7. Kết cấu
2.2.1.1 Trong lĩnh vực kinh tế
Có thể nói, bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.Trong lĩnh vực kinh tế đã có sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ quan quản lý, lãnh đạo trong hoạt động kinh tế, trong các ngành nghề kinh doanh.Việc làm cho phụ nữ đã được quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong đọ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm xuống còn 5,29%.Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được sự thay đổi khá lớn về xoá bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á.
Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn những hạn chế.Nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hoá toàn diện và triệt để trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số quy định được ban hành nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủ mạnh để thực hiện.Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong hoạt động kinh tế còn khá cao ( phụ nữ chưa bằng 1/3 nam giới). Tỷ lệ nữ là lao động phổ thông và công nhân chưa qua đào tạo cao hơn 1,5 lần.Lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ bằng 42% so với lao động nam giới.
Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, người phụ nữ bị thiệt thòi hơn khi mà nam giới có nhiều thuận lợi trong các yếu tố tâm, sinh lý, lại còn có các ưu thế vượt trội về các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Ở mỗi cấp độ học vấn, nam giới cũng có thu nhập trung bình cao hơn phụ nữ. Thu nhập bình quân của nữ giới bằng 79% so với lao động nam. Trong khi đó thời gian, số giờ lao động của phụ nữ thông thường là 62h trong một tuần thì nam giới chỉ có 40h trong một tuần.