cùng chiều rủi ro hệ thống. Điều này là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu 1 của tác giả. Khi một công ty có tỷ lệ đòn bẩy nợ cao sẽ làm tăng phương sai của doanh thu

thuần và mức độ rủi ro của khoản đầu tư vốn cổ phần trong công ty. Về trực quan, chúng ta cho rằng khi hệ số đòn bẩy tăng lên, các nhà đầu tư vốn cổ phần sẽ ngày càng phải chịu nhiều rủi ro thị trường hơn, dẫn tới hệ số Beta cao hơn. Vì vậy, để tránh rủi ro hệ thống tăng, các nhà quản lý nên kiểm soát tài chính công ty bằng ý nghĩa của việc sử dụng nợ. Kết quả nghiên cứu này góp phần củng cố cho các quan điểm nghiên cứu trước đây của Olib (2008), Imanueli D. Mnzava (2009) và Kheder Alaghi (2013).

- Biến quy mô công ty có ý nghĩa thống kê trong cả 2 mô hình và có dấu hiệu tỷ lệ thuận với rủi ro hệ thống của công ty. Điều này là trái ngược với giả thuyết nghiên cứu 3 của tác giả. Nhìn chung, những công ty nhỏ có tiềm năng tăng trưởng cao hơn được xem là có rủi ro cao hơn những công ty lớn

và ổn định. Thật vậy, Slliven (1978) cho rằng các công ty quy mô lớn có

mức độ rủi ro hệ thống thấp hơn bởi vì các công ty quy mô lớn có thể kiểm soát các tác động thay đổi của nền kinh tế hiệu quả hơn các công ty có quy mô nhỏ. Đồng quan điểm trên, Titman và Wessels (1998) cho rằng các doanh nghiệp lớn có nhiều cơ hội cho việc đa dạng hóa và vì vậy họ có thể làm giảm rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, trong nghiên cứu gần đây của Chee-Wooi, Hooy và Chyn-Hwa, Lee (2010) về các yếu tố tác động đến rủi ro hệ thống của ngành hàng không tại Đông Á chỉ ra rằng các hãng hàng không có quy mô càng lớn thì rủi ro hệ thống của hãng càng cao. Kết quả ngụ ý rằng các hãng hàng không Đông Á phát triển lớn hơn sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn với rủi ro hệ thống. Khi các hãng hàng không này phát triển về quy mô thì họ sẽ lựa chọn việc mua máy bay thay vì đi thuê. Thậm chí một số hãng còn có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để tài trợ cho việc mua máy bay. Mặt tích cực của chính sách này là gia tăng lợi nhuận trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhưng nó có thể tăng rủi ro hệ thống nếu mức độ của đòn bẩy tài chính quá cao.

- Rủi ro hệ thống của các công ty Việt Nam giảm khi các công ty tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả này phù với nghiên cứu của Dilip K. Patro, John K. Wald và Yangru Wu (2000) cho rằng những quốc gia có tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ có rủi ro hệ thống thấp. Một công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu vốn lớn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn của mình. Do đó, thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó cố gắng bán cổ phần mới để huy động vốn cổ phần cần thiết, các công ty này thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra ngoài công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện. Nếu so sánh một công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao với một công ty tăng trưởng không chia cổ tức hoặc chia cổ tức rất ít, ta thấy rằng các công ty tăng trưởng có thể nhạy cảm hơn với các hoạt động kinh tế trong tương lai. Do đó, tác giả kết luận rằng công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ có rủi ro hệ thống thấp.

- Biến giá trị vốn hóa thị trường mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong cả hai mô hình 6 và mô hình 7. Như vậy, khi giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường tăng thì rủi ro hệ thống sẽ giảm.

- Tỷ lệ lạm phát và rủi ro hệ thống của công ty có mối quan hệ ngược chiều. Điều này là không phù hợp với thực tế đã biết. Chúng ta biết rằng rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư, lạm phát càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng nếu nhà đầu tư không tính toán lạm phát vào tỷ suất sinh lợi mong đợi. Vì vậy, tác giả cho rằng kết quả này có thể bị sai lệch do việc nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát biến động hết sức bất thường. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn 2008 – 2012 là 13.36% cao hơn so với tỷ lệ lạm phát trung bình trong 10 năm qua là 10.18% và tỷ lệ lạm phát của từng năm, trừ năm 2008 và 2011. Ngoài ra, tác giả cho rằng khi hoạt động trong một nền kinh tế có lạm phát cao, các công ty có xu

hướng thực hiện nhiều các biện pháp phòng ngừa rủi ro hơn cho nên làm giảm rủi ro của công ty.

Bng 4.9: Kết qu hi quy GLS ca mô hình 6 và 7 (Loi b biến GD)

MÔ HÌNH 6 MÔ HÌNH 7

Beta 2 Coef. P > |z| Coef. P > |z|

FL1 hoc FL2 0.027 0.000 -0.016 0.395 OL 0.005 0.159 0.007 0.077 SIZE 0.078 0.000 0.087 0.000 DIV -0.396 0.000 -0.483 0.000 MC -0.540 0.000 -0.560 0.000 I -3.208 0.000 -3.309 0.000 _Cons 10.885 0.000 11.235 0.000 Ngun: Tác gi tính toán

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ HN CH CA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố kinh tế quyết định rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63)