0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nguyên nhân của bất bình đẳng giới

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 51 -51 )

7. Kết cấu

3.1.3 Nguyên nhân của bất bình đẳng giới

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân:

Một là, Do ảnh hưởng của những tư tưởng lạc hậu của xã hội cũ cùng với sự biến đổi chậm chạm của ý thức xã hội, các thiên kiến giới bám rễ lâu đời trong các tầng lớp nhân dân,nên người phụ nữ vẫn bị thiệt thòi, bất bình đẳng trong xã hội và gia đình.

Phụ nữ bị ảnh hưởng của nếp gia đình truyền thống, của lối giáo dục phong kiến. Theo đó thì mối quan hệ trong gia đình truyền thống ràng buộc chặt chẽ bởi 4 mối quan hệ: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em. Trong đó nhấn mạnh 3 mối quan hệ cơ bản nhất (tam cương): vua – tôi, cha – con, chồng - vợ. Vua thay trời cai tri muôn dân cho nên tất cả phải nhất nhất nghe

lời vua; Quan hệ cha – con là quan hệ "trên bảo dưới nghe", con cái phải thương yêu nghe lời và có hiếu với cha mẹ.Quan hệ vợ - chồng phải hoà thuận yêu thương nhau, vợ phải giữ tiết cho chồng.

Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp ( họ tộc) và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp.Đi cùng các mối quan hệ đó là những quy định giao tiếp bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện. Quan niệm về một gia đình có trật tự, kỷ cương lại càng trở nên chặt chẽ và khắc nghiệt hơn trong đó quyền hành của người cha, người chồng là tuyệt đối, vị thế của người vợ, người phụ nữ rất hạn chế.

Do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến "trọng nam, khinh nữ" đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức, suy nghĩ, quan niệm cách hành xử và lối sống của một bộ phận người dân từ bao đời nay. Nhu cầu có con trai được lý giải trong văn hoá Nho Giáo từ xưa là để nối dõi tông đường. Con trai mang tên dòng họ, có trách nhiệm kế thừa và xây đắp truyền thống và danh dự của gia đình. Con trai sẽ trông nom, chăm sóc mồ mả tổ tiên. Con trai là nguồn lao động chính trong mỗi gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn.

Gia đình người Việt nói chung theo chế độ phụ quyền, có tục lệ thờ cúng tổ tiên, duy trì nòi giống, nên rất coi trọng con trai.Vì thế, đề cao vai trò của nam giới.Người đàn ông, người chồng được coi là trụ cột trong gia đình, phụ nữ đượcquan niệm là người trông bếp núc.Phụ nữ không được ghi tên trong sổ làng xã. Trong quan hệ của gia đình chỉ có người chồng mới là đại diện chính thức cho "quyền ngoại giao" đối với láng giềng, dòng họ, cộng đồng làng xã trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi hành vi giao tiếp của người vợ với bên ngoài chịu sự kiểm soát, phán xét khắc nghiệt của người chồng cũng như cộng đồng.Sự bất bình đẳng của phụ nữ về mặt nhân thân trong tục lệ làng xã còn thể hiện rõ nét trong việc làm gia phả. Tuyệt đại đa số

gia phả của các dòng họ được viết bằng chữ Hán, trong gia phả không ghi tên con gái, còn con trai được ghi chép khá đầy đủ các thông số liên quan [1; tr 53-60].

Với quan niệm" Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", con trai có quyền và ưu tiên quyền được đi học, còn con gái phải ở nhà học mẹ công việc nội trợ, bếp núc để quán xuyến gia đình khi lập gia thất.Hậu quả của quan niệm này là gây bất bình đẳng giới trên lĩnh vực văn hoá, xã hội.Biểu hiện rã nhất của tình trạng này là phụ nữ gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận quyền và hưởng thụ các quyền về văn hoá, xã hội. Tư tưởng" trọng nam, khinh nữ" dẫn tới số phụ nữ có trình độ học vấn rất ít, lại không được tạo điều kiện để tiếp cận các khoá tập huấn đào tạo kỹ thuật mới nên tay nghề và kỹ thuật của lực lượng lao động nữ vẫn còn ở mức thấp.Tư tưởng" trọng nam, khinh nữ" còn là yếu tố

khởi phát làm gia tăng tỉ số giới khi sinh.

Hai là, phụ nữ tự ti, luôn nghĩ mình là người thứ 2 trong gia đình, hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng:

Phu nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang trong thời chiến, khi quay về cuộc sống thường ngày, họ là ngưòi mẹ, người vợ hiền hậu, dịu dàng.

Phụ nữ thường hay tự ti, luôn nghĩ mình là phận yếu nên luôn hy sinh quyền lợi, bản thân mình cho chồng, cho con. Chồng luôn luôn là hàng đầu, con luôn được ưu tiên.Người vợ tần tảo làm công việc gia đình nhưng họ cũng luôn hoàn thành những công việc ngoài xã hội.Họ luôn luôn là hậu phương vững chắc tạo điều kiện cho chồng thăng tiến, hoạt động tốt các công việc ngoài xã hội.

Trong gia đình, người chồng luôn là trụ cột, người phụ nữ hỗ trợ trong công việc cũng như trong gia đình.Ngưòi vợ chăm sóc, nuôi dạy con cái, làm các công viêc gia đình.

Ba là, Do những định kiến về giới:

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa phụ nữ và nam giới không có sự khác biệt về mặt xã hội, mà chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, trong thực tế cho đến bây giờ các định kiến về giới vẫn còn tồn tại và ccó thể gặp ở nhiều nhóm xã hội cả phụ nữ và nam giới, cả trong cán bộ lãnh đạo- những người có vai trò quyết định đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với phụ nữ và người dân. Vậy thế nào là định kiến giới?Các định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay phụ nữ.Các quan niệm này thường sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân có thể làm. Ví dụ: Một số định kiến coi phụ nữ là phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, dịu dàng và thứ yếu.Một số định kiến coi nam giới là độc lập, mạnh mẽ, có năng lực, quan trọng hơn là người ra quyết định tốt hơn.; Hoặc " Trai anh hùng, gái thuyền quyên" hay " Trai tài, gái sắc".Trong thực tế, những đặc điểm tính cách này

không chỉ của riêng nam giới hay phụ nữ, mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể mang những đặc điểm này. Tuy nhiên, những đặc tính đó lại thường được gán cho nam hay nữ dưới góc độ phê phán và làm cho họ bị thiệt thòi xét theo một khía cạnh nào đó.

Quan niệm người chồng là trụ cột gia đình đã gây áp lực cho nam giới phải cố gắng phấn đấu để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, trong khi phụ nữ dễ bị tư tưởng cầu an, chỉ tìm kiếm các công việc nhẹ nhàng, thu nhập thấp để dành thời gian chăm sóc chồng con, dẫn tới sự tự nguyện bị lệ thuộc, chi phối của chồng về mọi mặt.

Tuy định kiến giới gây bất lợi cho cả nam và nữ, nhưng định kiến giới thường đặt phụ nữ ở thế bất lợi nhiều hơn nam giới, sự bất lợi đó thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một trong những định kiến giới biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai trò của gia đình, coi nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con

cái là của phụ nữ.Đáng chú ý là hiện nay nhiều người đang cổ vũ cho tư tưởng đưa phụ nữ trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó nhiều phụ nữ đã bị hạn chế trên con đường học tập, lao động, phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp,giảm khả năng đóng góp về sức lực và trí tụê cho xã hội. Vì hầu như những người phụ nữ có chí tiến thủ phấn đấu và vươn lên trong công tác, học tập khẳng định vị thế bình đẳng đôi khi có phần vượt trội trong gia đình về thu nhập kinh tế và địa vị xã hội thường bị đánh giá là người phụ nữ có nhiều " tham

vọng hãnh tiến" và gia đình đó bị coi là "âm thịnh, dương suy".

Gánh nặng công việc gia đình đã làm cho nhiều phụ nữ không thể vươn xa trong sự nghiệp. Chúng ta đều biết ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nam giới, phụ nữ cần phải có kiến thức chiều sâu, trình độ ngoại ngữ, tin học, sự nhạy bén và lăn lộn với thực tế cuộc sống.Trong khi đó, công việc gia đình vẫn là trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ.Cũng chính vì vậy mà hậu quả là nhiều phụ nữ giỏi giang, được học hành tử tế đã phải nhường bước cho chồng và lui về chăm sóc gia đình để giữ trọn hạnh phúc. Vì những lý do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu, hoặc phấn đấu có chừng mực, chỉ ở mức độ hoàn thành việc. Đó cũng là lý do vì sao cũng được đào tạo như nhau mà nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn, được học hành đào tạo chuyên môn cao hơn.Đó cũng là nguyên nhân tụt hậu của nữ giới trong giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và cả trong lãnh đạo quản lý.

Tại không ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm lãnh đạo( ngay cả khi người phụ nữ có trình độ và kinh nghiệm phù hợp) bởi mọi người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới làm nên việc "đại sự", phụ nữ

thì chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng để có thời gian cho gia đình. Tư tưởng này không chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo và đặc biệt ngay cả trong một bộ phận phụ nữ cũng có định kiến với giới nữ của mình, coi nam

giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn là phụ nữ nên trong các kỳ bầu cử, những người gạt phụ nữ khỏi danh sách có khi không phải là nam mà lại là nữ.

3.2 Giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay:

3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội:

Trứơc tiên, cần phải nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình để họ hiểu được vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, từ đó biết giúp đỡ nhau hoàn thành được nhiệm vụ của mình.Và cần phải nâng cao nhận thức cho phụ nữ về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.Đặc biệt nâng cao kiến thức về luật pháp, chính sách, kiến thức về bình đẳng giới, khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt động lao động cũng như trong cuộc sống tinh thần, tình cảm.

Để có thể nhận thức về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.Công tác tuyên truyền về giới góp phần thay đổi biểu tượng giới.Những hình ảnh phụ nữ có thể gắn với vai trò gia đình, song cũng có thể gắn với vai trò xã hội, là bác sỹ, là nhà chính trị, nhà lãnh đạo…Hình ảnh nam giới có thể là người làm công việc gia đình, đang bế con, đang bán hàng…Những biểu tượng đó làm thay đổi nhận thức của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội mà không có sự phân định rõ ràng cho một giới nào khác.Từ nhận thức giới được thay đổi thông qua biểu tượng giới, hành vi giới sẽ thay đổi dần theo hướng tiến bộ bình đẳng nam-nữ.Một mặt chúng ta khẳng định khả năng trí tuệ của cả hai giới như nhau nhưng mặt khác chúng cũng thừa nhận sự khác biệt về giới tính để đưa phụ nữ vào đúng vị trí, làm tốt chức năng giới của mình.Bình đẳng giới không có ý nghĩa là cân bằng 50- 50 giữa nam và nữ về năng suất lao động, về những điều kiện lao động. Phụ nữ bình đẳng với nam giới về khả năng tư duy, về quyền hưởng thụ nhưng

thiên chức và điều kiện phát triển mỗi giới phải khác nhau.Phụ nữ ngày nay trong xu thế phát triển sẽ bộc lộ thêm nhiều phẩm chất mới.Tất cả những phẩm chất ấy cần được phát huy, nếu không bị định kiến trói buộc thì sẽ trở thành sự tiến bộ, phát triển và họ sẽ đóng góp được rất nhiều cho sự phát triển của đất nước.Và bình đẳng ở đây nghĩa là người phụ nữ được giải trí, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi, được chia sẻ trách nhiệm và quan trọng hơn họ cũng có cơ hội thăng tiến và phát triển như nam giới.Bình đẳng không phải là thay đổi vai, phụ nữ phải nói cứng rắn hơn, người chồng thì phải ẻo lả.

Việc tuyên truyền, vận động giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phụ nữ cần đặc biệt quan tâm đến nam giới, thay đổi những quan niệm nhận thức về người phụ nữ nhằm thúc đẩy quá trình bình đẳng giơí, đồng thời giúp chị em phụ nữ tự nhìn nhận, đánh giá lại mình và có ý thức phấn đấu vươn lên. Những người làm công tác phụ nữ phải kịp thời chia sẻ, động viên, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho phụ nữ.Khi có trình độ, có ý thức về bản thân, người phụ nữ sẽ trở thành những con người biết đấu tranh giành quyền bình đẳng trong xã hội, biết dùng kiến thức để khẳng định mình trong mọi lĩnh vực.

So với nam giới, học vấn của phụ nữ Việt Nam hiện nay đang còn ở mức thấp,kể cả trình độ học vấn phổ thông đến các ngành chuyên môn, kỹ thuật.Đó là chưa kể tỷ lệ phụ nữ mù chữ trong cả nước chiếm g ần 70% số người mù chữ và tái mù chữ, nhất là đối với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đây cũng là trở ngại lớn.Bên cạnh đó, lượng thông tin đến với phụ nữ còn bị hạn chế.Do đó, cần phải giáo dục và đào tạo phụ nữ ngay từ còn học phổ thông, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, cần thiết, tạo cơ hội và sự bình đẳng với nam giới về họ vấn, nghề nghiệp, đồng thời chú trọng đáp ứng đời sống văn hoá tinh thần, mở rộng các mối quan hệ xã

hội, tạo ra cơ hội cho phụ nữ phát huy năng lực của mình, người phụ nữ phải tự hoàn thiện bản thân mình.

Vẫn biết nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam là yêu chồng, thương con.Nhưng không vì thế mà cam chịu đau khổ, nhẫn nhịn những bất công trong xã hội. Để cho xã hội công bằng hơn, văn minh hơn, việc giáo dục bình đẳng giới không chỉ dừng lại ở tuyền truyền giáo dục cho phụ nữ mà nguyên nhân sâu của vấn đề bất bình đẳng giới là do người đàn ông chịu từ bỏ những quan niệm, định kiến phong kiến của xã hội cũ, không thừa nhận quyền phụ nữ.Vì vậy, việc giáo dục phải nhằm thẳng vào những chỗ khó nhất ấy để làm sao phá vỡ những định kiến.

Cần giáo dục để thay đổi tư tưởng‘‘trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt, các bé gái trong gia đình ít nhận đư ợc sự quan tâm của các thành viên trong gia đình so với bé trai. Đã đến lúc nhận thức lại vấn đề này một cách nghiêm túc trên quan điểm của sự phát triển bình đẳng giới.Các bé trai và bé gái trong gia đình được phát triển một cách toàn diện, đó là sự giáo dục ý thức tốt nhất vềbình đẳng giới cho cả bé trai và bé gái, giúp cho các em có nhận thức đúng về bình đẳng giới. Đồng thời giáo dục tư tưởng‘‘trọng nam, khinh nữ” còn góp phần làm giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trong gia đình.Nhờ đó người phụ nữ được giải phóng khỏi công việc gia đình, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và do đó có điều kiện chăm sóc tốt con cái hơn.

Ngoài ra, cần phải nâng cao công tác tuyên truyền, vận động giúp người dânđặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần góp phần xây dựng một nhận thức đúng trong xã hội về vai trò người phụ nữ trong gia đình.Cần xác

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 51 -51 )

×