0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

7. Kết cấu

2.2.1.2 Trong lĩnh vực chính trị

Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới nhưng tỷ lệ trung bình phụ nữ tham gia trong cơ quan lập pháp của các nước chỉ chiếm 16%, đại sứ tại Liên hợp quốc là 9% và 7% trong nội các chính phủ các nước.

Trong số trên 190 quốc gia trên thế giới thì chỉ có 7 quốc gia có người đứng đầu chính phủ (Tổng thống hoặc Thủ tướng) là phụ nữ.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị như quyền bầu cử, ứng cử,tham gia vào các hoạt động quản lý Nhà nước nhưng vẫn còn khoảng cách chênh lệch giưa nam giới và nữ giới trong lĩnh vực này.

Nâng cao vị thế của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội nói chung cũng như trong thực hiện bình đẳng giới. Phụ nữ tham gia vào các cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp để xây dựng, thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện các quyết sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

Ở Việt Nam ta, ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố :" Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;trong những quyền ấy,có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn nhân

dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điều 1)."Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện"( Điều

Kể từ mùa thu lịch sử đó, cùng với dòng chảy của lịch sử dân tộc, Việt Nam đã có 4 bản Hiến pháp (1946, 1956, 1980, 1992).Hiến pháp năm 1992 quy định:"Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mặt chính trị, kinh

tế,, văn hoá, xã hội và gia đình.Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ"(Điều 63)

Trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số...và không thể không nhắc đến là Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới, điều 11 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; Bình đẳng trong việc tự ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội...

Luật Bầu cử Quốc hôi, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp cũng quy định phụ nữ có quyền bầu cử, ứng cử cũng như cơ chế để đảmm bảo phụ nữ được thực hiện những quyền đó.

Kết quả bầu cử Quốc hội

KhoáQuốc hội Năm Đại biểu nữ (%)

IX 1991-1996 18,5

X 1996-2001 26,2

XI 2001-2006 27,31

XII 2006-2011 25,76

Đây là tỷ lệ cao qua các kỳ bầu cử Quốc hội và đã đưa Việt Nam thuộc hàng nước có tỷ lệ đại biểu nữ trong cơ quan lập pháp cao nhất ở châu Á và cũng như trên thế giới (trên 25%).

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nước ta cao hơn hẳn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực.

Theo Inter Parliamentary Union thì Việt Nam đứng thứ 37 trong tổng số 188 nước trên thế giơí về tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp (tính đến ngày 31.01.2011).

Từ năm 1999 đến nay, Việt Nam luôn có nữ Phó chủ tịch nước.Tỷ lệ phụ nữ là bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng cũng tăng lên. Tại các cấp đia phương, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng được tăng lên và nơi có nữ chủ tịch.

Chính phủ cũng có các cơ quan chuyên trách chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của phụ nữ như Vụ Bình đẳng giới( Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Vụ Gia đình( Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em( Bộ Y tế)...Đặc biệt là Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được thành lập từ năm 1985 với tổ chức từ trung ương tới địa phương có chức năng trong nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị rộng lớn dành cho phụ nữ hành động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ.Tổ chức nàyhoạt động rộng khắp trên cả nước từ trung ương tới địa phương và tận cấp cơ sở với các chi hội phụ nữ.

Không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị cũng được tăng lên về trình độ và năng lực quản lý. Rất nhiều phụ nữ đã trở thành các nhà lãnh đạo, quản lý, nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các cơ quan mà mình tham gia.Với những tính cách ưu việt của người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc.

2.2.1.3 Trong lĩnh vực văn hoá:

Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc

biệt quan trọng.Theo Người: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi , văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được;có thực mới vực được đạo;xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy.Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế;văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.

Văn hoá được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của xã hội, giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, biết gạn đục khơi trong, nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, biết chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình.Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương cho mọi thế hệ noi theo.

Với nhận thức, văn hoá có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm: “nước ta là một nước dân chủ, địa

vị cao nhất là dân”.Vì vậy, văn hoá cũng phải thấm nhuần sâu sắc quan

điểm:vì nhân dân phục vụ và phát huy sứ mạng của toàn dân làm văn hoá. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá nước ta.Nó mãi mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá nước ta.

Trong công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, nâng cao và phát huy vai trò lớn của người phụ nữ là tăng cường sức mạnh nội sinh trên con đường xây dựng gia đình lo ấm, bình đẳng, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ, làm cho gia đình thực sự là tế bào khỏe mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đảng và Nhà nước ta cần có chính sách văn hóa phù hợp, có các văn bản pháp luật để hướng dẫn cụ thể việc thi hành chính sách văn hóa.

2.2.2 Trong gia đình:

2.2.2.1 Mối quan hệ vợ chồng, con cái:

Mối quan hệ bình đẳng dân chủ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và trách nhiệm nuôi dạy con cái. Người mẹ ngày nay phần lớn đi làm kiếm tiền nuôi con cái như người cha.Đồng thời, người mẹ thường phải làm nhiều công việc nội trợ gia đình, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là lúc con còn nhỏ tuổi.

Cách đối sử bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là yêu cầu của thời đại, đồng thời là tấm gương hàng ngày diễn ra trước mắt con cái. Cần tạo điều kiện để con cái biết ơn, yêu thương, gần gũi cả cha và mẹ. Nhiều gia đình do thái độ không đúng của người cha đã khiến con cái yêu thương mẹ mà rất sợ cha. Chúng tìm thấy sự che trở của người mẹ mà không phải ở người cha hay ngược lại.Có những gia đình do đối sử không bình đẳng giữa các con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả và con út cũng để lại những ấn tượng không

tốt đối với con cái, đã có sự so đo ti nạnh và ghen ghét giữa anh em với nhau ngay cả trong gia đình.Đó là lỗi tại cha mẹ.

Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đang phát triển trong quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.Những người chủ gia đình, cha mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia đình.Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất ý kiến với nhau. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và sự cần thiết quan tâm tới mọi người trong gia đình.

Cấu trúc gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, gia đình 2 thế hệ là phổ biến, các hình thức tổ chức gia đình cũng rất đa dạng, nhưng hơn bao giờ hết, chúng ta cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống. Đó là đức từ giữa cha mẹ đối với con cái. Đó là lòng chung thủy giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em trong một nhà.Gia đình sống với nhau có nghĩa, có tình, êm ấm, thuận hòa.

Quan hệ vợ chồng là quan hệ bình đẳng, dân chủ. Họ cùng đi làm, cùng lao động nuôi dạy con cái, làm công việc nội trợ trong gia đình. Nhưng đã là việc gia đình, nhiều khi nhỏ nhặt, bất thường xảy ra, vì thế không nên quan niệm đó là sự phân công rạch ròi, cứng nhắc giữa vợ và chồng, mà cần có tinh thần tương trợ lẫn nhau cả quyền lợ và trách nhiệm.Vợ và chồng phải cùng góp sức, tư nguyện, tự giác để đảm bảo cuộc sống ổn định, êm ấm của gia đình. Điều quan trọng là vợ chồng biết tôn trọng và kính nể nhau, quan tâm đến nhau, sống chung thủy với nhau, lấy tình nghĩa làm chỗ dựa, cùng phấn đấu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Cha mẹ cần đảm bảo quyền tự do dân chủ của con cái nhưng cũng không dung túng sự hỗn láo, không nghe lời cha me, tùy ý muốn làm gì thì

làm.Các bậc cha mẹ phải luôn có thái độ đúng mực, dù con còn nhỏ hay đã lớn; Biết chú ý lắng nghe ý kiến của con, cân nhắc đúng sai, không dùng uy quyền áp đặt một cách vũ đoán; Đồng thời, làm đúng trách nhiệm của mình, giúp con cái nhận thức được cả hai mặt quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình.

2.2.2.2 Mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu:

Tính đến năm 1999, cả nước có khoảng 9 triệu người già từ 60 tuổi trở lên, chiếm trên 10% dân số, trong đó số người già sống trong gia đình có 3 thế hệ là 54,4 %. Như vậy, cả nước có trên 3 triệu hộ gia đình có ông bà, cha mẹ và con cái cùng sinh sống.Việc chăm lo mọi mặt cho bố mẹ già trong gia đình, trước hết phải kể đến vai trò của người phụ nữ.

Một điều dễ nhận thấy là từ khi đất nước đôỉ mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã đem lại cho đời sống nhân dân một bầu không khí mới dân chủ ngày càng được mở rộng trong cuộc sống xã hội, do đó trong quan hệ gia đình, nhất là quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, cũng được cởi mở hơn rất nhiều so với trước đây.

Trong gia đình Việt Nam trước đây, việc chăm sóc bố mẹ già thường phụ thuộc vào mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu. Bởi vì , trong nhiều mối quan hệ khác trong gia đình( như cha mẹ- con cái, ông bà- con cháu, với anh chị em họ hàng, làng xóm…) nhiều khi lại phụ thuộc vào mối quan hệ đặc biệt này, mối quan hệ mà người ta thường coi là mối quan hệ” bất hòa”.

Một xã hội phát triển là một xã hội trong đó thực hiện đấy đủ và hài hòa các mối quan hệ giữa người với người, một xã hội ở đó con người không những được sống ấm no về vật chất, mà còn được sống trong tình yêu thươngvà quý trọng giữa các thành viên trong gia đình và với xã hội. Gia đình Việt Nam là một nhóm xã hội đặc thù, được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hóa – văn hóa gia đình.Nếu như văn hóa gia đình chiếm một vị trí hàng

đầu trong sự phát triển xã hội thì vai trò của người phụ nữ chiếm vị trí trung tâm của văn hóa gia đình.

2.3 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay: đổi mới ở nước ta hiện nay:

Ngày nay, khi đất nước đã bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, vấn đề nam nữ bình đẳng lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, hy sinh to lớn, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc;trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay, chị em tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ được Đảng và Nhà Nước ta vân dụng và phát triển một cách toàn diện trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang đồng thời triển khai 2 đạo luật về bình đẳng giới và chống bạo hành gia đình chính là thực hiện tư tưởng của Bác Hồ trong sự nghiệp đổi mới- hội nhập xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh và hạnh phúc.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO BÌNH ĐẲNG GIỚI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1 Thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới

3.1.1 Thực trạng

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Từ lâu, gia đình đã trở thành một giá trị xã hội có tầm quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam. Sự bền vững của gia đình Việt Nam trong truyền thống được duy trì bằng sự hài hoà tình nghĩa, đó là sự độ lượng của người cha, lòng nhân từ của người mẹ, sự thảo hiền của con cái.Trong gia đình mọi người ứng xử với nhau bằng lễ, bằng nghĩa, bằng tình.

Tuy nhiên trong những năm gần đây dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt


Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

×