Thực trạng của bất bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)

7. Kết cấu

3.1.1 Thực trạng của bất bình đẳng giới

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Từ lâu, gia đình đã trở thành một giá trị xã hội có tầm quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam. Sự bền vững của gia đình Việt Nam trong truyền thống được duy trì bằng sự hài hoà tình nghĩa, đó là sự độ lượng của người cha, lòng nhân từ của người mẹ, sự thảo hiền của con cái.Trong gia đình mọi người ứng xử với nhau bằng lễ, bằng nghĩa, bằng tình.

Tuy nhiên trong những năm gần đây dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nâm nói riêng đang có nguy cơ mai một dần. Một số giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam đã được nhìn nhận theo một cách khác. Đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và Việt Nam đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình-hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ.

Ở Việt Nam, bạo hành đối với phụ nữ diễn ra ở mọi nơi không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở các đô thị, không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao.Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2000- 2005 toà án các địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ án liên quan tới lĩnh vực hôn

nhân gia đình, trong đó có tới 186.054 vụ ly hôn...Riêng Hà Nội, giai đoạn 1997- 2005 trong số 7.372 vụ ly hôn thì có tới 1/3 số vụ người vợ không chịu nổi sự ngược đãi của chồng nên đã đứng đơn ly hôn.

Nhiều cuộc điều tra đã thống kê mỗi một năm có khoảng 2,5 triểu trẻ em ít nhất một lần bị cha mẹ đánh đập. Ước tính cứ 6 phụ nữ thì có 1 người bị chồng đánh đập, hàng năm có tới 2- 3 triệu phụ nữ bị hành hạ. Con số này còn tăng lên nhiều hơn nếu tính cả trường hợp bị chồng chửi mắng, sỉ nhục.

Người phụ nữ khi là nạn nhân của nạn bạo hành không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị hành hạ về tinh thần như bị đe doạ, lăng nhục. Điều đó khiến họ phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vây, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái.

3.1.2 Những vấn đề đặt ra và những thách thức của vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay:

Một là, về vai trò của bình đẳng giới ở Việt Nam và mối quan hệ với công cuộc phát triển.Đây là vấn đề hết sức cơ bản và then chốt.Tuy nhiên, đôi khi nó lại bị lãng quên trong các cuộc trao đổi về chủ đề phát triển.

Để đạt thành công trong công cuộc phát triển chúng ta cần xem xét và quan tâm thỏa đáng tới các vấn đề giới bởi vì phụ nữ và nam giới có những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống.Họ có nhu cầu và nguyện vọng khác nhau và tác động của chủ trương, chính sách đến với họ là không như nhau.

Sự nghiệp phát triển chỉ có thể thành công và mang tính bền vững khi các nhu cầu, nguyện vọng và mối quan tâm của phụ nữ cũng như nam giới được tính đến trong mỗi công trình phát triển.

Chúng ta cùng nhau phấn đấu cho bình đẳng không chỉ bởi vì đó là vấn đề quyền cơ bản của con người.Thực tế đã cho thấy, bất bình đẳng giới tác

động sâu sắc tới chất lượng cuộc sống người dân, làm trầm trọng thêm nạn đói nghèo và hạn chế nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Như vây, rõ ràng bình đẳng giới không chỉ là vấn đề phụ nữ. Vấn đề là làm sao để toàn xã hội nhận thức đầy đủ vai trò và đóng góp của phụ nữ và nam giới, tạo cho phụ nữ các điều kiện và cơ hội bình đẳng như nam giới trong tiếp cận, tham gia và hưởng thụ các thành quả của công cuộc phát triển.

Ngay từ khi ra đời vào năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình quyền.Chủ trương đó đã được nhà nước và nhân dân kiên trì thực hiện một cách nhất quán.Ngày nay trong công cuộc đổi mới vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ trở thành một mục tiêu

quan trọng.Nghị quyết số 23 ngày 12.3.2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đoàn kết toàn dân tộc đã nêu rõ :"Tiếp tục nâng cao nhận thức của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác phụ nữ về vấn đề bình đẳng giới;khẩn trương thể chế hóa các chủ trương của Đảng trong luật pháp, chính sách;lồng ghép giới trong quá trình thực hiện các chương trình và kế hoạch chung..."

Với bản Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt với 5 mục tiêu và 20 chỉ tiêu nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực.Đặc biệt, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Chính phủ Việt Nam công bố tháng 5.2002 đã xác định rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích phát triển con người và bình đẳng giới.Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ

Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ về xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và bình đẳng giới.

Hai là, Những thành tựu và thách thức đặt ra đối với sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam:

Theo báo cáo về phát triển con người năm 2003 của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, trong số 175 nước, Việt Nam xếp thứ 128 về thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó xếp thư 109 về chỉ số phát triển con người và xếp thứ 89 trong 144 nước về chỉ số phát triển thế giới.Như vây, có thể nói không có chênh lệch giữa chỉ số phát triển giới và chỉ số phát triển con người và Việt Nam thuộc nhóm có thành tựu tốt nhất về bình đẳng giới trong khu vực Đông Nam Á.Điều đó thể hiện qua các con số sau :

Phụ nữ chiếm 48% lực lượng lao động xã hội và có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Bình đẳng giới về cơ bản đã đạt được trong giáo dục tiểu học.Tỷ lệ nữ sinh viên đại học đat 44%.

Tuổi thọ bình quân nữ giới đạt 73, nam giới đạt 70.Số con trung bình của một phụ nữ là 2, 28.Tỷ lệ chết mẹ là 95 trong 100.000 trẻ đẻ ra sống.

Việt Nam hiện dẫn đầu Châu Á và xếp thứ 13 thế giới về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội là 27, 31%.

Phong trào phụ nữ lớn mạnh, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội với vai trò trung tâm là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hiện nay, Hội có hơn 11 triệu hội viên và cơ sở Hội ở tất cả các tỉnh thành, quận huyện và xã phường trong toàn quốc.Phụ nữ Việt Nam đã đi đầu và có đóng góp to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, kiềm chế mức tăng dân số, xây dựng gia đình theo chuẩn mực:"No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", bảo tồn và phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Có thể nói rằng, những thành quả to lớn về giải phóng phụ nữ có được trước hết là nhờ ở chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng nam nữ.Phụ nữ Việt Nam tự hào và không ngừng phát huy truyền thống của Bà Trưng, Bà Triệu- những vị anh hùng dân tộc.Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo thêm các điều kiện và cơ hội để chị em tham gia đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển đất nước.Trong những năm gần đây, vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư hơn. Cụ thể :

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định tỷ lệ đại biểu nữ thích đáng tham gia Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho thành lập Trung tâm phụ nữ và Phát triển và hàng năm cấp kinh phí hoạt động cũng như tổ chức các công trình nghiên cứu về phụ nữ và giới. Chính phủ đã đầu tư hơn 90 tỷ đồng cho việc xây dựng trung tâm này.

Để phát huy vai trò và vị trí của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản lý nhà nước. Tháng 3.2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19 thay thế Quyết định 163, trong đó quy định cụ thể hơn trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tạo điều kiện cho các cấp Hội phụ nữ hoat động và tham gia quản lý Nhà nước.

Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang chủ trì việc tổng kết công tác cán bộ nữ trong tình hình mới trong phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo Hội xây dựng đề án thành lập Học viện cán bộ phụ nữ.

Trong năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thành lập Quỹ giải thưởng phụ nữ Việt Nam để tôn vinh vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cho phép các tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp thành lập các giải thưởng cho các trẻ em nghèo vượt khó , trong đó có trẻ em gái. Đến nay đã có hàng nghìn em gái nhận giải thưởng này.

Tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hôi khóa IX, vấn đề bình đẳng giới đã được quan tâm xem xét trong một số luật sửa đổi, bổ sung.Cụ thể :

Luật đất đai sửa đổi đã quy định trong khoản 3 điều 48 về việc cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và chồng.

Tại điều 14 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân sửa đổi đã quy định có tỷ lệ đại biểu nữ thích đáng trong Hội đồng Nhân dân 3 cấp.

Đăc biêt, lần đầu tiên dự án Luật bình đẳng giới đang được Quốc hội xem xét, bổ sung đưa vào chương trình luật pháp của Quốc hội. Tuy mới là đề xuất nhưng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đại biểu và nhân dân.

Những thách thức đối với sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Cách biệt giới trong giáo dục: cứ 3 người dân mù chữ thì 2 trong số đó là phụ nữ.Số năm đi học bình quân của nữ giới là 5,3, của nam giới là 6,3. Đa phần trẻ em bỏ học sớm là em gái vì phải lao động giúp gia đình, ở một số vùng núi cao, tỷ lệ em gái đến trường chỉ khoảng 15%.

Về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ : chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện của chị em.Chỉ có khoảng 6% nam giới có gia đình sử dụng bao cao su. Tình trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, suy nhược cơ thể do lao động quá sức vẫn còn phổ biến ở các vùng nông thôn.

Về lao động và việc làm :vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng thiếu việc làm, việc làm chưa đủ trang trải cuộc sống và thiếu bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động.

Thu nhập bình quân của người lao động nữ vào khoảng 78% của nam giới.Một số bất cập trong cơ chế, trong đó có quy định tuổi hưu, áp dụng Luật đất đai...gây thiệt thòi cho một bộ phận lao động mà hiện nay nhà nước đang tích cực tìm biện pháp khắc phục.

Về tham gia quản lý, lãnh đạo: nhìn chung tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo các cấp, các ngành còn thấp so với chỉ tiêu đề ra và chưa tương xứng với năng lực thực tế của chị em. Trong đó, ở một số vị trí tỷ lệ nữ khá thấp như các cấp chính quyền cơ sở, một số cấp ủy Đảng, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, doanh nghiệp.

Các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng tới các mặt đời sống phụ nữ, trong đó bức xúc nhất phải kể tới nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, mại dâm, ma túy, HIV/AIDS...

Một số thách thức nữa không chỉ đối với Việt Nam mà khá phổ biến trên thế giới đó là việc chuyển từ nhận thức, cam kết chính trị tới hành động cụ thể vì bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.Không phải ngẫu nhiên mà cách đây 50 năm lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã cho rằng thực thi quyền bình đẳng nam nữ là một công việc vô cùng khó khăn, phức tap.Người nói :"vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại và đã ăn

sâu vào đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội".Việc xóa bỏ thói quen ngàn đời đó thực sự là một cuộc cách mạng khá to và khó " vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu".Vũ lực của cuộc cách mạng này chính là những tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật của các quốc gia và phải "cách mạng từng người, trong gia đình đến toàn dân".[7; tr 225]

Những năm gần đây, ở Việt Nam đã thực sự diễn ra một quá trình chuyển đổi nhận thức và phương pháp tiếp cận về công tác phụ nữ. Nếu trước đây phụ nữ được coi là đối tượng ưu tiên, được hưởng các chính sách phúc lợi ưu đãi và các khoản trợ cấp thì hiện nay chủ trương lồng ghép yếu tố giới vào mọi khía cạnh của chu trình chính sách. Mục đích là để đảm bảo rằng các vấn đề giới và mối quan tâm của phụ nữ và nam giới đươc giải quyêt một cách thấu đáo trong quá trình soan thảo, ban hành, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá các chính sách, chương trình, dự án của mọi ngành,mọi cấp.Phương pháp tiếp cận lồng ghép giới rõ ràng cho phép chúng ta đề cập vấn đề phụ nữ một cách tổng thể và hiệu quả, giúp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, dân chủ hóa đời sống xã hội vì bình đẳng và phát triển bền vững.Vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là phải làm cho các cấp, các ngành, các nhà lãnh đạo và toàn xã hội quán triệt được mục đích yêu cầu của hoạt động này, nâng cao năng lực lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi trở thành một chủ đề xuyên suốt trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

3.1.3 Nguyên nhân của bất bình đẳng giới:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân:

Một là, Do ảnh hưởng của những tư tưởng lạc hậu của xã hội cũ cùng với sự biến đổi chậm chạm của ý thức xã hội, các thiên kiến giới bám rễ lâu đời trong các tầng lớp nhân dân,nên người phụ nữ vẫn bị thiệt thòi, bất bình đẳng trong xã hội và gia đình.

Phụ nữ bị ảnh hưởng của nếp gia đình truyền thống, của lối giáo dục phong kiến. Theo đó thì mối quan hệ trong gia đình truyền thống ràng buộc chặt chẽ bởi 4 mối quan hệ: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em. Trong

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)