Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố kinh tế quyết định rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50)

Để xem xét các yếu tố tác động đến rủi ro hệ thống của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả sử dụng các mô hình hồi quy theo dữ liệu bảng. Trong đó, biến phụ thuộc là biến rủi ro hệ thống của công ty được giải thích bởi các biến độc lập, đó là các biến tài chính và các biến kinh tế vĩ mô đã được đề cập ở trên.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được như giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation), giá trị tối thiểu (Min), giá trị tối đa (Max).

Ma trận tương quan sẽ được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập. Nếu tương quan cặp giữa các biến giải thích cao (lớn hơn 0.8) tức là có hiện tượng

đa cộng tuyến, thì tác giả tiến hành so sánh R2 của 2 mô hình hồi quy sau khi loại bỏ 1

trong 2 biến có hệ số tương quan cao để chọn ra biến có thể giải thích cho mô hình tốt hơn.

Trong phần một, tác giả chỉ sử dụng phương pháp hồi quy OLS để xem xét mối quan hệ giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc trong mô hình 3 và mô hình 4.

Trong phần hai, tác giả sử dụng cả 3 phương pháp OLS, FEM, và REM để ước lượng cho mô hình hồi quy. Nếu việc phân tích ma trận tương quan cho thấy có các cặp biến có hệ số tương quan cao (từ 0.8 trở lên), thì tác giả sẽ tác giả sẽ tiến hành hồi quy mô hình 6 và mô hình 7 theo 2 tình huống là loại một trong hai biến có hệ số tương quan cao.

Tiếp theo, tác giả sử dụng các kiểm định Likelihood (lựa chọn giữa mô hình OLS và FEM), kiểm định LM (lựa chọn giữa mô hình OLS và REM) và kiểm định Hausman (lựa chọn giữa mô hình FEM và REM) để xem kết quả của phương pháp nào là tốt trong cả 2 tình huống.

Cuối cùng, tác giả so sánh hệ số R2 của 2 mô hình để quyết định sẽ loại bỏ biến nào trong số cặp biến có hệ số tương quan cao. Mô hình nào có R2 cao hơn sẽ được

chọn. Vì R2 cao hơn chứng tỏ là biến giữ lại giải thích cho mô hình tốt hơn nên ta sẽ loại bỏ biến còn lại.

Các mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) sẽ được kiểm định về tính hiệu quả của kết quả hồi quy thông qua kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan. Nếu mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi, hoặc hiện tượng tự tương quan, hoặc có cả hai hiện tượng này thì tác giả tiến hành khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GLS.

Để hỗ trợ cho việc tính toán và phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng các phần mềm Excel và Stata 11.0

CHƯƠNG 4

KT QU NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố kinh tế quyết định rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50)